Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, October 20, 2015

Nam Ossetia muốn sáp nhập vào Nga, kịch bản mới cho Ukraine

(Tin tức 24h) - Nhà lãnh đạo Cộng hòa Nam Ossetia tự xưng Leonid Tibilov muốn trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.

Nam Ossetia muốn sáp nhập vào Nga
Ngày 19/10, Thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Cộng hòa Nam Ossetia tự xưng Leonid Tibilov, bà Ghana Yanovska ngày 19/10 cho biết trong cuộc họp với trợ lý của Tổng thống Nga, Vladislav Surkov, ông Tibilov đã bày tỏ ý định tổ chức trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga.
Theo bà Yanovska, ông Tibilov cho rằng việc sáp nhập vào Nga là nguyện vọng từ lâu nay của người dân Nam Ossetia.
Hãng tin Regnum dẫn lời ông Tibilov nói: "Thực tế chính trị hiện nay là như vậy, chúng tôi phải thực hiện sự lựa chọn lịch sử, cần sáp nhập với người anh em Nga để đảm bảo an ninh và thịnh vượng trong nhiều thế kỷ cho nước cộng hòa, nhân dân chúng ta."
Nam Ossetia muon sap nhap vao Nga, kich ban moi cho Ukraine
Nhà lãnh đạo Cộng hòa Nam Ossetia tự xưng Leonid Tibilov. (Ảnh: TASS)
Ông Tibilov cho rằng việc tổ chức trưng cầu ý dân là cần thiết từ quan điểm pháp lý, tính đến kết quả các cuộc trưng cầu ý dân năm 1992 và 2006. Ông Tibilov bày tỏ tin tưởng người dân Nam Ossetia sẽ ủng hộ sáng kiến trên.
Ông kết luận: "Trưng cầu ý dân, với kết quả tích cực là điều tôi không hề nghi ngờ, sẽ cho phép gắn kết dân tộc chúng tôi, mang lại đổi mới và tái thiết tất cả các tiến trình tích cực trong xã hội,"
Ông nhấn mạnh tất cả các bước đi nhằm hiện thực hóa kết quả trưng cầu ý dân ở Nam Ossetia sẽ chỉ được thực hiện theo thỏa thuận với Moskva.
Còn nhớ, trước đó, ngày 18/3/2015, Nga đã ký Hiệp ước Liên minh và Hội nhập với Nam Ossetia - khu vực ly khai của Gruzia. Động thái này bị chính quyền Tbilisi lên án là nhằm hiện thực hóa âm mưu thâu tóm của Moskva trong khi bị Phương Tây cho là có thể đe dọa ổn định và an ninh khu vực.
Thỏa thuận khung này do Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibilov ký kết, trong đó phác thảo những kế hoạch nhằm hợp nhất các lực lượng an ninh, các cơ quan quân sự và hải quan của Nam Ossetia với các cơ quan của Nga.
Cũng theo hiệp ước này, Nga sẽ bảo vệ đường biên giới của Nam Ossetia. Nga đã công nhận Nam Ossetia là một quốc gia độc lập sau cuộc chiến kéo dài 5 ngày với Gruzia hồi năm 2008. Tuy nhiên, hầu hết các nước khác vẫn coi khu vực này là một phần của Gruzia.
Kịch bản Moldova tái diễn
Một bài góc nhìn đăng trên Bloomberg đánh giá, kịch bản những gì đang diễn ra tại Moldova nhiều khả năng sẽ lặp lại tại Ukraine nếu chính phủ Kiev không sớm cải thiện tình hình.
Theo nhà báo Marc Champion của tờ Bloomberg, để phần nào hiểu được cách Tổng thống Vladimir Putin có thể kéo Ukraine từ phương Tây về lại phía mình mà "không tốn giọt mồ hôi", hãy nhìn những gì đang diễn ra tại quốc gia láng giềng Moldova.
Theo ông Champion, Moldova đã phải chịu cảnh "xung đột đóng băng" với Transnistria kể từ năm 1992. Giống như Ukraine, Moldova bị trộn lẫn giữa hai bản sắc, khi mà kể cả số đông người dân nói tiếng Romania cũng không biết nên tự coi mình là người Romania hay người Moldova.
Và cũng giống như Ukraine, thể chế chính trị Moldova đầy rẫy tham nhũng và tiêu cực.
Cựu Thủ tướng Filat trong ngày bị bắt. Ảnh: Sputnik
Tuần trước, chánh công tố của quốc gia nông nghiệp với 3,5 triệu dân này đã ra lệnh hủy quyền miễn truy tố và bắt giữ cựu Thủ tướng Vlad Filat với cáo buộc tham những 1 tỉ USD trong thời gian tại chức. Ông Filat đã bị điều ra khỏi tòa nhà quốc hội ngay khi quyết định được đưa ra.
Ông Champion cho biết, những người biểu tình, cũng như đa số người dân Moldova, ủng hộ việc kết thân với EU. Nhưng khác với 2 lần Maidan của Ukraine, chính phủ đang bị công kích hiện nay ở Moldova lại là chính phủ thân phương Tây chứ không phải thân Nga.
Nói cách khác, nếu các cuộc biểu tình dẫn đến bầu cử vào thời điểm này, một đảng thân Nga nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng.
Theo ông Champion, nếu chính phủ tiếp tục thất bại trong chiến dịch chống tham nhũng và đánh mất lòng tin của người dân, viễn cảnh tương tự Moldova sẽ sớm xảy ra tại Ukraine.
Hệ quả là chính phủ thân phương Tây của ông Petro Poroshenko sẽ bị lật đổ, thay vào đó là các thế lực với những cách tiếp cận khác. Dù đó là những người có tư tưởng cực hữu hay thân Nga, điều đó cũng sẽ giúp Putin đạt được mục đích: phá vỡ quan hệ Ukraine-EU.
Trở lại với Moldova, một vấn đề nhức nhối tại đây là các nhà tài phiệt của đảng thân phương Tây hay đảng thân Nga đều chẳng mặn mà gì với các cuộc cải cách nhằm chấm dứt tham nhũng. Ngoài ra, không có một thế lực chính trị trong sạch nào đủ khả năng lên nắm quyền.
Cựu Thủ tướng Filat đã kiếm lời bất chính từ quyền lực chính trị của mình, nhưng ông cũng là người đem lại cho Moldova thỏa thuận hợp tác thương mại với EU, cũng như quyền miễn thị thực cho người dân nước này tại châu Âu.
Đây cũng là lý do tại sao tất cả những đợt công kích của các đảng phái thân Nga đều nhắm vào việc "triệt hạ" ông Filat. Họ cũng đứng sau giật dây những cuộc biểu tình quy mô nhất để kêu gọi chính phủ truy tố cựu Thủ tướng, và đã đạt được mục đích của mình.
Cũng theo ông Champion, chính phủ thân phương Tây của Moldova hiện tại vẫn sẽ cầm cự được đến khoảng mùa xuân năm sau, chủ yếu vì theo hiến pháp nước này, đó là khoảng thời gian gần nhất mà một cuộc tổng tuyển cử đột xuất có thể được tổ chức.
Nếu điều đó xảy ra, kể cả những nhà ngoại giao phương Tây lạc quan nhất cũng phải công nhận một đảng thân Nga sẽ lên nắm quyền tại Moldova. Khi đó, nạn tham nhũng vẫn sẽ hiện hữu, nhưng kẻ được lợi sẽ là phe thân Nga.
NATO tập trận lớn nhất trong 13 năm
Ngày 19/10, NATO và các đồng minh bắt đầu cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong 13 năm tại Địa Trung Hải để biểu dương sức mạnh, đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga, trải dài từ Baltic đến Syria.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow nói, cuộc tập trận Trident Juncture cho thấy NATO "có thể đối phó với mọi điều, từ chiến tranh thông thường tới chiến tranh công nghệ hiện đại và chiến tranh tâm lý".
"Cuộc tập trận gửi thông điệp rõ ràng cho bất kỳ kẻ xâm lược tiềm năng nào. Mọi nỗ lực xâm phạm chủ quyền của một quốc gia thành viên NATO sẽ chịu sự đáp trả kiên quyết của toàn bộ NATO" - chỉ huy cấp cao NATO, tướng Philip Breedlove nói.
Cuộc tập trận có sự tham gia của 36.000 binh sĩ, thủy thủ, phi công từ hơn 30 nước, nhằm kiểm tra khả năng đáp trả các mối đe dọa an ninh mới của các đồng minh.
Cũng tại lễ khai mạc, ông Breedlove nói: "Chúng tôi rất quan ngại về việc xây dựng lực lượng của Nga. Đầu tiên là ở Kaliningrad, Biển Đen và giờ đây là đông Địa Trung Hải". Các quan chức NATO nhấn mạnh, tổ chức này sẵn sàng và có khả năng bảo vệ bất kỳ nước nào trong khối, và sức mạnh tổng hợp của NATO lớn hơn rất nhiều so với khả năng quân sự của Nga.
Tâm điểm của cuộc tập trận là thành phố Trapani, vùng Sicily, Italia, sau đó mở rộng ra Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước lân cận. Cuộc tập trận mô phỏng một nước lớn xâm lược một nước thành viên nhỏ của NATO, tạo cuộc khủng hoảng tôn giáo và sắc tộc, đe dọa cắt nguồn cung cấp năng lượng và tự do hàng hải, với nguy cơ khủng bố và tấn công mạng.
Quang Hưng (Tổng hợp)

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger