Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Sunday, October 25, 2015

Doanh nghiệp “chờ chết” có xu hướng tăng mạnh

Xét trên bình diện các con số thống kê, lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh trong năm 2015.

Doanh nghiệp “chờ chết” có xu hướng tăng mạnh
Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong ngắn hạn.
Báo cáo thống kê chuyên đề mới nhất về doanh nghiệp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, 9 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động của cả nước là 47.604 doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, 12.437 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 35.167 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Liên tục trong 3 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động đã liên tục tăng (9 tháng 2014 tăng 15,6% so với cùng kỳ 2013).
Xét theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, có 17.183 công ty TNHH 1 thành viên chiếm hơn 36%.
15.398 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 32,346%; 5.738 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,056%; 9.284 công ty cổ phần chiếm 19,5% và 1 công ty hợp danh chiếm 0,002%.
Về quy mô vốn, thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2015 số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,7% trên tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động. Con số này ở thời điểm cùng kỳ năm 2014 là 92,2%.
Nếu xét theo vùng lãnh thổ, trong 9 tháng đầu năm 2015 tất cả các vùng trong cả nước đều có tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng nhiều nhất là 56,7%, tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 41,2%, Tây Nguyên tăng 32,8%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 24,2%, Đồng bằng Sông Hồng tăng 17,5% và Đông Nam Bộ tăng 2%.
Về lĩnh vực hoạt động, thống kê cho thấy, duy nhất có lĩnh vực kinh doanh bất động sản là có tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Ở chiều ngược lại, các ngành khác đều có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 103,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 46,7%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 28%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 24,8%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga tăng 24,3%; Giáo dục và đào tạo tăng 21,4%...
VĨNH TRÀ

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger