Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, October 27, 2015

Tư duy chưa thay đổi, hội nhập khó thành công!

Kinh tế tri thức chỉ đóng góp dưới 3% GDP, tri thức này thật sự có ra được tiền hay không, từng doanh nhân phải trả lời chứ không phải Chính phủ.

Công nghệ thông tin được xác định là khâu đột phá cho Việt Nam nhưng hiện vẫn chỉ nằm ở khu vực thượng tầng
30 năm vẫn chưa thay đổi!
Tại Hội thảo thường niên khu vực Asean ngành tài chính ngân hàng 2015 do Viện Nhân lực ngân hàng tổ chức, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, nguyên Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT, đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghệ thông tin (CNTT) thay đổi từng ngày.
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong 3 ngành cùng với nông nghiệp và du lịch sẽ là cứu cánh cho Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi cho Việt Nam trong lĩnh vực CNTT hiện nay vẫn chỉ nằm ở thượng tầng.
Nghị quyết 19 về phát triển ngành CNTT được cho là rất sáng suốt nhưng đến nay vẫn loay hoay chưa biết triển khai thế nào.
“Trong khi cộng đồng doanh nhân của chúng ta chưa có thay đổi gì về tư duy, chúng ta vẫn ngồi trách cứ, vẫn ngồi chờ những doanh nghiệp sân sau, đây là thứ tư duy không hề thay đổi trong vòng 30 năm qua. Cơ hội chỉ đến với những doanh nghiệp biết tân dụng,”, ông Hòa nói.
Vậy doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì? Hãy quay về bản chất sự thật, giữa lúc thế giới đang thay đổi về công nghệ cao thì chúng ta vẫn loay hoay tìm cách thay đổi về tư duy, nhưng vẫn không thay đổi được.
Điểm mấu chốt của hội nhập là năng lực cạnh tranh. Vậy năng lực cạnh tranh của chúng ta là gì mà diễn đàn kinh tế thế giới nhiều năm qua vẫn chưa hề thay đổi suy nghĩ và đánh giá về Việt Nam?
Trong khi chúng ta "đội sổ" trong bảng xếp hạng hàng loạt các chỉ số, duy chỉ có chỉ số về môi trường cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực CNTT của chúng đứng đầu toàn cầu trong vòng một thập niên vừa qua.
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới về điện thoại và môi trường inernet của Việt Nam, tỷ lệ nhập khẩu smart phone và sử dụng internet đang đứng đầu thế giới. Nhưng đáng tiếc là phần lớn trong chúng ta dùng môi trường này để chơi game, cá độ bóng đá…
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đứng top 10 về CNTT nhưng mức lương cho một kỹ sư CNTT lại gần như thấp nhất, chỉ khoảng 300-400 USD/tháng/kỹ sư.
Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Ấn Độ về cung cấp dịch vụ CNTT cho Nhật Bản và chúng ta chỉ còn đứng sau Trung Quốc. Có nghĩa là Nhật Bản đã đặt niềm tin rất lớn vào Việt Nam, chủ yếu là nhờ nhân công và các kỹ sư cần cù người Việt.
Ngược với xu thế phát triển
Nhận xét về bức tranh kinh tế của Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa dùng hình ảnh một chiếc xe đạp cũ kỹ, nhưng với chiếc xe đó, chúng ta chẳng thể làm nổi một con ốc, một dây xích hay một cái bulong. Tệ hơn nữa, chiếc xe ấy lại còn bị khóa, và chúng ta đang có những ẩn số bắt buộc phải giải.
Quay trở lại với bản chất của doanh nghiệp. Tri thức là sứ mệnh của doanh nhân, nhưng 100 năm qua tư duy tri thức của những người doanh nhân vẫn không thay đổi. Đầu thế kỷ 20, người Pháp dùng hình ảnh những người phu và cu li để truyển tải về hình ảnh Việt Nam. Ngày nay, đáng tiếc là vẫn thế, tư duy phát triển chưa hề thay đổi.
Để chứng minh cho nhận định trên, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa lấy ví dụ: Nhật Bản không có tài nguyên, không có FDI, không có mọi thứ, một đất nước có dân số già, họ chỉ còn cách bám vào trí tuệ và sự sáng tạo. Đóng góp vào GDP của Nhật Bản có tới hơn 70% là trí tuệ, sáng tạo.
Với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ xấp xỉ 3%, còn lại chủ yếu là dựa vào khoáng sản, bong bóng ảo của bất động sản, FDI, ODA và dựa vào hàng triệu triệu người công nhân làm cu li.
“Hiện nền kinh tế tri thức đóng góp dưới 3% GDP. Và tri thức này thật sự có ra được tiền hay không, từng doanh nhân phải trả lời chứ không phải Chính phủ. Đừng đổ lỗi cho cơ chế, trong mỗi doanh nghiệp của các bạn tại sao tỷ lệ lãng phí hiện nay đang cao hơn 20 lần so với các doanh nghiệp bình thường ở nước ngoài? Lỗi này đâu phải của Chính phủ, lỗi này thuộc về chính những người tri thức đang làm công việc trong hệ thống,” ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nói.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa lấy ví dụ về triển khai thí điểm hải quan điện tử tại hải quan tỉnh Quảng Ninh, một phát hiện thú vị là khi container hàng hóa cập cảng Singapore và Hong Kong, thủ tục hải quan tại hai nước này lần lượt là 30 phút và 3 giờ đồng hồ.
“Hiện nay, tại tất cả các cảng ở Việt Nam, một container hàng hóa có thể được giữ lại 7-10 ngày. Mọi doanh nghiệp bị tắc bởi hàng chục tờ khai hải quan mà chỉ thiếu một cái dấu phẩy và một cái phong bì là hàng hóa bị giữ lại”.
Với phần mềm hải quan điện tử đã thí điểm thành công tại Quảng Ninh, chỉ mất đúng 5 giờ đồng hồ để hàng hóa thông quan. Nhưng, một bài toán hóc búa được đặt ra: Nếu áp dụng hải quan điện tử, 500 cán bộ hải quan ở Quảng Ninh sẽ… không biết làm gì, trong khi đó, theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, chính họ với cách làm cũ đã làm cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger