20:20 21/10/2015
Friday, October 23, 2015
10 quốc gia có giá xăng chưa đến 8.000 đồng một lít
10:13 AM
tuonglaidantoc
Giá xăng tại Turkmenistan chỉ 0,29 USD/lít (tương đương 6.467 đồng).
Venezuela
Giá xăng: 0,02 USD/lít (tương đương 440 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 16.614 USD
Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới với 297,7
tỷ thùng. Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ
dầu, chiếm khoảng 96% kim ngạch xuất khẩu, khoảng 40% doanh thu của
Chính phủ và chiếm 11% GDP cả nước.
Với mức giá chỉ bằng 1 chiếc kẹo và gần như cho không, Venezuela
được cảnh báo cần phải thay đổi chính sách giá nhiên liệu siêu thấp nếu
như không muốn kinh tế tiếp tục trì trệ và tăng trưởng âm như hiện nay.
Tuy vậy, điều này ở Venezuela, bởi nhiều người vẫn còn lo sự một cuộc
bạo loạn khiến hàng trăm người chết vào những năm 1980 do Chính phủ tăng
giá nhiên liệu. Ảnh: Business Insider.
Libya
Giá xăng: 0,15 USD/lít (tương đương 3.345 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 6.570 USD
Là một trong 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, Libya
cũng là quốc gia có diện tích lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế
giới, với 90% diện tích là sa mạc. Khoảng 80% GDP của Libya là đến từ
dầu mỏ, và đây cũng là mặt hàng chiếm 97% tổng lượng xuất khẩu. Vào
những năm 2010 - 2011, Libya có mức thu nhập kinh tế quốc dân trên đầu
người cao nhất Bắc Phi, cũng như là một trong những nước có mức GDP trên
đầu người cao ở châu Phi.
Sở hữu nguồn dầu mỏ lớn nên dễ hiểu vì sao giá xăng dầu của Libya
rất thấp, chỉ khoảng 0,14 USD một thùng và không thay đổi trong 3 năm
trở lại đây. Tuy nhiên, nhiều người dân Libya lại không được hưởng chính
sách này bởi khủng hoảng chính trị và nội chiến kéo dài khiến họ phải
tị nạn tại các quốc gia láng giềng hoặc cập bến châu Âu. Ảnh: CNN.
Ả-rập Xê-út
Giá xăng: 0,16 USD/lít (tương ứng 3.568 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 24.161 USD
Quốc gia Trung Đông này có trữ lượng dầu thô khoảng 268,4 tỷ thùng
và là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Lượng dầu khai thác cũng mang
lại nguồn thu chủ yếu cho Ả-rập Xê-út, với 75% ngân sách và 90% tổng
giá trị xuất khẩu.
Để người dân được hưởng lợi ích từ giá nhiên liệu thấp, riêng trong
năm 2015, số tiền mà Chính phủ Ả-rập Xê-út dự chi để trợ giá cho người
dùng lên tới 52 tỷ USD. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới trong tháng
8-9/2015 lần đầu xuống mức 40 USD trong 6 năm qua đã dấy lên những lo
ngại với giới chức của Ả-rập Xê-út. ẢNh: CNN.
Algeria
Giá xăng: 0,21 USD/lít (tương đương 4.683 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 5.498 USD
Algeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 3 châu Phi sau Libya và
Nigeria. Từng phát triển rất mạnh mẽ trong giai đoạn giá dầu thế giới ở
đỉnh cao, Algeria ngày nay lại lâm vào khó khăn khi thâm hụt ngân sách
được dự đoán sẽ ở mức 22,1% và tăng trưởng kinh tế chỉ còn 3,3% trong
năm 2015.
So với 2 năm trước, giá xăng của Algeria hiện nay thậm chí còn giảm
tới 30%. Các ngành công nghiệp của quốc gia này đều được quốc hữu hóa,
do đó, xăng dầu cũng là mặt hàng được Chính phủ trợ giá mạnh. Ảnh: CNBC.
Kuwait
Giá xăng: 0,22 USD/lít (tương đương 4.900 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 45.100 USD
Trữ lượng dầu thô của Kuwait là 104 tỷ thùng/năm, và nguồn thu từ
dầu mỏ đóng góp 95% GDP. Năm 2014, đồng dinar của Kuwait là đồng tiền
giá trị cao nhất thế giới, và đây là lý do khiến giá xăng của nước này
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi dùng của người dân.
Kuwait cũng là nước có chính sách trợ giá xăng rất lớn, để đảm bảo người dân được hưởng phúc lợi rất cao. Theo đánh giá của Bloomberg, chỉ 0,2% người dân nước này không đủ tiền để chi cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu. Ảnh: Bloomberg.
Bahrain
Giá xăng: 0,28 USD/lít (tương đương 6.244 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 24.868 USD
Bahrain là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong thế
giới Ả-rập và đang dần trở thành một trung tâm tài chính và quyền lực.
Đây được coi là một trong những cái nôi của văn minh Trung Á, và được
mệnh danh là viên ngọc Vịnh Ba Tư. Ảnh: Bloomberg.
Qatar
Giá xăng: 0,28 USD/lít (tương đương 6.244 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014):
97.519 USD Qatar là quốc gia giàu có nhất thế giới Ả-rập. Khoảng 14% số
hộ gia đình ở đây là triệu phú, với thu nhập chủ yếu đến từ dầu mỏ và
các sản phẩm khí đốt.
Giá nhiên liệu vốn không phải là vấn đề
lớn đối với quốc gia vùng Vịnh có GDP bình quân đầu người cao thứ nhì
thế giới, nhưng Chính phủ nước này vẫn tiếp tục trợ giá cho mặt hàng
nhiên liệu. Ảnh: Business Insider.
Turkmenistan
Giá xăng: 0,29 USD/lít (tương đương 6.467 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 9.032 USD
Suốt 10 năm nay, những người sở hữu xe ô tô ở quốc gia Trung Á này
được hưởng 120 lít xăng miễn phí mỗi tháng. Với mức hỗ trợ như vậy, thì
mức giá xăng bán lẻ 0.19 USD/lít ở Turkmenistan gần như trở nên vô nghĩa
với những người có ôtô.
Chính phủ nước này đã cam kết trợ giá cho một loạt sản phẩm xăng
dầu ít nhất đến năm 2030. Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ của Turkmenistan
rất thấp, còn Tổng thống đương nhiệm đã sắp hết nhiệm kỳ, nên không rõ
Chính phủ có thể thực hiện được lời hứa này đến cùng hay không. Ảnh: Bloomberg.
Oman
Giá xăng: 0,31 USD/lít (tương đương 6.913 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 19.310 USD
Oman không phải là cái tên thường xuyên được nhắc đến khi nói về
thế giới Ả-rập, song đất nước này sở hữu một nền kinh tế khá vững mạnh.
Quốc gia này cũng có trữ lượng dầu lớn nhất trong số các nước không
thuộc OPEC ở khu vực Trung Đông, với 5,5 tỷ thùng. Ảnh: Business Insider.
Iran
Giá xăng: 0,34 USD/lít (tương đương 7.582 đồng)
Thu nhập bình quân đầu người (2014): 5,315 USD
Iran có trữ lượng dầu thô là 157,3 tỷ thùng và từng là quốc gia
xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong OPEC. Tuy nhiên, nước này phải phụ thuộc
lớn vào nguồn xăng nhập khẩu, vì các nhà máy lọc dầu hoạt động không
đúng công suất thiết kế.
Ngoài ra, những bất ổn chính trị và cuộc chiến lâu dài của Chính
phủ với các nước phương Tây trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp
hạt nhân đã khiến Iran kiệt quệ về tài chính. Chính phủ nước này đã buộc
phải thực hiện các biện pháp trợ giá nhiên liệu cho người dân. Ảnh: Bloomberg.
Theo Zing news
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment