Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Wednesday, September 16, 2015

Con đường từ Dân sinh đến Dân chủ


  • 16 tháng 9 2015
Trước tòa nhà Reichstag tại Berlin (Đức), một bức tường đuợc dựng lên, biểu tượng cho Cảng Gdansk, nơi sinh ra Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, với dòng chữ:
“Tưởng nhớ cuộc tranh đấu của Công đoàn Đoàn kết vì tự do và dân chủ, cùng với sự đóng góp của Ba Lan vào việc thống nhất nước Đức và châu Âu”.
Cách đây 35 năm, ngày 17 tháng 9 năm 1980, Công đoàn Đoàn kết Ba Lan ra đời.
Sau 9 năm, dưới sự lãnh đạo phong trào đấu tranh của Công đoàn Đoàn Kết, chế độ cộng sản Ba Lan đã chuyển hoá từ độc tài toàn trị qua thể chế dân chủ, tự do.
Tiếp theo Ba Lan, các chế độ cộng sản tại Tiệp Khắc (cũ), Hungary, Bulgaria, Romania, Albania... lần lượt bị sụp đổ và bức tường Berlin ngăn Đông-Tây cũng bị sụp theo hiệu ứng domino.

Yêu sách Dân sinh

Chuyến hành hương về Ba lan từ ngày 02 đến ngày 10/06/1979 của Giáo hoàng John Paul II đã thổi một luồng sinh khí vào dân tộc Ba Lan.
Người Ba Lan bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ, không còn sợ hãi và nhận ra rằng, họ đang bị cai trị bởi một thiểu số đang mất dần tính chính danh.
Hầu như mọi người Ba Lan đều xem chuyến về thăm quê hương của Giáo hoàng John Paul II là điềm báo tin tức tốt lành.
Họ tin rằng lời của Giáo hoàng gọi Đức Chúa hiển linh để canh tân diện mạo đất Ba Lan, đã được nghe thấy.
Đây là lý do quan trọng nhất.
Ngoài ra, sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết còn là kết quả của quá trình tranh đấu và nuôi dưỡng ý thức phản kháng.
Thế nhưng, mục tiêu đầu tiên của nguời Ba Lan trong các cuộc xuống đường là đòi hỏi cải thiện điều kiện sống và làm việc.
Năm 1956, hàng trăm ngàn người biểu tình ở Poznan, đòi cải thiện đời sống ngày càng trở nên tồi tệ.
Vào tháng 12 năm 1970, nguyên nhân trực tiếp của các cuộc đình công và biểu tình là phản đối việc tăng giá bán lẻ thịt, thịt chế biến và các thực phẩm khác.
Bắt đầu ngày 14 tháng 12, các cuộc đình công nổ ra ở Szczecin, nhà máy đóng tàu, Cảng Gdansk và Gdynia.
Nhà cầm quyền đã ban hành tình trạng khẩn cấp, lệnh giới nghiêm trong tất cả các thành phố biển và trấn áp dã man các cuộc biểu tình. Công nhân đã dùng gạch, đá chống cự, xung đột xảy ra, 41 người thiệt mạng.
Sau cuộc biểu tình này ban lãnh đạo phong trào rút ra kết luận rằng, những người công nhân tay không không thể dùng bạo lực chống lại công an, quân đội của chính quyền được trang bị vũ khí tận răng.
Cao trào biểu tình, bãi công dâng cao trong năm 1980. Ngày 17 tháng 8, Uỷ ban Đình công đưa ra 21 yêu sách với nhà cầm quyền.
Vì giai đoạn này không có phương tiện truyền thông xã hội nào, 21 yêu sách được viết lên một tấm gỗ thô và treo trước cổng số 2 của nhà máy đóng tàu Gdansk.
Cuộc đấu tranh của công nhân Gdanks được cả thế giới ngày nay ghi nhận
Năm 2003, tấm biển 21 yêu sách này được đưa vào các tài liệu có giá trị nhất thế giới của UNESCO.
21 yêu sách đòi cải thiện điều kiện sống của xã hội, yêu cầu thực hiện những thay đổi trong nền kinh tế để đất nước có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tăng trợ cấp cho gia đình có trẻ em, cải cách tuổi nghỉ hưu, chăm sóc y tế và được nghỉ làm việc ngày thứ Bảy.
Họ cũng yêu sách một số việc khác liên quan việc thực hiện các quyền hiến định, xóa bỏ những đặc quyền của đảng cộng sản và đòi đảm bảo quyền thiết lập đại diện riêng của mình trong các nhà máy và chấm dứt đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên công nhân không kêu gọi lật đổ "chính quyền nhân dân", bởi vì họ còn nhớ rất rõ sự kiện mùa xuân Praha năm 1968.
Ngày 31 tháng 08 năm 1980 tại hội trường của nhà máy đóng tàu Gdansk thỏa thuận đã được ký kết giữa Ủy ban Đình công, đại diện cho hơn 700 cơ sở và phái đoàn Chính phủ.
Phó Thủ tướng Mieczyslaw Jagielski đã đồng ý bằng văn bản bảo đảm trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấp nhận người lao động được thành lập công đoàn theo Công ước số 87 của Liên đoàn Lao động Quốc tế.
Thế là, Công đoàn Đoàn kết, tổ chức độc lập của công nhân đầu tiên trong hệ thống cộng sản, chính thức được thành lập.
Sau vài tháng, tổ chức này đã có hơn 10 triệu thành viên, bao gồm đủ các tầng lớp xã hội, công nhân, sinh viên, trí thức, công chức nhà nước...
Chính quyền Ba Lan áp dụng thiết quân luật cuối năm 1981
Nhưng không bao lâu, chính quyền cộng sản Ba Lan đã phản bội lại thoả thuận, ngày 13 tháng 12 năm 1981, ban hành tình trạng chiến tranh và đàn áp Công đoàn Đoàn kết. Gần 10 ngàn nguời bị bắt giam và xét xử trong giai đoạn 1981-1983.
Công đoàn Đoàn kết rút vào hoạt động bí mật và tiếp tục lãnh đạo các cuộc đình công, biểu tình trên toàn quốc, làm tê liệt các hoạt động kinh tế, và cuối cùng đã buộc chính quyền cộng sản phải ngồi vào "Bàn Tròn" thương lượng và chấp nhận bầu cử tự do.
Năm 2006, phát biểu tại hội trường Quốc hội Ba Lan, nơi người Việt ở nước ngoài tổ chức hội nghị để thành lập Uỷ ban Bảo vệ Công nhân, ông Tomasz Wojcik, phó Chủ tịch Công đoàn Đoàn kết, có nói rằng, tất cả các cuộc biểu tình của người Ba Lan đều đòi hỏi nhà cầm quyền thực thi các quyền được xác nhận trong hiến pháp của chế độ cộng sản.
Những đòi hỏi, yêu sách của người Ba Lan cũng dựa trên luật pháp hiện hành.
Ông Wojcik cũng cho rằng, biểu tình bạo động không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra tổn thất. Cuộc tranh đấu đòi hỏi sự khôn ngoan, bền bỉ, để buộc nhà cầm quyền phải thay đổi và chấp nhận các yêu sách dân chủ.

Bài học thực tiễn

Việt Nam hiện có trên 10 triệu công nhân, đa số làm việc trong các khu công nghiệp, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế.
Tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải thay đổi luật nghiệp đoàn
Tuy nhiên họ bị bóc lột thậm tệ, điều kiện làm việc khắc khổ và đồng lương quá thấp.
Đây là lực lượng của những người lao động có chung một hoàn cảnh khó khăn, dễ tập hợp và đoàn kết, có thể làm thay đổi xã hội.
Việt Nam đã hoàn tất đàm phán với các quốc gia thành viên để tham gia Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chắc chắn buộc phải chấp nhận công đoàn độc lập của công nhân, dù chính quyền có thể đưa ra những luật gây khó cho việc tổ chức thành lập.
Khi có công đoàn độc lập của mình, công nhân trước hết sẽ đấu tranh bảo vệ các quyền lợi lao động, đòi cải thiện điệu kiện sống và làm việc, những lợi ích sát sườn của họ.
Nhưng, từ những đòi hỏi dân sinh ấy dần dần sẽ dẫn đến nhu cầu thay đổi môi trường chính trị.
Đình công tại công ty Pou Yuen - Tân Tạo đã có tác động lớn
Cuộc bạo loạn của công nhân tại Bình Dương hồi tháng 05/2013 đã phản tác dụng, trong khi cuộc xuống đường ôn hoà của 100 ngàn công nhân nhà máy Pou Yuen, buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải lên tiếng trấn an, còn quốc hội thì họp bàn đáp ứng đòi hỏi về chính sách bảo hiểm của người lao động.
Phương pháp tổ chức và tiến hành tranh đấu bất bạo động của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan như thế hẳn là bài học hữu ích cho công nhân Việt Nam và đất nước trên con đường tiến tới mục tiêu dân chủ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Diễn Đức từ Texas, Hoa Kỳ.

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger