Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, October 27, 2015

Việt Nam tham gia vào TPP, ngành nào hưởng lợi nhất?

Việt Nam vốn là nước có tính tự do hóa thương mại thấp so với các nước khác nên sẽ có lợi khi tham gia TPP, nhưng ảnh hưởng của TPP đến các ngành là khác nhau.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều bước tiến cho Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Nhưng kể từ sau 2007, khía cạnh tiêu cực của hội nhập đã bộc lộ rõ hơn, khiến cho nền kinh tế có lúc trở nên chao đảo và suy giảm. Do vậy, có thể khẳng định hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng gây nhiều thách thức không nhỏ.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), tiềm năng hội nhập của chúng ta rất lớn bởi chúng ta nằm ở tâm điểm của dòng hội nhập. Hội kinh tế Asean sẽ bắt đầu đi vào thực hiện từ cuối năm nay; Hiệp định thương mại tự do ký kết với EU, Hàn Quốc, khối thuế quan chung của Belarus… và đặc biệt là với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Transpacific Partnership – TPP)  sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều triển vọng.
Dệt may và da giày là những ngành được hưởng lợi
Việt Nam vốn là nước có tính tự do hóa thương mại thấp so với các nước khác nên sẽ có lợi khi tham gia TPP, nhưng ảnh hưởng của TPP đến các ngành là khác nhau. Chẳng hạn như dệt may, da giày là những ngành được hưởng lợi vì chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, những ngành như chăn nuôi, sữa sẽ bị ảnh hưởng bởi TPP.
“Tuy nhiên, hội nhập sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam thông qua thương mại và đầu tư, nhưng thách thức mà tôi muốn nhấn mạnh là nếu như chúng ta không có nỗ lực cải tổ mạnh mẽ kinh tế và xã hội, đi liền với đó là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai… thì chúng ta sẽ thu được cái lợi ít hơn nhiều so với tiềm năng hội nhập đó, thậm chí có thể còn biến những cơ hội đó thành thách thức.”, ông Nguyễn Đức Thành khuyến nghị.
Để  đánh giá tác động của TPP đối với Việt Nam, VEPR đã dành hẳn một chương trong Báo cáo thường niên Kinh tế VN 2015. Qua đó, nhóm nghiên cứu của VEPR chỉ ra những tác động của hiệp định đối các nước tham gia đều cho thấy một dự báo đáng khích lệ rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước tham gia TPP.
Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, giúp Việt Nam thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành.
Trong cả 3 kịch bản do VEPR đưa ra, Việt Nam đều là nước có thay đổi GDP thực tế theo phần trăm cao nhất trong 12 nước thành viên TPP, tăng từ 1,03% đến 2,11%, chủ yếu nhờ tăng đầu tư và tiêu dùng. Mức tăng này tương đương với giá trị tuyệt đối là 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD, khá thấp so với con số của Nhật Bản, Canada (trong cả 3 kịch bản) và Mĩ (trong 2 kịch bản thuận lợi hóa thương mại dịch vụ). Riêng về đầu tư, mức tăng của Việt Nam là nổi bật trong khối, xấp xỉ Nhật Bản, gấp đôi Úc, Malaysia và Mĩ .
Về thương mại, trong khi nhập khẩu tăng mạnh thì xuất khẩu lại chứng kiến mức giảm nhẹ, khiến Việt Nam đi sâu hơn vào nhập siêu. Xét đến thay đổi theo ngành nhờ TPP, có sự dịch chuyển trong sản xuất và lao động từ các ngành Việt Nam không còn lợi thế so sánh (các ngành nông nghiệp) sang các ngành Việt Nam vẫn đang có lợi thế (đặc biệt là ba ngành dệt may, da giày và dịch vụ tiện ích).
Với kết quả trên, VEPR cho rằng điều cần thiết đối với Việt Nam hiện nay là cần thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào.  Áp dụng hợp lý các biện pháp nhằm cân bằng cán cân ngân sách khi thu từ thuế quan sẽ bị sụt giảm.  Cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh.  Tăng cường nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật hợp lý khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ.  Đồng thời cần thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư tăng thêm (bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài).

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger