Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Friday, October 30, 2015

Khi đồng minh bỏ chạy – 30 năm sau

(Tin Chosun Ilbo)

Dae-youngHồi ký của một nhà ngoại giao Hàn Quốc công bố hôm thứ Hai kể lại cách ông và một số đồng hương đên nơi an toàn sau một cuộc tẩu thoát ngoạn mục trong những giây phút cuối cùng của chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. (Hình: Cựu bộ trởng Lee Dae-Yong bắt tay người đã ra lện bắt giam ông suốt 5 năm ở Việt Nam.)
Nhà ngoại giao kể lại cuộc chạy thoát khỏi Việt Nam vào giờ chót
Giới chức thẩm quyền và dân thường vội vàng lên một chiếc trực thăng của Thuỷ quann lục chiến trong cuộc di tản khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ngày 29 tháng 4, 1975. Nguồn hình: AP
Giới chức thẩm quyền và dân thường vội vàng lên một chiếc trực thăng của Thuỷ quann lục chiến trong cuộc di tản khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ngày 29 tháng 4, 1975. Nguồn hình: AP
Hồi ký của một nhà ngoại giao Hàn Quốc công bố hôm thứ Hai kể lại cách ông và một số đồng hương đên nơi an toàn sau một cuộc tẩu thoát ngoạn mục trong những giây phút cuối cùng của chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Tập tài liệu của Kim Chang-keun, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nam Việt Nam vào thời điểm đó, đã được Bộ Ngoại giao và Thương mại giải mật, theo luật, sau 30 năm.
Tập tài liệu kể lại, vào ngày 28, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nam Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Đại sứ quán Mỹ để di tản. Vào ngày 29, nhân viên ngoại giao Hàn Quốc đến Đại sứ quán Hoa Kỳ, vì đã được cho biết là họ sẽ được cấp một chiếc máy bay. Nhưng Đại sứ quán Mỹ đã ưu tiên cho di tản công dân Mỹ bằng trực thăng, và nhân viên Đại sứ quán và công dân Hàn Quốc tiếp tục bị đẩy xuống cuối hàng đợi.
Ngày 30 tháng tư, họ đã cố gắng một lần chót dưới sự giám sát của Bộ trưởng Lee Dae-yong để được lên chuyến máy bay trực thăng cuối cùng. Nhưng Thuỷ quân lục chiến Mỹ đẩy họ trở lui bằng cách bắn lựu đạn hơi cay. Khoảng 100 công dân Hàn Quốc và nhân viên sứ quán đã bị bỏ lại Sài Gòn. Họ yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài khác giúp đỡ. Nhưng Đại sứ quán Pháp chặn không cho họ vào căn cứ của Pháp, và đại sứ Nhật Bản đã rời cuộc họp với những người Hàn Quốc nói rằng ông bị trói tay không giúp gì được. Một viên chức Đại sứ quán Nhật Bản đưa cho họ những cây viết đầu bi làm quà tặng, nói, ‘Xin đừng làm bất cứ điều gì có thể gây ra rắc rối cho chúng tôi.’
Một số nhân viên của Đại sứ quán Hàn Quốc đã quyết định tự sát hơn là rơi vào tay quân Bắc Việt và đã đi đến một bệnh viện xin các loại thuốc cần thiết (để tự sát). Họ đã bị đuổi ra khỏi bệnh viện. Bộ trưởng Lee Dae-yong đã ở lại và bị bắt giam 5 năm, cho đến 12 tháng 4, 1980.  Năm 2002 khi gặp lại cựu thù, Đại sứ Việt Nam tại hàn Quốc (2001) Dương Chính Thức,  người đã ra lệnh bắt ông vào năm 1975, ông Lee Dae-yong đã kể lại cho phóng viên Nhật báo Triều tiên,
“Tôi không chấp nhận phản bội và dù không bị tra tấn vì là một nhà ngoại giao tôi đã chuẩn bị cho cái chết. Tôi đã phải sống dưới lòng đất 297 ngày không có ánh sáng mặt trời trong một nhà tù. Tôi bị xuống cân, từ 78 kg chỉ còn 40kg.”

Nguofn: Memoir of Minister Lee Daeyong [Former Re-education Camp Prisoner] - LN775-86, Story of A Vietnamese POW In Vietnam'. Trang 9.
Nguồn: Memoir of Minister Lee Daeyong [Former Re-education Camp Prisoner] – LN775-86, Story of A Vietnamese POW In Vietnam’. Trang 9.
Ngày 3 tháng 5, một số người trong nhóm đã đề nghị tìm đường thoát ra biển theo ngả Long Hải, Vũng Tàu. Ông Kim đã đi với một số người khác, nhưng các nhân viên đại sứ quán khác ở lại vì tin rằng chọn lựa đó quá nguy hiểm. Nhóm do ông Kim dẫn đầu vượt qua nhiều khó khăn đến Long Hải lúc 2 giờ chiều; họ đã thuê một chiếc thuyền và bắt đầu chuyến vượt biển. Tuy nhiên, người lái thuyền tỏ ra bất hợp tác, vì vậy họ đã bắt nhốt ông ta và để một người trong nhóm lái tàu.
Ngày 5 tháng 5, nhóm vượt biển đã gặp được một tàu Đài Loan và xin với thuyền trưởng đưa họ đến nơi an toàn. Ban đầu vị thuyền trưởng tàu Đài Loan từ chối, nhưng họ đã nài nỉ. Viên thuyền trưởng Đài Loan sau đó cho thực phẩm và cố gắng xoa dịu họ. Sau cùng, một số người trong nhóm được phép lên tàu và những người còn lại quyết định ở lại trên thuyền nhỏ và lái theo con tàu Đài Loan.
Ngày 7 tháng Năm, thuyền trưởng Đài Loan ra lệnh cho những Hàn Quốc phải rời tàu, hứa cho nhiên liệu và nước. Họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là trở về tầu của họ.
Ngày 8 tháng 5, họ đã thấy Singapore trong tầm mắt, nhưng một tàu tuần tra đã ngăn chặn không cho đoàn người Hàn Quốc vào bãi. Cuối cùng, chỉ mình ông Kim được phép lên bờ và gặp một lãnh sự để giải thích những gì đã xảy ra. Ngày 9 tháng 5, những người còn lại ngoài khơi cũng được phép vào bờ, và ngày 11 tahnsg 5, 1975, tất cả đã trở về Seoul.
© 2015 DCVOnline


Nguồn:
– Diplomat Recounts 11th Hour Escape from Vietnam. The Chosunilbo, 15 Jan, 2008.
– Vietnamese Ambassador Forges Ties with Former Foe. The Chosunilbo, 6 Sept, 2002.

Y học và tử thần

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

death-medNhà khoa học có thể chế biến ra quả trứng với đầy đủ tính chất lượng y như một quả trứng tự nhiên, nhưng có một cái mà họ không thể làm được là trứng đó không thể ấp và nở ra con, sự sống.
Có sinh, có tử. Nguồn:  www.getthefive.com
Sinh kí tử qui. Nguồn: www.getthefive.com
Giáo Hội (Thiên chúa giáo) cấm giết người(1). Y khoa cũng cấm giết người, ngay cả trợ giúp giết người (medical assistance), mặc dù đã có lúc một ông bác sĩ đã muốn làm điều khác người cứ nhất định giúp cho người ta chết, cho dù đã phải ngồi tù mới ra.(2)
Đó là một vấn đề. Còn đây cũng là một khía cạnh của vấn đề, tại sao ta không đặt ra nhỉ? Là người ai cũng phải chết, đó là luật tự nhiên và cân bằng. Sinh ra và chết đi. Sinh kí tử qui. Biết vậy mà người ta, y giới vẫn cố cứu sống và để sống một cách đớn đau cực hình, lại còn đi xa hơn nữa…, muốn làm cho con người sống mãi, trường sinh bất tử. Vậy có phải là cãi lời Thượng đế, tạo hoá? Hay là con người vì tội lỗi nên phải đau khồ?
Thượng đế và y học, ai thắng?
Theo lòng tin của tín hữu Ki-tô, khi tạo dựng nên loài người với một người nam và một người nữ, Chúa đã phán: “…Hãy sinh con cái tràn đầy khắp mặt địa cầu và làm chủ vạn vật cùng phụng sự Thiên Chúa là chúa tề ngươi.” (SángThế Ký I, 28).
Tạo hoá đã sinh ra sự sống, nhưng tội lỗi đã phát khởi ra sự chết. Sống chết là hai thái cực đối chọi nhau.
Trải qua hàng triệu triệu năm, con người từ thời ăn lông ở lỗ đã biết chiến đấu để sống còn, nghĩa là cố gắng bảo tồn mạng sống và xa lánh cõi chết. Chiến tranh đã bộc phát, bệnh tật đã hoành hành và y học cũng phát triển. Sự sống đã được bảo vệ tối đa, nhưng tử thần cũng không ngừng hoạt động. Phải chăng giữa sự sống và sự chết có một khoảng trống vô hạn. Thượng đế và y học, ai thắng ai?
Thực vậy, y hoc đã cho ta thấy có một lỗ hổng vĩ đại giữa con người khi mà con người hoàn toàn bất lực trước tử thần. Y học tân kỳ hiện đại đã gây thắc mắc cho ta không ít về những phí tổn khổng lồ mà những con bệnh bất trị phải chịu trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Tử thần đã làm thay đổi thái độ và cách suy tư của con người về sự sống. Y học cũng gây biết bao nhiêu là thắc mắc, đặt con người vào tình trạng hoang mang không hiểu nổi những kỳ quặc của bệnh tật. Y khoa thực ra đã mang lại những thành công vượt bực ngoài sức tưởng tượng của con người, nhưng đồng thời cũng có những thất bại đau thương trong nghệ thuật chữa trị. Người ta nói: bác sĩ và người làm chính trị có cái gì giống nhau. Một chính phủ càng hứa hẹn nhiều thì càng ít gây được niềm tin nơi dân chúng, khiến người dân càng nghi ngờ càng đòi hỏi nhiều hơn. Roy Porter, nhà y sử đã nói:
“Y học đôi khi đã gặp phải những trở ngại, phiền toái không tránh nổi. Đó là cái giá phải trả cho những tiến bộ của nó và những điều sẽ xẩy ra sau đó, đôi khi chẳng thực tế chút nào cả”.
Y học là tù nhân của chính mình
Rừ sinh đến tử. Nguồn: www.stevenaitchison.co.uk
Rừ sinh đến tử. Nguồn: www.stevenaitchison.co.uk
Thực vậy, y học đã trở thành tù nhân của chính những thành công tiến bộ của mình, như porter nói,
“Khi mà con người khỏe mạnh cường tráng hơn thì cũng là lúc mà họ lệ thuộc vào y học cho đến khi những định luật về y khoa trở thành rối loạn. Khi mà y khoa tiến bộ tột đỉnh thì cũng là lúc mà quyền lợi của bệnh nhân và bổn phận của người y sĩ giao thoa. Những lo lắng thắc mắc và những cố gắng giải quyết thi nhau leo thang khi y giới cố gắng đạt đến những kỹ thuật tuyệt hảo của mình. Là người ai cũng phải đớn đau bệnh tật, và ai cũng có thể được chữa khỏi.”
Nhưng tạo hóa đã có những định luật, cái nghiệt ngã của định mệnh con người mà y học phải bó tay không cưỡng lại được. Đó chính là hậu quả của những nghiên cứu tìm tòi của y học như người lực sĩ dùng steroids chỉ mong vượt lướt qua được địch thủ trong tíc tắc đồng hồ hầu thắng cuộc đua để rồi sau đó lại đâu vào đấy.
Y học có việc để làm, tạo hóa cũng có việc phải làm
Cứu cánh của y khoa, ngay cả về phương diện siêu hình cũng ẩn tàng sâu kín bên trong những băn khoăn rối loạn, bởi vì chính y học đã cho ta thấy tử thần sẽ đến và có thể đến bất cứ lúc nào trong khoảnh khắc đồng hồ. Nhưng y khoa vẫn không ngừng nghiên cứu để thỏa mãn những ước mơ vượt thời gian, mong làm sao cho con người được khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn, trẻ mãi, không biết thế nào là tuổi già. Thật tội nhgiệp. Nói theo Sherwin Nuland là mò kim đáy biển. Y học có việc để làm, tạo hóa có việc phải làm. Cả hai đều cố gắng để rồi y khoa đã phải bó tay. Ki-tô hữu tin rằng sứ điệp mà Thiên Chúa đã gửi xuống trần thế là con người sống trường tồn nhờ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác triển nở sinh sôi mãi mãi. Nhưng y học đã không chấp nhận cái giới hạn tạo hóa đã định mà còn cố công biến đổi sự sống, bẻ cong cuộc đời làm cho con người phải chết với những đớn đau khó chịu không cần thiết. Nuland, bác sĩ giải phẫu kiêm văn sĩ đã diễn tả rất rõ ràng chi tiết, không chút tình cảm trong một tác phẩm mới nhất đầy bi thương ai oán của ông dưới nhan đề “How to die: Reflection on life’s Final Chapter”, là
“Con người vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời thường bấp bênh, đầy xáo trộn và bất ổn vì hoặc lo sợ thần chết sắp đến hoặc vì nhân tính chẳng còn nữa”.
Chết vẫn không yên
Đời người thực sự không phải chỉ bị day dứt về tinh thần mà còn đầy dẫy những khổ đau thể xác. Chết đó những vẫn không yên, đau đớn vẫn không tha. Vì tạo hóa hay vì y học? Y học, hay đúng hơn, một loại bác sĩ vẫn cố gắng làm cho vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đi vào ngõ cụt không lối thoát. 85% người già ở Hoa Kỳ ngày nay đều mắc ít nhất là một trong những bệnh như áp huyết cao, chứng cứng động mạch, tiểu đường, phì mập, bệnh mất trí ngớ ngẩn / Alzheimer’s and Dementias, ung thư hoặc giảm sức đề kháng nhiễm trùng… Khi thiết lập một đoàn quân ‘song mã’ để tiễn đưa người chết về bên kia thế giới, Nuland, với cái nhìn của con người bình thường, đã loại bỏ tất cả mọi huyền thoại về sự chết để không còn vương vấn gì đến mê tín dị đoạn, đã cho người đọc thấy những kinh hoàng hốt hoảng, đớn đau sợ hãi của con người lúc lâm chung. Đừng đọc sách của ông khi bạn lên giường ngủ. Không một tế bào, bì mô nào, cơ quan nào mà không được ông chiếu cố mang lên bàn mổ giải phẫu không thương tiếc đến độ tàn nhẫn. Bạn có biết, hay muốn biết, khi bạn tới tuổi ngũ tuần thì cứ mỗi 10 năm trọng lượng óc của bạn sẽ giảm 2% không? Nguyên sự diễn giảng của Nuland về tâm kích / Heart attack đã đủ làm cho óc bạn giảm ký rồi. Tuy nhiên nó vẫn không thấm vào đâu khi nghe diễn tả về bệnh AIDS. Ông khủng bố người đọc bằng bóng ma tử thần để buộc họ phải đối diện với thực tế thâm sâu cùng kín bên trong hơn là những phù phiếm viển vông bên ngoài của cuộc đời.
Tuy hữu hạn, ta vẫn muốn vượt hạn
Thế giới tây phương, con người y học khi quan sát đời sống của đứa trẻ sơ sinh đã nghĩ rằng đời người không có giới hạn. Nhưng Nuland thì nghĩ khác, ông tin rằng nó có một giới hạn cố hữu tự nhiên. Khi mà thời điểm đã đến thì “dù không bệnh tật hay tai nạn, cái giới hạn đó chắc chắn phải nổ tung”. Điều đặc biệt, ông nhấn mạnh, là trong y học cũng như bất cứ ở đâu, hai quan niệm đó luôn luôn căng thẳng ở hai thái cực. Một quan niệm ví như nước thủy triều cứ đến giờ là dâng lên hạ xuống đều đặn. Quan niệm kia cho rằng bổn phận của khoa học là tìm kiếm mọi phương tiện, hoàn cảnh, kỹ thuật khả dĩ hiện có để chống lại sóng thủy triều ấy, mặc dù biết rằng nó vẫn nhịp nhàng đổi mới và còn làm cho ngoại cảnh xã hội thêm vững vàng cũng như giúp cho khoa học văn minh thêm thăng tiến.
Y học và luân lý: hãy thừa nhận hình ảnh đứa trẻ nít chính là hiện thân của sự chết
Mọi y sĩ đều hiểu, cũng như Nuland hiểu, rằng y học là một nghệ thuật và cũng là một khoa học phải phù hợp với luân lý. Nhà luân lý học cũng hiểu rằng sự chiến đấu của y học chống lại bệnh tật là phải làm sao để đời sống của con người được quân bình tự nhiên. Một ám ảnh, một ước mơ để có trường sinh bất tử thật ra chỉ làm con người ăn mất ngon ngủ mất yên; họ đã không sống một cách tự nhiên thoải mái. Chấp nhận cái chết là điều kiện tiên quyết để vượt thoát ra khỏi những lo âu sợ hãi mong được cải lão hoàn đồng. Sinh học / biology đã chứng minh những điều triết học đặt vấn đề: Sinh vật, hay đúng hơn, con người mà đời sống đã vượt quá chính sự sống của họ, được thể hiện qua thế hệ trẻ. Leon Kass, một bác sĩ kiêm triết gia, đã nói:
“Hình ảnh đứa trẻ nít chính là đáp số, hiện thân của sự chết. Sự hiện diện của chúng dưới mái nhà êm ấm nhắc nhở chúng ta rằng chẳng ai có thể tự nhận mình còn thuộc về một thế hệ nào đó ở biên giới xa vời tận cùng thế giới.”
Trợ sinh hay trợ tử? Nguồn:  blog.chaelaw.com
Trợ sinh hay trợ tử? Nguồn: blog.chaelaw.com
Tử thần đã giúp con người sống cân bằng và thôi thúc, khuyến khích họ làm lành lánh dữ. Nhưng chấp nhận giới hạn sống-chết là đi ngược lại mục đích của y học mà Nuland gọi là “quá qui ngã nghề nghiệp” và điều này quả là hấp dẫn đối với những ai quá lo lắng sợ hãi sự chết. Y học có thể biến đổi hoặc điều khiển thiên nhiên, nhưng chắc chắn y học đã bị khuất phục trước quyền năng của tạo hóa. Ai cũng biết hiện nay 80% dân Hoa Kỳ chết trong các nhà thương, trước mắt những vị bác sĩ kỳ tài, kỹ thuật tân tiến vượt bưc, nào dây, nào ống, nào dưỡng khí, máy bơm máy thở…chằng chịt, nhân viên tài giỏi nhộn nhịp chạy trước chạy sau trong những trung tâm cấp cứu hồi sinh mà theo Nuland là những biểu hiệu của sự chối từ sự quân bình tự nhiên của đời người, từ chối sự chết.
Chạy đua với tạo hóa, thì sẽ gặp cảnh ngộ chết không chết được sống không sống nổi
Nhà khoa học có thể chế biến ra quả trứng với đầy đủ tính chất lượng y như một quả trứng tự nhiên, nhưng có một cái mà họ không thể làm được là trứng đó không thể ấp và nở ra con, sự sống. Nhà thần học và luân lý học quan niệm rằng con người nghiên cứu, tìm tòi, cố công phát minh ra những cái mà ta gọi là kỳ công chưa bao giờ thấy, nhưng thực ra nó đã có sẵn trong trời đất, trong sự toàn năng của tạo hóa. Sự sống và sự chết cũng là một kỳ công của thuộng đế. Ta không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào ngăn cản được sự chết. Thế giới ngày nay càng văn minh thì tử thần càng xuất hiện dưới muôn hình vạn dạng khác nhau. Có cái chết êm đềm thư thái, có cái chết đớn đau khốn khổ, muốn chết không chết được, sống không sống nổi. Càng chạy trốn tử thần thì tử thần càng đến gần. Càng tránh đau đớn thì đau đớn càng nhiều, càng đắng cay…
Nhưng lúc nào thì cả Sự Sống lẫn Tử Thần đều tận cùng? Ngày đó thế giới sẽ ra sao?
Đời sống là nguyên hàm của hạnh phúc với thời gian. Nguồn: Teddy Larkin
Đời sống là nguyên hàm của hạnh phúc với thời gian. Nguồn: Teddy Larkin
Chúa Giêsu đã trả lời cho ba môn đệ Phêrô, Gioan và Anrê:
“…Lúc đó sự khốn khổ sẽ thật lớn lao như chưa từng có từ ngày Thiên Chúa tạo nên vạn vật và sau này cũng không có nữa. Ngày ấy không một ai biết trước, các con không biết, cả các thiên thần trên trời cũng không biết, chỉ có một mình Cha biết mà thôi” (Marco 13: 19-32).
Đoạn cuối bài thơ “The Hollow Men” của T.S. Eliot cũng diễn tả cái ghê rợn của ngày ấy:
“This is the way the world ends
This is the way the world ends
This is the way the world ends
Not with a bang but a whimper.”
Dịch:
“Này đây thế tận thời cùng,
Này đây là cảnh lâm chung cuộc đời.
Chẳng là bùng nổ tan trời,
Lại là rên rỉ quặn lời đớn đau.”
Pace Islands,Florida
Mùa Gió Bão


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập, chú thích và minh hoạ
(1) Một vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. Lịch sử giáo hội Công giáo La Mã có những sự kiện ngược lại; ví dụ chuyện tử hình Joan of Arc (Jeanne d’Arc,c. 1412 – 30 May 1431), Jan Hus (c. 1369 – 6 July 1415), William Tyndale (c. 1494–1536), Pháp đình tôn giáo từ những năm 1100 đến 1808, Truy nã đồng cốt (Witches hunts) từ khoảng 1480 đến 1750.
(2) Trợ tử đã trở thành hành động hợp pháp tại một số quốc gia trên thế giới: trong một thời gian ở Lãnh địa miền Bắc nước Úc (Northern Territory) bằng đạo luật “Rights of the Terminally Ill Act” 1995, tại Bỉ từ 2006, tại Canada từ tháng 2, 2015 (đã hợp pháp tại Quebec, một tỉnh bang của Canada, từ tháng 6, 2014), va hợp pháp tại một số tiểu bang ở Hoa Kỳ như California, Oregon, Washington,…

Hư danh của hư danh, thảy đều hư danh

Người quét đường

flowerĐây không phải là một bài điểm sách mà chỉ là vài nhận định sau khi đọc cuốn “Giá tự do” của tác giả Lâm Vĩnh Bình và theo dõi một số sự kiện, tài liệu về cuốn sách và tác giả.
Vanitas vanitatum omnia vanitas (Ecclesiastes 1:2, Ecclesiastes 12:8)
Về cuốn “Giá tự do”
Giải văn học kỳ 4 năm 2014 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (HQTYSVNTD) có chủ đề: ‘Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản 39 Năm, Chân Dung, Thành Quả và Tương Lai’. Ban tổ chức cuộc thi, HQTYSVNTD, đã trao giải cho tác phẩm này vào ngày 9 tháng 8, 2014 tại Melbourne, Australia. Theo một thành viên của Hội đồng tuyển lựa thì cuốn “Giá tự do” là “tác phẩm trúng giải Melbourne – trong thực tế xem như trúng giải nhì” và “giải Văn Học kỳ này mang ít nhiều tính tiên thiên bất túc”(1).
Hình thức | Cuốn “Giá tự do” bìa giấy láng, khổ 8.5″ x 5 3/4“, khoảng trên 300 trang do cơ sở Truyền Thông (www.truyen-thong.org) phát hành năm 2014. “300 trang” cũng là số trang tối đa, một trong những điều kiện cho các tác phẩm dự tranh.(2)
Nội dung | Cuốn “Giá tự do” gồm năm chương: 1, Bỏ xứ ra đi (2-44); 2, Đến bến bờ, (49-190); 3, Sinh hoạt chính trị (209-230); 4, Sinh hoạt văn hoá (210-231); 5, Nhìn về tương lai. Đầu cuốn sách là “Lời Giới Thiệu” của Phạm Hữu Trác, người trách nhiệm Cơ sở Truyền Thông, nhà xuất bản cuốn “Giá Tự do”. Kế đó là “Lời nói đầu” của tác giả. Từ trang 292 tới trang 302 cuối cuốn sách là những bài trong mục “Độc giả viết về Giá tự do”.
Một vài nhân xét
1. Quan hệ giữa nhà xuất bản và tác giả có vẻ khác thường
Từ trái qua phải: 1 - Hình gốc của Phil Eggman; 2- Giá Tự do - Truyền Thông; 3. Giá Tự do ở NamKyLucTinh.org; 4 - The Price of Freedom. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Từ trái qua phải: 1 – Hình gốc của Phil Eggman; 2- Giá Tự do – Truyền Thông; 3. Giá Tự do ở NamKyLucTinh.org; 4 – The Price of Freedom. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Mặt trong bìa trước và chữ ký của tác giả. Nguồn:  Truyên-thong.org
Mặt trong bìa trước và chữ ký của tác giả. Nguồn: truyen-thong.org
Chính tác giả chứ không phải nhà xuất bản phụ trách mặt thương mại. Bìa trước ghi tên tác giả, nhà xuất bản và năm phát hành. Bìa sau mặt ngoài là phần tóm lược ba lời giới thiệu, mặt trong là điện thư của tác giả cũng là người bán sách.
Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu và bán sách tại “Tiệm sách” ở trang “Nam Kỳ Lục Tỉnh (https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg). Tại đây người đọc còn thấy cuốn “The Price of Freedom” (2015) của dịch giả Lâm Vĩnh An do nhà xuất bản Sans Frontières phát hành.
Bìa của hai cuốn sách là hình của Phil Eggman chụp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi Vịnh Cam Ranh chở 35 người tị nạn Việt Nam đi tìm tự do, sau 8 ngày trôi trên biển cả, đang chờ để được đưa lên tàu chỉ huy đổ bộ USS BLUE RIDGE (LCC-19)(3) trong chiến dịch Frequent Wind tháng 4, 1975.
Tấm hình đó, cũng như rất nhiều hình ảnh lịch sử thuyền nhân Việt Nam, tự chúng đã đủ nói lên cái giá mà người tị nạn cộng sản đã phải trả để tìm tự do. Đợt sóng bạc đầu đe doạ con thuyền trên bìa hai cuốn sách chỉ là tiểu thuật Photoshop. Nó không những đã bóp méo sự thật mà còn kịch tính hoá lịch sử đau thương của người vượt biển. Dù là hình thuộc phạm vi công cộng, tác giả tấm hình chiếc tàu đánh cá này có thể cũng sẽ phải nhíu mày trước cảnh vẽ chân cho rắn.
Tên nhà xuất bản Truyền Thông ở bìa trước của cuốn sách đã biến mất trên tấm hình bìa ở “tiệm sách” tại trang Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng như tại những trang đăng bài “Giải thưởng Văn học Kỳ 4 Năm 2014 của Hội Y sĩ Quốc tế Việt Nam Tự do được trao tặng một cư dân Montréal” của Ban biên tập Nguyệt san Người Việt Montreal.
Nhà xuất bản Sans Frontières đã không in “Lâm Vĩnh An”, tên người dịch, trên bìa cuốn “The Price of Freedom”. Đây là một thói quen của một số nhà xuất bản châu Âu, không tôn trọng tinh thần Bản quyền Quốc tế và Khuyến nghị Nairobi của UNESCO(4), vẫn có khuynh hướng nghĩ rằng các dịch giả chỉ là người cung cấp dịch vụ chứ không phải là tác giả.
Tác phẩm dịch thuật. Nguồn:
Tác phẩm dịch thuật. Nguồn:  Conseil Européen des Associations de Traducteurs Littéraires
2. “Độc giả viết về Giá Tự do” (trang 292-302)
Một tiểu đề khá ngộ nghĩnh cho cuốn sách mới xuất bản lần đầu tiên. Thực ra, mười trang ở cuối cuốn sách đơn giản là hai bài trịnh trọng giới thiệu tác phẩm của hai nhân vật khoa bảng; đặc biệt hơn nữa, cuối một trong hai bài giới thiệu đó còn có cả tiểu sử của người viết.
Bài thứ ba trong mục “Độc giả viết về Giá Tự do”, thực tế là 3 trang tiểu sử tác giả, nói nhiều về bằng cấp, chức vụ tại Việt Nam trước 1975 cũng như học vị và nghề nghiệp sau 1975 tại Canada hơn là về công trình sáng tác của ông như một người cầm bút. Phần tiểu sử tác giả không khác, nếu đem so sánh, với những tờ truyền đơn vận động tranh cử thời Việt Nam Cộng hoà. Và bản tiểu sử này là sản phẩm của ban biên tập một tờ báo tháng mà tác giả là Chủ bút đầu tiên. Bài viết này cũng đã được đăng ở các trang Khoahocnet.com và trang Ái Hữu Đại học Sư phạm Sài Gòn. Tóm lại “Độc giả viết về Giá Tự do” chẳng qua là một hình thức quảng cáo sách của nhà xuất bản hay/và của tác giả.
3. Số liệu, hình ảnh và trích dẫn
Số liệu | Số liệu trích dẫn hoặc trích dẫn lại trong cuốn “Giá tự do” phần lớn từ những nguồn và tài liệu khả tín từ các cuộc thăm dò, Điều tra Dân số của sở Thống kê Canada (StatCan), vụ Thống Kê Hoa Kỳ (US Census Bureau), Đài Truyền thông Đặc biệt của Úc (SBS), Điều tra Dân số Anh Quốc (UK Census), của Cao Uỷ Tị nạn Quốc tế (UNHCR). Tuy nhiên, còn rất nhiều bảng số liệu trong cuốn “Giá tự do” không để nguồn trích dẫn.
Hình ảnh | Trong sách tác giả dùng khá nhiều hình ảnh minh hoạ – không có nguồn – vì phần lớn chép lại từ các bài viết bằng tiếng Việt trên mạng Internet. Và tác giả ở những bài đăng trên mạng cũng không ghi nguồn, tác giả hay bản quyền.
Trích dẫn | Ngay câu cuối cùng trong “Lời nói đầu”, tác giả Lâm Vĩnh Bình đã “cảm ơn và cáo lỗi không liên lạc được để xin phép trích dẫn” đưa vào sách những bài đã đăng trên mạng Internet. Dù vậy cách tác giả trích dẫn tài sản trí tuệ của người khác trong cuốn “Giá tự do” không đúng với cách “sử dụng hợp lý” (fair use) của giới cầm bút và phát hành vì tác giả Lâm Vĩnh Bình:
  • Không có tác quyền trên những tác phẩm đã trích dẫn;
  • Không được phép của các tác giả;
  • Cuốn “Giá tự do” là một sản phẩm thương mại (Canada: 25 CAD, USA: 30 USD, Các nước khác: 35 USD);
  • Cuốn “Giá tự do” là tác phẩm có tác quyền (Copyright);
  • Trích dẫn nhiều đoạn dài cả trang hoặc trọn bài của nhiều tác giả khác nhau. Vài thí dụ.
  1. Hai trang 34-35 là phần trích nguyên bài phát biểu của thuyền nhân Nguyễn Thị Xuân Trang và ông Pierre Maudet trong bài “Bia Kỷ Niệm Thuyền Nhân tại Genève” của Hoàng Cơ Định đăng trên Kho lưu trữ Di tích Thuyền nhân (Archive Vietnamese Boat People)(5). Nhiều hình ảnh trong cuốn “Giá tự do” cũng là những tấm hình trong bài của tác giả Hoàng Cơ Định.
  2. Bốn trang 68-72 là nguyên bài phỏng vấn “Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của Mỹ” của phóng viên Trà Mi-VOA, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.(6)
  3. Hai trang 177-178 là trích đoạn bài “Người Việt ở Berlin và bức tường hình trụ” của Phạm Việt Vinh; đây là một bài viết trong cuốn “Đàn Chim Việt Tuyển tập”, Copyright © 2006 DCV Inc.(7)
  4. Năm trang 211-216 là nguyên văn bài thơ “Tôi chưa biết mà đã gọi tên anh” của Dương Như Nguyện mà nhiều người đã trích dẫn và đăng ở nhiều trang mạng Internet.(8)
  5. Ba trang 288-291 trích dẫn gần nguyên văn “Hậu quả của khủng bố và hiệu lực của hy vọng”, bản dịch của Lý Văn Quý cho lời bạt trong cuốn sách viết về cuộc chiến Việt Nam “Đức – A reporter’s love for a wounded people” của Uwe Siemon-Netto(9) đăng ở nhiều trang báo mạng.
4. Quan điểm và tiêu chuẩn của tác giả
Ngoài một số phân tích các dữ liệu thông kê và cũng có nhận định, tuy không nhiều chi tiết và lý giải, về những nét đặc biệt của cộng đồng người Việt ở những vùng khác nhau trên thế giới, tác giả quan tâm nhiều đến căn cước chính trị chống cộng sản, vinh danh cờ vàng hay không, cũng như một số nhân vật “làm rạng danh người Việt” tại Mỹ, v.v.
Sau phần trích dẫn một số thảm cảnh thuyền nhân tị nạn cộng sản Việt Nam đã phải gách chịu, tác giả Lâm Vĩnh Bình đóng khung và nhấn mạnh,
“Những người đã trải qua hay nhân chứng những giây phút hãi hùng này mà sau đó lại quay lưng chạy theo cộng sản là những người thiếu lương tri, không nhân cách nếu không phải là mất trí.”(10)
Và ở Chương 2, tiểu mục “Những người Việt làm rạng danh người Việt tại Mỹ” tác giả xiển dương những nhân vật như
  • Ô. Nguyễn Xuân Vinh, khoa học gia hàng không, nhưng không cho biết rõ lịch trình quân vụ của cựu đại tá không quân VNCH Nguyễn Xuân Vinh. Ông giải ngũ hay ông đào ngũ?
  • Ô. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn, nhưng tác giả bỏ sót chi tiết ông là Việt kiều thứ 15 trong danh sách 19 người được giải “Vinh danh nước Việt” năm 2004, giải thưởng do báo điện tử VietNamNet sáng lập, có sự hợp tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích trong sự nghiệp và có nhiều đóng góp cho đất nước.(11)
  • Bà Jane Lưu (Lưu Lệ Hằng), nhà vật lý thiên văn nổi tiếng, nhưng không đề cập đến những hoạt động của bà như một giáo sư Việt kiều giao lưu với chính phủ cộng sản Việt Nam như thế nào. Trang TTXVN gọi bà là “Người con xa xứ luôn hướng về quê hương”.(12)
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp giáo sư Lưu Lệ Hằng. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)(12)
    Thủ tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng tiếp giáo sư Lưu Lệ Hằng. Nguồn: Đức Tám/TTXVN
  • Trung Dũng, tỉ phú kỹ nghệ truyền thông, nhưng tác giả không đề cập đến chi tiết cha ông là một trung tá VNCH, thị trưởng một tỉnh lỵ miền Nam, sau 1975 bị đi tù cải tạo;(13) và ông phải vượt biển trốn cộng sản khi 17 tuổi. Ông Trung Dũng là người thứ 5 trong danh sách “Vinh danh nước Việt – 2006”.(14)
Dường như có mâu thuẫn sâu sắc khi tác giả vừa khinh bỉ những người “quay lưng chạy theo cộng sản là những người thiếu lương tri, không nhân cách nếu không phải là mất trí” vừa nêu danh những người nhận giải “Vinh danh nước Việt” và “Người con xa xứ luôn hướng về quê hương” trong danh sách những là “Những người Việt làm rạng danh người Việt tại Mỹ”.
Ngoài ra, trong phần còn lại của Chương 2, tác giả không có các tiểu mục nào khác liệt kê những “Những người Việt làm rạng danh người Việt” tại Canada, Úc, Pháp, Đức, Anh, Tây và Bắc Âu. Lý do nào có sự chênh lệch lớn lao này?
Tóm lại, tốt nhứt có thể coi cuốn “Giá tự do” là một tập tài liệu tóm tắt về vài khía cạnh của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản trên thế giới từ sau năm 1975 cho “độc giả đại chúng” đọc tiếng Việt như tác giả đã Lâm Vĩnh Bình đã ghi nhận ngay ở “Lời nói đầu”. Không cuốn sách nào có thể trình bày một cách công bằng cho một chủ đề lớn và phức tạp chỉ trên 300 trang giấy. Do đó không thể đánh giá “Giá tự do” như một tác phẩm để giới nghiên cứu dùng trong việc tham khảo. Còn rất nhiều thiếu sót và bị giới hạn, nhưng cuốn “Giá tự do” là một cố gắng cần khuyến khích.
5. Đạo đức của người cầm bút
Về mặt chuẩn mực của số liệu, vẫn ở Chương 2, Mục “Người Việt ở Canada”, tác giả đã nói tới sự phức tạp về tổng số người Canada gốc Việt đơn chủng ở Canada và người gốc Việt đa chủng, Sở thống kê Canada, theo kết quả Điều tra dân số 2011, đã ghi con số chính thức là 220.425 người gốc Việt (bằng tổng số người Việt đơn chủng và người Việt đa chủng sống tại Canada). Ở đoạn cuối, tác giả gay gắt lên án con số thống kê về người Việt ở Canada của Việt Nam, ông viết,
“…chúng tôi không thể bỏ qua “truyền thống” gian dối về thống kê và tin tức láo khoét của những đỉnh cao trí tuệ Cộng sản.
Theo “nhà nghiên cứu Khoa học xã hội, Tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn” thì “số kiều dân VN ở Canada năm 2004-2005 là 200000 người, là do các nguồn tài liệu mà chúng tôi nhận được từ đầu năm 2004 đến đầu năm 2005”. (www.quehuong.org.vn)
Chúng tôi không hiểu các nguồn tài liệu mà ông Đàn nhận được tại Viện Nghiên cứu của ông ở Hà Nội phát xuất từ đâu trong khi thống kê Canada chỉ công bố kết quả chính thức của cuộc kiểm kê dân số năm 2006 vào ngày 2 tháng tư năm 2008 là 180 130 người.”(15)
Ông Lâm Vĩnh Bình nổi nóng vì “tin tức láo khoét của những đỉnh cao trí tuệ Cộng sản” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, người Cộng sản có muốn cũng không thể độc quyền bí kíp thổi phồng phóng đại về mấy con số. Chẳng xa xôi đâu, ngay tại Canada nơi tác giả “Giá tự do” định cư, người làm chính trị cũng rất là thâm hậu trong bài quyền phóng đại.
Mời bạn đọc coi qua phần trích dẫn dưới đây.
“For those who oppose the bill—maybe those who came to Canada before 1975, are students in the Colombo plan, or for their personal interest of doing business with Vietnam—their personal interest compared to millions of Vietnamese who fled Vietnam on April 30, 1975 is unacceptable. To compare that day with the 300,000 Vietnamese refugees who left Vietnam—and Canada accepted them for that day—is not acceptable.”
[…]
“This bill is recognized by 300,000 Vietnamese who came to Canada. Canada accepted them with open arms. This bill also shows the vibrant contribution of the Vietnamese community in Canada.”(15)
Dịch:
“Đối với những người chống lại dự luật – có lẽ là những người đến Canada trước năm 1975, là sinh viên trong Kế hoạch Colombo, hoặc vì lợi ích cá nhân đang kinh doanh với Việt Nam – So sánh lợi ích cá nhân của họ với lợi ích của hàng triệu người Việt Nam đã rời bỏ Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là điều không thể chấp nhận được. So sánh ngày đó với 300.000 người tị nạn đã rời bỏ Việt Nam-và Canada đã đón nhận họ bằng ngày đó là điều không thể chấp nhận được.”
[…]
“Dự luật này được 300.000 người Việt Nam [tị nạn] ở Canada công nhận. Canada đã đón nhận họ với vòng tay rộng mở. Dự luật này cũng cho thấy đóng góp sinh động của cộng đồng người Việt tại Canada.”
Trên đây là tuyên bố của Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải vào khoảng 15g50 chiều ngày Thứ Tư, 1 tháng Tư, 2015 trước Uỷ ban Thường trực về Di sản Canada tại Hạ Viện ở thủ đô Ottawa phản đối đề nghị của phe đối lập dùng “ngày đó”, ngày 27 tháng 7, làm ngày kỷ niệm hành trình tự do.
Là một người cực lực ủng hộ Dự luật S-219 đã thành Luật Quốc gia, từ ngày 22/4/2015, công nhận 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Hành trình tìm Tự do, người viết hoàn toàn không biết, không hiểu ông Thượng Nghị sĩ lấy nguồn tài liệu nào, ở đâu ra để tuyên bố rằng có tới 300.000 người Việt Nam tị nạn cộng sản tại Canada.
Thứ nhứt, so với số liệu của Sở Thống Kê Canada năm 2011, rõ ràng, ông nghị sĩ xứ dân chủ tự do phóng đại con số hơn ông tiến sĩ Việt cộng tới 3 lần, 36% so với 11%.
Thứ nhì, không phải sinh viên Việt Nam nào trong Kế hoạch Colombo trước 1975 tại Canada cũng “vì lợi ích cá nhân đang kinh doanh với Việt Nam” mà phản đối dự luật S-219.
Một chi tiết khác cũng cần lưu ý; ngày 21 tháng 9 năm 2014 Bs Đào Bá Ngọc, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Canada – Vùng Montreal, người đã thay mặt tác giả đi nhận giải thưởng ở Melbourne, đã trao giải thưởng lại cho Bs Cấn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HQTYSVNTD rồi bà trao cho ông Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải để ông trao Giải thưởng Melbourne cho tác giả Lâm Vĩnh Bình.
Tác giả Lâm Vĩnh Bình nhận Giải thưởng Melbourne. Nguồn: YouTube/DaoMH
Tác giả Lâm Vĩnh Bình nhận Giải thưởng Melbourne. Nguồn: YouTube/DaoMH
Khi trao giải thưởng, ông Thượng nghị sĩ có nói, “Sau gần 40 năm, đây là một cái công trình biên khảo … nghiên cứu rất là sâu sắc… và rất là xứng đáng để nhận cái giải Melbourne của Hội Y sĩ…”
Từ 21 tháng 9, 2014 tới 1 tháng 4, 2015 là 222 ngày. Trong hơn 7 tháng đó, có thể vì quá bận công chuyện của đảng, nên ông nghị sĩ không đọc “cái công trình biên khảo nghiên cứu rất là sâu sắc và rất là xứng đáng” của tác giả nên mới có lời tuyên bố 300.000 dân tị nạn cộng sản được Canada đón nhận tại Quốc hội Canada như ghi trong biên bản phiên họp ngày 1 tháng 4, 2015.
Cũng như tác giả đã lên án “truyền thống” gian dối của cộng sản, không có xã hội nào dung thứ kẻ nói láo, thổi phồng, phóng đại. Theo giáo sư tâm lý Tomas Chamorro-Premuzic, nói láo vẫn hiện hữu trong xã hội hàng ngày của chúng ta. Một trong những loại người nói láo, khai man là những người có tâm thần bất ổn, thiếu tự tin. Nói láo dựng cho họ một bức tường tâm lý tạm thời che đỡ cho cái tôi bất ổn. Giải thích một cách dài dòng lời của George Orwell, “Nếu muốn giữ bí mật người ta cũng phải tự giấu nó với chính họ.” Nghĩa là khi con người có thể bóp méo sự thực vì tư lợi, để phóng đại thành tích, để giành phần thắng, hay vì sĩ diện, về mặt kỹ thuật, không phải họ nói láo mà vì họ không có khả năng và không sẵn sàng nhìn thẳng vào sự thực.(16)
Trong bài “Why We Lie and How to Stop”(17), tiến sĩ Lisa Firestone cũng nói những người nói láo, phóng đại thường để tạo danh giá cá nhân cho họ (sĩ diện) và để đáp ứng một nhu cầu tâm lý là cần được người khác chấp nhận, kính nể. Nhưng trên thực tế, khi nói láo, phóng đại thì chính họ sẽ có cảm giác của những người biển lận, và cuối cùng sẽ mất cả tự trọng.
Những người nói láo loại này tưởng chừng họ không gây hại cho ai hết nhưng cuối cùng nạn nhân lớn nhất chính là kẻ nói láo. Nói láo là tự hại chính mình.
Về tác giả
Với tác phẩm tiếng Việt đầu tay, vừa được Giải thưởng Văn học của HQTYSVNTD, là một người vào trường sách báo tương đối trễ, có thể tác giả đã tin rằng một tiểu sử với nhiều thành tích rực rỡ sẽ giúp tăng thêm uy tín cá nhân.
Như đã đề cập ở trên, thứ nhứt, tiểu sử của tác giả được thực hiện qua hình thức một bài phỏng vấn của ban biên tập một tờ báo tháng mà ông là chủ bút đầu tiên.
Nguồn:  Lâm Vĩnh Bình, Giá Tự do, trang 300
Nguồn: Nguyệt san Người Việt Montreal/Khoahocnet 1/7/2014 – Lâm Vĩnh Bình, Giá Tự do, trang 300
Thứ nhì, tiểu sử của ông lại được ông Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Canada – Vùng Montreal trang trọng giới thiệu trong buổi ra mắt sách ‘Giá Tự do’, ngày 21 tháng 9, 2014 tại Montreal.
Những thông tin về tác giả ở bài giới thiệu in trong sách và lời giới thiệu ngày 21 tháng 9 không khác nhau và nhấn mạnh về bằng cấp, chức vụ và thành tích công chức của ông trước cũng như sau 1975 hơn là về những sáng tác của một người cầm bút.
Nguồn của những thông tin về nhân thân tác giả đã đăng báo, in trong sách hay do người khác công bố dĩ nhiên do chính ông Lâm Vĩnh Bình cung cấp, một loại lý lịch truyền khẩu, oral biography. Đây là hiện tượng thường thấy trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi. Cộng đồng này là tập hợp của những người bị bứng gốc khỏi quê hương, xã hội mà họ đã lớn lên ở đó. Họ phải dựng lại cuộc đời ở một khung trời xa lạ, phải xây dựng vị trí cho mình ở một xã hội mới. Ảnh hưởng nặng nề của nho giáo khiến một số người ở thế kỷ 21 vẫn còn tán tụng hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ từ hai trăm năm trước
“Làm trai đứng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.”
Một điểm nổi bật trong tiểu sử tác giả, được lập đi lập lại trong sách, trên mạng và bằng lời công bố trước quần chúng: Ông Lâm Vĩnh Bình tức ông Lâm Văn Bé tốt nghiệp Thủ Khoa Ban Sử Địa trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn năm 1964.

Bs Đào Bá Ngọc giới thiệu tiểu sử tác giả Lâm Vĩnh Bình trong buổi lễ ra mắt sách “Giá tự Do”. Nguồn: YouTube/DaoMH Cũng trong phần giới thiệu tác giả “Giá tự do”, ông Đào Bá Ngọc nhận xét:
“Chúng ta thấy một người nghĩa là được được thăng cấp như diều gặp gió… lên ào ào ào ào … Con đường thăng tiến của anh quá mau… Chúng tôi chợt suy nghĩ, nếu Việt Nam Cộng hoà chúng ta còn được tiếp tục sau 1975, tôi đoán có lẽ lúc đó anh Lâm Văn Bé nếu không là Viện trưởng Viện Đại học Tiền Giang thì chắc cũng phải Thứ trưởng Bộ Giáo Dục.”

Ông Chủ tịch cộng đồng hay Người buôn mộng? Nguồn: YouTube/DaoMH
Muốn hiểu rõ mật mã “Cô sáu, dượng sáu” trong phần giới thiệu và lý do tại sao Lâm Văn Bé “lên ào ào ào ào” bạn đọc có thể đọc thêm “Những ngã rẽ” hồi ký của Dương Văn Ba, một người bạn “coi nhau như anh em nối khố” với ông Lâm Văn Bé, đặc biệt tiểu mục “Quê hương của một “Bà Lớn” – Thiệu “playboy”(19) ở chương 3 và tiểu mục “Quan hệ rủ rê, một định mệnh” ở chương 5 nói về buổi họp năm 1965 của Lý Chánh Trung, Trần Bá Phẩm, Lâm Văn Bé, Nguyễn Văn Ba, Võ Long Triều, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, Tô Thị Diễn để hình thành Phong trào chính trị Phục Hưng miền Nam, hậu thân của Hội Liên trường, một năm sau đó.(20)
Cũng trong nhận xét nêu trên, ông bác sĩ bỗng dưng trở thành kẻ rao bán những giấc chiêm bao; ông muốn làm người buôn mộng? Ông đưa mệnh đề điều kiện vào lịch sử. Đã là lịch sử thì không thể có chữ “Nếu”.
Ông Lâm Văn Bé có tốt nghiệp Thủ Khoa Ban Sử Địa trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn năm 1964 hay không?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, xin được trở lại với một tác phẩm của ông Lâm Văn Bé “bị bỏ quên” trong bài giới thiệu của Nguyệt San Người Việt Montréal và lời giới thiệu tác giả ở buổi ra mắt sách “Giá tự do” tại Montreal, ngày 21 tháng 9, 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Hoàng Lan Chi ông Lâm Văn Bé cho biết tác phẩm đầu tay của ông là L’immigration et les communautés culturelles du Québec 1968-1990. Ông còn cho biết thêm, tuy không dự thi, nhưng được nhà xuất bản “Documentor ở La Pocatière (Québec) trao giải thưởng bằng cách ấn hành miễn phí tác phẩm nầy”(20).
Lâm Văn Bé trả lời phỏng vấn của trang Hoàn Lan Chi. Nguồn: Trang Hoàng Lan Chi
Lâm Văn Bé trả lời phỏng vấn của trang Hoàng Lan Chi. Nguồn: Trang Hoàng Lan Chi
Cách trả lời cho một người ở Mỹ của ông Lâm Văn Bé về tựa đề tác phẩm bằng tiếng Pháp của ông quả đúng là một nửa sự thật.
Một nửa sự thật là cả một sự lừa đảo.
Đọc cái tựa sách đó người ta có thể hiểu lầm nó là một cuốn sách nghiên cứu về sự di dân và các cộng đồng văn hoá ở ở tỉnh bang Quebec trong khoảng 1968-1990.
Coi vậy mà không phải vậy.
Lam Van Be, “L'immigration et les communautés culturelles du Québec, 1968-1990 : bibliographie sélective annotée”. Nguồn: Thư viện Montreal
Lam, Van Be, “L’immigration et les communautés culturelles du Québec, 1968-1990 : bibliographie sélective annotée. Nguồn: Thư viện Montreal
Thực tế, tựa đề cuốn sách là “L’immigration et les communautés culturelles du Québec, 1968-1990 : bibliographie sélective annotée”. Ông Lâm Văn Bé đã giấu phần “bibliographie sélective annotée” trong câu trả lời vì đây là phần định nghĩa chính xác nội dung cuốn sách. Đó là một thư mục gồm tựa đề, tên tác giả của 700 tác phẩm, có lựa chọn, đa số bằng tiếng Pháp, có chú thích về đề tài “di dân và các cộng đồng văn hoá ở tỉnh bang Quebec trong khoảng 1968-1990”. Cuốn thư mục này do nhà xuất bản Documentor phát hành năm 1991, dày 142 trang, khổ 28cm. Những thư mục loại này là kết quả của một trong những công việc bình thường của những chuyên viên ngành thư viện. Ông Lâm Văn Bé là công chức thư viện; sở giao cho ông việc làm thư mục; ông làm xong, kết quả được in thành tài liệu của chính phủ (publication officielle) cho người đọc sách dùng khi cần chọn tài liệu tham khảo theo đề tài. Chúng đáp ứng nhu cầu của một số người nghiên cứu không quen sử dụng những cơ sở dữ liệu trực tuyến chuyên đề cập nhật (online databases).
Không có chuyện sách là giải thưởng.
Là chuyên viên thư viện, tác giả Lâm Vĩnh Bình chắc chắc hiểu rõ giá trị của tài liệu gốc. Một trong những tài liệu cấp một của Đại học Sư phạm Sài Gòn không đồng ý với những gì người ta đã đọc hay đã nghe về thành tích trong tiểu sử của ông.
Tài liệu đó là “Danh sách thí sinh trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Saigon – Khoá I năm 1964 – Ban Sử Địa”. Ở cuối danh sách là chữ ký ngày 6 tháng 6, 1964 và con dấu của Chánh Chủ khảo, giáo sư Trần Văn Tấn (1930-2013), Khoa trưởng Đại học Sư phạm (1963-1975).
Nguồn: Đại học Sư phạm Saigon, 1964
Nguồn: Đại học Sư phạm Saigon, 1964
Tài liệu nêu trên cho thấy sinh viên Lâm Văn Bé là một trong 30 thí sinh đậu hạng Bình thứ. Đứng đầu danh sách trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp ban Sử Địa năm 1964 là thí sinh Hoàng Thị Thu-Hà, người duy nhứt đậu hạng Bình.
Như vậy, ông Lâm Văn Bé đã khoác lác về thứ bực trúng tuyển của ông trong kỳ thi tốt nghiệp. Ông Lâm Văn Bé tiếm danh “Thủ khoa”, thí sinh đứng đầu danh sách trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Saigon – Khoá I năm 1964 – Ban Sử Địa, của bà Hoàng Thị Thu-Hà. Ông Lâm Văn Bé đã xúc phạm tất cả 38 bạn đồng môn, dù còn hay đã mất, và tỏ ra bất kính với Giáo sư Khoa trưởng, Chánh chủ khảo Trần Văn Tấn và toàn ban giáo sư giảng dạy. Ông Lâm Văn Bé đã làm ô uế thanh danh của Đại học Sư Phạm Saigon, nơi đã dạy ông làm thầy giáo, và tất cả những ai từng là nhà giáo, cũng như nền giáo dục của nền Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Văn hoá ứng xử đạo đức của con người Việt Nam đòi ông Lâm Văn Bé phải có lời xin lỗi đến với tất cả những con người và thể chế mà ông đã xúc phạm.
Sau hết, người viết xin mượn lời Cao Nguyên, ĐHSPSG, ban Việt Hán, 1972-1975, gởi đến tất cả, bài thơ “Nhớ Thầy”(22) khi hay tin thầy Trần Văn Tấn qua đời.
“Thầy ra đi
Nhẹ nhàng như chiếc lá cuối thu
Rưng rưng con nhìn trang Cáo Phó
Chỉ ghi có tên Thầy
Không chức danh này nọ
Đơn giản như cuộc đời nhà giáo
Nhưng trong lòng đám môn sinh
Vẫn mãi nhớ ơn Thầy.”

“Vanitas vanitatum omnia vanitas”

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ.
(1) Trần Văn Tích, “Giải Văn Học Kỳ IV”, Diễn đàn cựu sinh viên Quân y, số tháng 11, 2014. Web 1 tháng 10, 2015 <http://svqy.org/>.
(2) Bình Sa, “Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do Mời Dự: Giải Thưởng Văn Học 2014, Chủ Đề ‘Chân Dung, Thành Quả, Tương Lai’”, Việt Báo Online. 19/10/2013. Web 1 tháng 10, 2015, <https://vietbao.com>.
(3) PH2 Phil Eggman [Public domain], “File:35 Vietnamese boat people 2.JPEG”, Defense Imagery via Wikimedia Commons. Web 1 tháng 10, 2015. <https://commons.wikimedia.org>.
(4) CEATL | Conseil Européen des Associations de Traducteurs Littéraires, “legal Status”. Web 1 tháng 10, 2015 <http://www.ceatl.eu>.
(5) Hoàng Cơ Định, ““Bia Kỷ Niệm Thuyền Nhân tại Genève”, Archive Vietnamese Boat People, May-04-08. Web 1 tháng 10, 2015 <http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/geneva/>.
(6) Trà Mi-VOA, “Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của Mỹ”, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, 11.05.2012. Web 1 tháng 10 2015 <http://www.voatiengviet.com/>.
(7) Phạm Việt Vinh, “Người Việt ở Berlin và bức tường hình trụ”, Đàn Chim Việt Tuyển tập, trang 385-390, New Jersey, DCV Inc., 2006.
(8) Nguyễn Thiếu Nhẫn, “Trần Văn Bá: ‘Con rồng Lạc Long của Biển Đông’”! Blog Việt Dương Nhân, Jan 10, 2013. Web 1 tháng 10, 2015.
(9) Lý Văn Quý, “Hậu quả của khủng bố và hiệu lực của hy vọng”, Nguyên bản của Uwe Siemon-Netto, “The fruit of terror and the virtue of hope”, Blog Dân làm báo, Mả 22, 2013. Web 1 tháng 10, 2015, <http://danlambaovn.blogspot.fr/>.
(10) Lâm Vĩnh Bình, “Giá tự Do”, trang 17, Montreal, Truyền-Thông, 2014.
(11) Bộ Ngoại Giao Việt Nam, “19 Việt kiều được bầu chọn ‘Vinh danh nước Việt’. Bách khoa Toàn thư mở. Web 1 tháng 10, 2015, <https://vi.wikipedia.org>.
(12) VN+, “Giáo sư Lưu Lệ Hằng – Người con xa xứ luôn hướng về quê hương”, 24/7/2015 . Web 1 tháng 10, 2015 <http://www.tuyengiao.vn/>.
(13) Phan Dương, “Tỉ phú Việt kiều tại Mỹ”, TBKTVN, 18/03/20017. Web 1 tháng 10, 2015 <http://vietbao.vn/>.
(14) VNN, “17 Kiều bào được bình chọn ‘Vinh Danh Nước Việt – 2006’”, 03/04/2007. Webe 1 tahsng 10, 2015 <http://viet.vietnamembassy.us/>
(15) Lâm Vĩnh Bình, Ibid., trang 117.
(16) Standing Committee on Canadian Heritage, “EVIDENCE, Wednesday, April 1, 2015”, No. 039, 2nd session, 41st Parliament, House of Commons, Canada. Web 1 tháng 10, 2015 <http://www.parl.gc.ca/>.
(17) Tomas Chamorro-Premuzic, “How and why we lie at work”, Harvard Business Review, January 02, 2015. Web 1thasng 10, 2015, <https://hbr.org/>.
(18) Lisa Firestone Ph.D., “Why We Lie and How to Stop”. The many lies we tell hurt us in the end. Psychology Today, Sep 23, 2013. Web, 1 tháng 10, 2015 <https://www.psychologytoday.com>.
(19) Dương Văn Ba, “Những ngã rẽ”, Chương 3, Mục “Quê hương của một “ Bà Lớn” – Thiệu “playboy”.
(20) Dương Văn Ba, Ibid., Chương 5, Mục “Quan hệ rủ rê, một định mệnh”.
(21) Hoàng Lan Chi, “Hội Quốc Tế Y Sĩ trao giải thưởng văn học Melbourne 2014”, trang Hoàng Lan Chi, July 23, 2014. Web 1 tháng 10, 2015 <http://hoanglanchi.com/>.
(22) Cao Nguyên, “Nhớ Thầy”, Trang Ái Hữu Đại học Sư phạm Sài Gòn, 10/2013. Web 1 tháng 10, 2015 <http://daihocsuphamsaigon.org/>.

Người Việt hải ngoại nói gì về việc tàu Mỹ vào khu vực đảo nhân tạo Trung Quốc ?

Trung Quốc đánh cuộc trên sự sợ hãi, trên sự lo ngại của thế giới để lấn tới. Nhưng mà Trung Quốc còn có rất nhiều vấn đề nội bộ, môi trường, kinh tế...
 
VIETNAM-CHINA-US-MARITIME-MILITARY-FILES
Khu trục hạm USS Lassen của hải quân Mỹ, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP
Khu trục hạm USS Lassen của hải quân Mỹ, có trang bị tên lửa dẫn đường, đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá Subi và Vành Khăn là nơi Trung Quốc cho bồi đắp thành các đảo nhân tạo trong thời gian qua.
Trong khi Việt Nam chưa chính thức bày tỏ quan điểm, người Việt hải ngoại nói gì về động thái mới nhất này của Hoa Kỳ trên biển Đông ?
Theo một viên chức quốc phòng Mỹ, cuộc tuần tra của khu trục hạm USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh các bãi nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trong thời gian qua, đã kéo dài vài tiếng đồng hồ và là cuộc tuần tra đầu tiên trong hoạt động mang tên Tự Do Trên Biển.
Đối với giới quan sát nước ngoài, dù được gọi là hoạt động thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng động thái của USS Lassen được coi như một sự thách thức Trung Quốc thường đơn phương tuyên bố chủ quyền của mình đến 90% diện tích biển Đông.
Đồng tình
Vào khi Bộ Ngoại Giáo Trung Quốc lên tiếng nói rằng hoạt động của chiến hạm USS Lassen là bất hợp pháp, rằng Bắc Kinh sẽ theo dõi hoạt động của chiến hạm Hoa Kỳ cũng như sẽ đáp trả bất cứ hành động khiêu khích của bất cứ quốc gia nào, người Việt hải ngoại lại coi nhẹ lời đe dọa này mà và bày tỏ sự đồng tình với Washington.
Từ Moscow, nhà báo Nguyễn Minh Cần :
"Hành động vừa qua của Hoa Kỳ là bước tiến mạnh mẽ để cảnh báo Trung Quốc đừng làm càn trên Biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ giữ thái độ rất trung lập trên Biển Đông, tức là họ không hoan nghênh Việt Nam, Philippines hay Trung Quốc làm chuyện đó, nhưng hành động đối với Trng Quốc như thế này là một thái độ rất mạnh mẽ. Tôi cho rằng thái độ đó cũng trợ giúp cho Việt Nam mình và cái đó mình rất đáng hoan nghênh.
Tất nhiên chúng ta cũng không mong muốn có chiến tranh trên Biển Đông, nhưng mà trước thái độ điên cuồng trắng trợn của Trung Quốc thì hành động cảnh báo của Hoa Kỳ như vậy rất quan trọng, để cho bà con mình trong nước phấn khởi, tiếp tục đấu tranh dù rằng chính quyền bạc nhược không dám làm mạnh trong vấn đè này. Đây là cơ hội cơ hội cho đồng bào mình lên tiếng thật mạnh mẽ".
Lý do mà Hoa Kỳ viện dẫn cho việc tàu chiến của mình đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các bãi đá là Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển không công nhận các bãi đá, như Subi và Vành Khăn, không có người ở và thường là bãi chìm khi thủy triều lên, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Từ New York, Hoa Kỳ, tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc, cũng là người chuyên nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng Mỹ hành động đúng lúc :
"Luật Biển nói rằng xây một hòn đảo hoặc một khu nhân tạo trên biển khơi, tôi nói biển khơi là khu biển không thuộc về ai thì không có chủ quyền, không có lãnh hải. Vì vậy Mỹ có quyền đi qua và đây là quyền mà Mỹ muốn xác định và họ nói vẫn tiếp tục làm.
Tôi nghĩ việc làm của Mỹ như vậy là đúng thời điểm chứ nếu để Trung Quốc mạnh hơn, có khả năng hơn phản ứng lại vân vân... thì sẽ gây khó khăn hơn mà có thể đưa đến chiến tranh. Còn trong trường hợp bây giờ về kinh tế và nhiều mặt khác Trung Quốc cũng phải đưa vào Mỹ cho nên chỉ dọa già chứ không dám có phản ứng bằng bạo lực".
Cảm ơn chính phủ Mỹ
danhcuoc3
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, phát biểu với tư cách người Việt Nam ông muốn ngỏ lời cảm ơn chính phủ Mỹ đã phủ nhận một cách quyết liệt hành động bành trướng và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông :
"Với tư cách một người Việt Nam tôi cho rằng sự kiện này là một sự kiện đáng mừng. Còn đối với tư cách một người bình thường và tôn trọng pháp lý, tôi phải nói rằng việc Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ xâm phạm chủ quyền của họ hoàn toàn không có cơ sở. Ngay sự hiện diện của Trung Quốc ở Hoàng Sa Trường Sa đã vi phạm luật pháp quốc tế, đòi chủ quyền vùng 12 hải lý chung quanh lại càng vô lý. Trung Quốc đánh cuộc trên sự sợ hãi, trên sự lo ngại của thế giới để lấn tới. Nhưng mà Trung Quốc còn có rất nhiều vấn đề nội bộ, môi trường, kinh tế... Tôi cho rằng vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là ván bài tháu cáý, hoa Kỳ cũng biết đó chỉ là sự tháu cáy. Tôi có thể đánh cuộc với bất cứ ai rằng sẽ không có chiến tranh trên Biển Đông".
Mỹ không hề phạm luật khi mang tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc tùy tiện xây đắp, còn xung đột thì chắc chắn không thể xảy ra . Đó cũng là quan điểm của nhà văn Nam Giao, nguyên giáo sư đại học Laval ở Quebec, Canada :
"Cả hai bên, Mỹ và Trung Quốc, đều biết rằng phải nhân nhượng với nhau để tránh những xung đột lớn hơn mà tác động có thể rất khủng khiếp. Người Việt Nam vỗ tay hoan nghênh cách hành xử của Mỹ thì cũng hết sức chính xác thôi bởi vì chuyện Trung Quốc nói vùng lưỡi bò thuộc quyền Trung Quốc nó hoàn toàn đi ngược lại với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển".
Nhà báo Nguyễn Văn Huy, cư ngụ tại Pháp, thường xuyên có những bài bình luận về tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, cho rằng chỉ có hoa Kỳ mới đủ khả năng tạo áp lực đồng thời cảnh cáo Trung Quốc không thể dùng sức mạnh quân sự để áp đặt uy quyền và khống chế các nước đang có tranh chấp trong vùng Đông Nam Á :
"Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào là để cảnh cáo Trung Quốc không thể sử dụng tính bá quyền áp đặt uy quyền trong khu vực tự do đi lại trên biển Đông chiếm 1/3 lưu lượng hàng hải quốc tế, trong đó quyền lợi của Mỹ rất cao.
Với những điều kiện hiện nay tôi thấy sẽ có sự giàn xếp bởi vì Bắc Kinh với Washington đang có những cuộc trao đổi cấp cao về vấn đề đi lại của máy bay và tàu chiến trên Biển Đông. Chắc chắn hai bên sẽ có sự giàn xếp ngấm ngầm nào đó để tránh va chạm trực tiếp".
Về phản ứng của Việt Nam, vẫn lời nhà báo Nguyễn Văn Huy, có 2 điểm cần lưu ý là phản ứng của dân và phản ứng của nhà cầm quyền :
"Phản ứng của dân chúng chúng thì đúng là "vỏ quyết dày có móng tay nhọn", sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện đang gặp đối thủ xứng đáng. Còn về phản ứng của chính phủ tôi thấy rất tế nhị, sự tuyên bố của Việt Nam trong lúc này phải rất dè đạt vì tuy có một lực lượng hải quân đang phát triển nhưng chưa phải là đối thủ của Trung Quốc, vấn đề lên tiếng do đó rấtlà  tế nhị. Khi tàu chiến của Hoa Kỳ tiến vào khu vực này thì cũng là tiến vào khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng phía Việt Nam không phát biểu gì hết. Bình thường mà nói, im lặng tức là đồng ý. Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam cũng ủng hộ sự hiện diện của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông. Đ là một hy vọng mà Việt Nam tin sẽ làm cho Trung Quốc nhường bước trong vấn đề củng cố những căn cứ đã chiếm đóng của Việt Nam trên vùng Trường Sa".
Từ tháng Chín Mỹ từng tuyên bố là hải quân và không quân Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ đâu mà luật lệ quốc tế cho phép. Sau khi thực hiện cuộc tuần tra hôm qua, 27 tháng Mười, một quan chức Bộ quốc phòng Mỹ nói Washington không chỉ nhắm vào Bắc Kinh mà còn hướng đến việc tuần tra quanh các bãi đá và cơ sở nhân tạo do Việt Nam và Philippines bồi đắp trong quần đảo Trường Sa nữa.
Ít nhiều có quan điểm khác biệt với những ý kiến rên là cựu trung tá hải quân Trần Văn Sơn ở California, còn được biết đến dưới tên bình luận gia Trần Bình Nam :
"Hải quân Hoa Kỳ hay chính phủ Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này là cũng để thử coi phản ứng Trung Quốc như thế nào. Lần này tôi nghĩ sẽ có phản ứng rộng rãi hơn qua đường ngoại giao chẳng hạn.
Còn về lâu về dài, như mình thấy tàu chạy qua rồi cũng chạy qua thôi, sau khi phản đối xong thì tàu phải trở về căn cứ. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ ngưng kế hoạch đắp bồi thêm các đảo, lần này qua hành động của Hoa Kỳ tôi tin Trung Quốc sẽ có thái độ rất bình thường là sẽ xây cất một cách qui mô hơn và đương nhiên Hoa Kỳ cũng sẽ có thái độ phả đối, gởi thêm vài chiến mạm chạy gần các đảo đó hơn, hay là cho máy bay bay trên không phận ...Mọi việc cũng lập đi lập lại như vậy thôi và cuối cùng mình thấy rằng Trung Quốc cứ lợi dụng những việc đó mà tiếp tục xây cất.
Tôi có cảm tưởng Hoa Kỳ làm cái việc phải làm thôi, không làm thì uy tín giảm, nhưng làm thì Hoa Kỳ ở trong tình trạng Trung Quốc thắng mà Hoa Kỳ thua. Tôi nghĩ viễn ảnh tương lai có lẽ là như vậy".
Đó là suy nghĩ và nhận định của người Việt hải ngoại trước chuyện khu trục hạm Hoa Kỳ tiền sâu vào vùng biển 12 hải lý quanh các đạo nhân tạo của Trung Quốc.
Mọi ý kiến đều được tôn trọng và đưa lên cho rộng đường dư luận song không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 28/10/2015

Khủng hoảng ngân sách Việt Nam : Thống đốc Bình ở đâu ?

không "thành công" với kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam càng đẩy nhanh con tàu tài chính quốc gia đến bờ vực phá sản.
 
ngansach2
Nhân viên đếm tiền tại một quầy giao dịch của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam ở Hà Nội.
Sự ‘biến mất’ trên mặt công luận của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng - đô la - tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.
Tín hiệu ‘vỡ đập’
Giới quan chức Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bất lực lẫn bất nhất khi cố ngăn chặn nạn vỡ đập ngân sách.
Không có chuyện Chính phủ thoái vốn để trả nợ nước ngoài’ - Lần này người ta muốn đưa nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn ra đính chính trước biện pháp không thể chối cãi của Chính phủ về việc thoái vốn đồng loạt tại 10 tập đoàn lớn. Ông Muôn khẳng định chắc nịch như thế tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư của Tập đoàn VinaCapital.
Thế nhưng cùng lúc, vài chuyên gia rất thân cận với Chính phủ lại khẳng định điều ngược lại. Điều được coi là "khó khăn ngân sách" và trách nhiệm phải trả nợ công là lẽ đương nhiên mà ngay cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không thể chố cãi.
Từ giữa năm nay, khi Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính nghiên cứu thực thi chính sách bán dần một số công trình đã hoàn tất như cầu, đường, sân bay… để thu tiền cho ngân sách, thực tế đã cho thấy rõ tình hình "thùng rỗng kêu to". Không chỉ cán bộ công chức mà cả đến người dân cũng hiểu rằng rất có thể đến một lúc nào đó ngân sách sẽ hoàn toàn rỗng ruột và chẳng còn gì để trả lương cho đội ngũ "hành là chính".
Tín hiệu "vỡ đập" mới nhất vừa xuất hiện khi Bộ Tài chính Việt Nam phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phát hành 3 tỷ USD trái phiếu nhằm tái cơ cấu nợ trong nước trong giai đoạn 2015-2016.
Con số 3 tỷ USD cho kế hoạch phát hành trái phiếu này lớn gấp 3 lần so với số trái phiếu quốc tế có giá trị 1 tỷ USD do chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối năm 2014.
Vài tờ báo trong nước tỏ ra hồ hởi đầy giả tạo : "Nhà nước sắp thu về nhiều tỷ đô la từ trái phiếu quốc tế". Nhưng khốn nỗi, báo cáo của Bộ Tài đã chứng tỏ một tâm trạng hết sức hoang mang. Không chỉ tình trạng bội chi ngân sách đang không biết làm thế nào giảm bớt, mà phần nợ công đến hạn phải trả lại đang ngập đến tận cổ. 
Nếu vào tháng 5/2015, báo cáo của Bộ Tài chính lên Quốc hội về việc sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn kiên định với chỉ số nợ công so với GDP ước năm 2014 là 59,6%, thì đến tháng 9/2015, Học viện Chính sách và Phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán lại và đưa ra con số nợ công trong năm 2014 là 66,4% GDP, tức vượt cả ngưỡng nguy hiểm là 65% GDP.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tung ra chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 12 "quyết định về nhân sự cao cấp" của đảng.
Cũng cần lưu ý rằng mới chỉ vào giữa năm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và cũng là một trong số 200 ủy viên Trung ương đảng, đã đáp rất thành thật : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm" tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khi ông được hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự thật là bất chấp việc chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên tung ra các báo cáo tô hồng về "kinh tế quốc gia như GDP tăng hơn 6% và nợ công vẫn an toàn", rõ ràng là tình hình ngân sách đã trở nên cực kỳ khó khăn từ cuối năm 2014, và quá khó để tìm ra nguồn để trả nợ nước ngoài.
Ai mua trái phiếu ?
Một khi chính phủ đã phải "cắn răng" thoái vốn tại 10 tập đoàn lớn, trong đó có cả "con bò sữa" Vinamilk, để rút ra 10.000 tỷ đồng dùng cho "chi tiêu ngân sách", có thể hiểu rằng hàng loạt công trình xây dựng trụ sở và tượng đài ngàn tỷ, kể cả cái đề án "đổi mới sách giáo khoa" lên đến 34.000 tỷ của một bộ trưởng quá thiếu liêm sỉ để từ chức… đã góp phần to lớn như thế nào vào việc làm khánh tận quê hương và vắt kiệt sức chịu đựng của dân chúng. 
Dân chúng đã vậy, song gần 3 triệu công chức viên chức cũng đang lâm nạn. Cùng thời điểm tuyên bố kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính bất ngờ tiết lộ việc "có thể hoãn tăng lương năm 2016 đối với cán bộ công chức".
Từ mấy năm qua, năm nào chính sách tăng lương cho công chức viên chức cũng được mang ra bàn thảo. Nhưng sau hết, thành quả cao nhất vẫn chỉ là một lời hứa hẹn. Sự thật rất rõ ràng là nếu vào những năm trước, khi ngân sách chưa đến nỗi "dội vào vách đá" như hiện nay mà còn không thể tăng lương, thì thử hỏi lấy tiền ở đâu ra để trả lương trong những năm tới, khi tình hình còn khó khăn hơn nhiều.
Cũng mới đây, chính Bộ Tài chính đã phải đề nghị "vay nóng" Ngân hàng nhà nước 30.000 tỷ đồng để "tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách". Sau một thời gian giằng co, Ngân hàng nhà nước đã chấp nhận cho Bộ Tài chính vay một "gói 30.000 tỷ đồng". Trước đó vào tháng 4/2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính vay từ quỹ dự trữ ngoại hối. Mặc dù số ngoại tệ dự trữ quốc gia là khá lớn - lên đến 37 tỷ USD - nhưng đề xuất này đã vấp phải phản ứng khá mạnh mẽ của giới chuyên gia do lo sợ sẽ gây thâm hụt dự trữ ngoại hối và mất ổn định tiền tệ.
Hàng loạt dấu hiệu ngân sách cạn tiền đang lồ lộ hiện ra.
Chẳng có gì chắc chắn là kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế lần này sẽ "thành công" như vụ phát hành 1 tỷ USD cuối năm ngoái. Chưa kể đến việc đối tượng nào đã mua 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam lần trước vẫn còn là một bí mật mà cho đến nay chưa được công bố.
Đã có đồn đoán cho rằng người mua 1 tỷ USD trái phiếu năm ngoái không phải là doanh nghiệp nước ngoài mà chính là doanh nghiệp trong nước.
Vào cuối năm 2013, một tập đoàn làm ăn tham nhũng và nợ ngập đầu là Vinashin đã có kế hoạch phát hành 600 triệu USD trái phiếu ra quốc tế. Tuy nhiên cho tới nay, dường như kế hoạch này không mang lại kết quả nào.
Gần đây, một số đợt phát hành trái phiếu trong nước của chính phủ đã bị ế ẩm. Dường như tình hình các ngân hàng thương mại đã có nhiều dấu hiệu cạn tiền. Một số ngân hàng thậm chí còn bắt đầu lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình ‘biến mất’ ?
Trong khi con số 500.000 tỷ đồng nợ xấu ngân hàng vẫn còn nguyên vẹn, sự "biến mất" trên mặt công luận của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng - đô la - tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.
Vào cuối tháng 7/2015, ngay sau khi ký kết hợp tác với đối tác Mỹ tại Washington, ông Nguyễn Xuân Sơn, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng GP, đã bị Bộ Công an bắt khẩn cấp tại Việt Nam.
Nếu không "thành công" với kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng, càng đẩy nhanh con tàu tài chính quốc gia đến bờ vực phá sản.
Khi đó, tất cả sẽ cho thấy rằng báo cáo "kinh tế vẫn ổn định và phát triển" của Chính phủ sau 9 năm "điều hành linh hoạt và uyển chuyển" là không tưởng như thế nào !
Ngay sau khi nổ ra cuộc cách mạng tại Ukraine vào đầu năm 2014, cảnh sát phát hiện trong nhà cựu bộ trưởng năng lượng của chế độ Yanukovych bị lật đổ hàng triệu USD và tới 42 kg vàng. Nhưng ngân khố quốc gia khi đó chỉ còn vỏn vẹn 500 ngàn đô la…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 28/10/2015

Kinh nghiệm nóng hổi từ Belarus

Nhóm lãnh đạo và nhóm trí thức nào sẽ vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm quý báu của Belarus vào thực tiễn nước ta… vì cuộc sống xứng đáng làm người của nhân dân ?
 
belarus2
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko
Mấy tháng nay, tình hình nước Cộng hòa Belarus thu hút sự quan tâm của công luận quốc tế.
Belarus ở phía Tây Bắc châu Âu, có gần 10 triệu dân, là một trong những nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong Liên bang Xô viết bị giải thể cuối năm 1991. Belarus khôi phục chủ quyền quốc gia ngày 27/7/1990, tuyên bố độc lập ngày 25/8/1991.
Từ khi độc lập đến nay Belarus đã có nhiều thay đổi. Hơn 20 năm nay qua Belarus bị dư luận phương Tây đánh giá là bảo thủ, còn giữ lại nhiều di sản thời Xô viết cũ, duy trì một khu vực kinh tế chỉ huy với các cơ sở quốc doanh rộng lớn, nhất là ngành lọc dầu và chế tạo máy kéo, hạn chế kinh doanh tư nhân, bóp nghẹt giai cấp trung lưu. Hiện nay Belarus là một chế độ độc đoán, độc tài cá nhân, bóp nghẹt tư do dân chủ, hầu như không có tự do báo chí, không có báo tư nhân, đàn áp các cuộc biểu tình, bỏ tù khá nhiều công dân đòi nhân quyền và dân chủ. Chính vì chế độ độc đoán như thế nên Belarus bị lên án rất mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, còn bị trừng phạt về kinh tế - tài chính, bị nhiều nước tẩy chay, không cho nhập cảnh, kể cả tổng thống và thủ tướng. Phương Tây đánh giá rất xấu chế độ chính trị của Belarus và gọi Tổng thống Alexander Lukashenko là "nhà độc tài cuối cùng của châu Âu". Nhờ vào bộ máy tuyên truyền rộng khắp và bộ máy an ninh rộng lớn, ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 20 năm qua.
Hơn một năm nay Tổng thống Lukashenko đã có những đổi mới về chính trị rất ngoạn mục. Trước những biện pháp trừng phạt nặng nề của phương Tây, ông đã ban hành những quyết sách rất cơ bản, mạnh dạn, bất ngờ, như thả gần hết tù chính trị, mở rộng chế độ đa đảng, cho phép các Đảng Mặt trận Nhân dân, Dân chủ Thiên chúa giáo, Mặt trận Trẻ, Cánh tả Thống nhất, Lao động và Công lý đưa người ra tranh cử và được tự do vận động, với báo chí truyền đơn, vô tuyến truyền hình và truyền thanh riêng biệt. Lần này có 4 ứng cử viên tổng thống và ông đã đắc cử với tỷ lệ cao hơn những lần trước, áp đảo các ứng cử viên khác. Cuộc bầu cử năm nay được 1.200 nhà quan sát quốc tế của Liên Hiệp Quốc, của Liên Âu và CIS đánh giá là công bằng, nghiêm chỉnh, không bị nghi ngờ như 4 lần trước.
Vì sao Tổng thống A. Lukashenko lại được người dân tín nhiệm cao như vậy, tuy bị mang cái tiếng là "nhà độc tài cuối cùng của châu Âu" ?
Trước hết ông Lukashenko có một tư cách cá nhân khá là đặc biệt. Vốn là đảng viên cộng sản thời Liên Xô cũ, từng ở trong quân đội Hồng quân, rồi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp, làm giám đốc một nông trường nhỏ. Ông rất say mê học hỏi, hoạt động chính trị rất sớm, trúng cử đại biểu Quốc hội khi mới hơn 30 tuổi do tính ngay thẳng. Năm 1993 ông được bầu làm Chủ tịch ủy ban chống tham nhũng của Hạ viện khi tham nhũng lan tràn ở mọi cấp, mọi nơi. Trên chức vụ đó ông đã cương quyết khui ra các vụ bê bối, hối lộ ở ngay thượng tầng quyền lực, điều tra, truy tố 70 cán bộ cao cấp, kể cả nguyên chủ tịch quốc hội và nguyên thủ tướng, không khoan nhượng bất kỳ ai. Riêng việc này ông được dân quý trọng, tin cậy để được bầu luôn 5 nhiệm kỳ. Nhân dân Belarus còn quý mến ông Lukashenko về cách phát biểu luôn luôn giản dị, dễ hiểu và pha trộn hài hước của ông.
Không phải chỉ có vậy, ông còn tỏ ra có nhãn quan của một chính khách già dặn, mưu lược. Khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra, ông không ngại làm phật lòng ông bạn lớn Nga khi ông lên án cuộc xâm chiếm bán đảo Crimea, bày tỏ cảm tình với Tổng thống Ukraine Poroshenko, rồi tuyên bố sẵn sàng đứng trung lập, mời các bên liên quan đến thủ đô Minsk hội đàm. Với sự kiện này ông nổi lên là một nhà lãnh đạo quốc gia có thiện chí và viễn kiến. Đến khi Tổng thống Putin can thiệp bằng quân sự vào vùng Đông Ukraine, ông lên tiếng phản đối, không sợ nguồn cung cấp của Nga cho các cơ sở lọc dầu của nước mình bị cắt. Ông còn không cho Nga xây dựng một sân bay quân sự lớn trên đất Belarus như đã hứa hẹn, vì cho rằng ông Putin không đáng tin.
Vẫn chưa hết, sau những quyết sách sáng suốt, mạnh dạn như trên, các nước phương Tây đã quyết định dỡ bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt do vi phạm nhân quyền sau khi phần lớn tù chính trị được trả tự do, một cuộc bầu cử dân chủ đa đảng nghiêm chỉnh được tổ chức, và ông Lukashenko tỏ rõ ý muốn xích lại gần với các nước phương Tây, bất chấp đồng minh cũ là Nga tỏ thái độ đe dọa. Mấy tháng nay ông ra sức cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, còn bày tỏ ý muốn gia nhập khối Liên Âu, như Ba Lan, Lithuania và Latvia - 3 nước này có hơn 1 nghìn kilômét biên giới chung với Belarus.
Sự kiện Ukraine và Belarus thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa lâu dài của Nga là 2 thất bại to lớn đối với Tổng thống Putin, người đang cố tìm cách khôi phục sự khống chế đối với một số nước Xô Viết cũ, cụ thể là với Ukraine, Belarus, Lithuania, Latvia là 4 nước quan trọng nhất, ở ngay sườn phía Tây nước Nga. Tuy không nói ra, đây là nỗi đau hơn hoạn cho người hùng Putin.
Belarus với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Cũng là một nước cộng sản chư hầu của Liên Xô cũ, cũng có biên giới dài với một nước cộng sản lớn luôn có dã tâm bành trưóng và thôn tính, cũng đứng trước nạn tham nhũng lan tràn, mọi cấp, cũng trước ngã ba đường nên theo hướng ? Chịu ách Bắc thuộc thêm nữa ? Hay duy trì quan hệ bình thường nhưng liên minh toàn diện với các nước dân chủ hùng mạnh văn minh như Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Úc, EU và Hoa Kỳ để có thế chiến lược ưu việt chưa từng có, bảo đảm cho nước Việt Nam an bình, phát triển nhanh và phồn vinh, hạnh phúc cho toàn dân ?
Nhóm lãnh đạo và nhóm trí thức nào sẽ vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm quý báu của Belarus vào thực tiễn nước ta, với những quyết sách mạnh bạo, sáng tạo, độc đáo, có trách nhiệm cao, vì cuộc sống xứng đáng làm người của nhân dân ?
Một hướng đi quá dễ khi có thiện chí, cũng quá khó nếu như còn chủ nghĩa cá nhân, vẫn nhẫn tâm quay lưng lại với nhân dân, với đồng bào ruột thịt đang khao khát tự do.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 28/10/2015

Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước ?

Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác, các mặt yếu sẽ được khắc phục và các mặt mạnh sẽ được phát huy. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên một trận tuyến chung trong việc dân chủ hóa đất nước.
 
lamgi2
Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.
Với chữ "chúng ta" ở đây, tôi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nghe nói cộng đồng ấy đã lên đến trên dưới bốn triệu người sống rải rác trên khoảng một trăm quốc gia trên thế giới. Đó là một cộng đồng khá đa tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, những cách thức rời bỏ quê hương khác nhau, từ những người vượt biên và những cựu tù nhân chính trị được ra đi chính thức đến những người được thân nhân bảo lãnh, các cựu du học sinh và những người quyết định định cư ở nước ngoài chỉ vì lý do thuần tuý kinh tế.
Tuy đa tạp như vậy, nhưng tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh : lưu vong. Chung ở tâm thế : tâm thế lưu vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính : Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể chung liên quan đến nguồn cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc lõng trên đất khách. Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hóa quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở cái nơi mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất cả đều sống trong trạng thái ở giữa : giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.
Trong các đặc điểm vừa nêu, điều đáng chú ý nhất là những ám ảnh về quê cũ. Những ám ảnh ấy có nhiều biểu hiện khác nhau. Có người thấy thỏa mãn với việc thỉnh thoảng bay về quê hương như một du khách. Có người thường xuyên theo dõi các biến chuyển ở quê hương một cách thụ động. Có người trăn trở muốn làm một cái gì đó để thay đổi tình hình đất nước. Chính với nhóm người sau cùng này, một câu hỏi thường được đặt ra : Liệu những nỗ lực của họ có thành hiện thực ? Hay nói cách khác, rộng hơn, liệu những người đó có thể làm được gì cho đất nước ?
Để trả lời câu hỏi ấy, không thể không nhìn lại kinh nghiệm của các cộng đồng lưu vong trên thế giới. Sau năm 1917, cả hàng triệu người Nga bỏ nước ra đi. Sau năm 1945, hàng triệu người Đông Âu bỏ nước ra đi. Họ, cũng giống chúng ta, không ngớt thao thức về đất nước, và một số khá đông cũng tìm mọi cách để dân chủ hóa đất nước của họ. Nhưng họ còn hơn chúng ta ở một điểm : Trong họ, có nhiều tài năng có tầm vóc thế giới, nhiều tên tuổi nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ khoa học đến văn học nghệ thuật. Cuối cùng, họ đã làm được gì cho đất nước của họ ?
Câu trả lời khá buồn : hầu như không được gì cả. Từ đầu thập niên 1980 trở về trước, bất chấp những sự phê phán và phản kháng của các cộng đồng lưu vong ở nước ngoài, các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vẫn vững mạnh. Cuối thập niên 1980, các chế độ cộng sản ở những nơi ấy lần lượt sụp đổ vì những lý do khác chứ không hề từ những nỗ lực tranh đấu từ bên ngoài. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, các cộng đồng lưu vong cũng không đóng góp được gì trong quá trình dân chủ hóa chế độ. Từ trước đến sau, các cộng đồng lưu vong đều là những kẻ ngoại cuộc, bất lực và vô vọng.
So với các cộng đồng lưu vong Nga và Đông Âu trước đây, cộng đồng lưu vong Việt Nam có gì khác ?
Có.
Cái khác căn bản nhất là ở thời đại : Chúng ta, may mắn hơn, sống trong thời toàn cầu hoá, trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet, phát triển vượt bậc khiến quan hệ trong và ngoài nước được dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Trước, những tiếng nói phản kháng của những người lưu vong, kể cả những người từng đoạt giải Nobel về văn chương, từ Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) đến Joseph Brodsky (1940-1996), đều chỉ vang lên ở Tây phương chứ không vọng về được trong nước họ. Bây giờ, với chúng ta, tình hình khác hẳn. Bất cứ tiếng nói nào được cất lên ở hải ngoại, qua mạng lưới internet, được người trong nước nghe ngay tức khắc. Con đường ngược lại cũng tương tự : một tiếng kêu từ trong nước, trong vòng tích tắc, đã được tiếp nhận ở hải ngoại.
Với những quan hệ chặt chẽ giữa trong và ngoài nước như vậy, những nỗ lực tranh đấu của người Việt ở nước ngoài sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hiệu quả ấy có thể thấy trên hai khía cạnh : Thứ nhất, người Việt ở hải ngoại đóng góp phần lớn vào tiến trình quốc tế hóa cuộc đấu tranh trong nước. Một trong những lý do chính làm cho các chính phủ Tây phương cũng như các tổ chức về nhân quyền trên thế giới biết đến những sự đàn áp thô bạo của chính quyền Việt Nam chính là nhờ các nỗ lực vận động của người Việt ở nước ngoài. Không có họ, các tiếng gào thét cất lên từ trong nước rất dễ tan biến vào hư không. Thứ hai, điều người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp cho những người Việt tranh đấu ở trong nước là về phương diện lý luận. Người Việt ở trong nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về sự độc tài và tàn ác của chế độ, nhưng điều họ thiếu là những kinh nghiệm về dân chủ cũng như tầm nhìn bao quát về địa chính trị vốn là mặt mạnh của những người Việt Nam ở hải ngoại.
Nói cách tóm tắt, qua các mạng truyền thông xã hội, người Việt trong và ngoài nước cùng bắt tay nhau trên con đường tranh đấu cho tự do và dân chủ. Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác, các mặt yếu sẽ được khắc phục và các mặt mạnh sẽ được phát huy. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên một trận tuyến chung trong việc dân chủ hóa đất nước.
Nguyễn Hưng Quốc 
Nguồn : VOA, 28/10/2015

 
Powered by Blogger