Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Thursday, October 22, 2015

Tóm lược thông tin về Hiệp định TPP vừa được hoàn tất

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Đàm phán TPP được khởi động từ năm 2005 và đến nay đã thu hút sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các nước này đang nỗ lực hướng tới việc ký kết thoả thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi đã bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm 2013. Theo ước tính, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
1.Tuyên bố chung về kết thúc đàm phán TPP
Sau hơn 5 ngày đàm phán căng thẳng tại Atlanta, Hoa Kỳ, vào 9h sáng ngày 5/10/2015 theo giờ địa phương, các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố chung về việc kết thúc đàm phán TPP:
“Chúng tôi, Bộ trưởng Thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam rất vui mừng tuyên bố rằng chúng tôi đã kết thúc thành công đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Sau hơn 5 năm đàm phán, chúng tôi đã đạt được một thoả thuận, sẽ tạo ra công ăn việc làm, tạo động lực tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và thúc đẩy sáng tạo trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Thoả thuận này đạt được sau khi các nước đã giải quyết được những vấn đề khó khăn nhất còn tồn đọng sau Hội nghị Bộ trưởng TPP hồi tháng 07/2015 tại Hawaii, Hoa Kỳ. Đó là các vấn đề dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng linh kiện ôtô nhập khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, Canada và Mỹ mở cửa thị trường cho các sản phẩm bơ sữa của New Zealand và thời gian giữ bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm sinh dược thế hệ mới
2.Tóm tắt TPP
Ngay sau khi Tuyên bố kết thúc đàm phán TPP được đưa ra, trên trang web chính thức của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã đăng bản Tóm tắt TPP trong đó mô tả các đặc điểm và nội dung chính của 30 Chương Hiệp định, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…. Các chương bắt đầu với thương mại hàng hóa,  hải quan và thuận lợi hóa thương mại, vệ sinh kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.  Tiếp theo là các chương quy định về phòng vệ thương mại, đầu tư, dịch vụ, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường. Nhằm đảm bảo Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm, TPP cũng có các chương về “các vấn đề xuyên suốt” và các vấn đề giải quyết tranh chấp, ngoại lệ hay các điều khoản về thể chế.
Như vậy, có thể thấy rõ mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này. Đối với Việt nam, TPP sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với WTO. Với  161 thành viên, WTO xuất hiện những nhược điểm cơ bản là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì. Trong đó, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….
TPP sẽ điều chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong nước. Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên.  Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP. 
Ngoài ra, với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế. 
Một điểm đáng lưu ý nữa trong TPP, đó là, Hiệp định này dành riêng một chương nói về doanh nghiệp Nhà nước, trong đó, xác định đây là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác. Doanh nghiệp Nhà nước trong TPP được đảm bảo có quyền tiến hành các hoạt động thương mại, trên cơ sở tính toán thương mại để cung cấp các dịch vụ công, nhưng không độc quyền và đảm bảo cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.  Tòa án có quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý một cách công bằng với tất cả các doanh nghiệp. Chương này cũng quy định các trường hợp ngoại lệ cho doanh nghiệp Nhà nước không có ảnh hưởng trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước.
3.Lộ trình tiếp theo
Bước tiếp theo, các nhà đàm phán sẽ tiến hành các công việc kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho việc công bố cho công chúng về nội dung văn bản đàm phán TPP như rà soát pháp lý, dịch, soạn thảo và thẩm định câu chữ. Hiện tại vẫn chưa có thông tin nào về việc bao giờ TPP sẽ được chính thức ký kết. 
 
Trích nguồn: Tổng hợp
Tác giả: Thu Hiền

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger