Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Monday, October 19, 2015

Tập Cận Bình và cờ 5 sao

Như đã nói ở trên, nếu bình thường thì những văn bản này chả gây chú ý gì đặc biệt, nhưng trong hoàn cảnh « khát vọng đoàn tụ » thì liệu kế hoạch của các Nhóm công tác này đang nằm trong một lộ trình bí mật nào chăng?...”

 
 
nguyenphutrong_tapcanbinh01
"...sai sót kỹ thuật..."
Cuối năm 2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó mới là Phó Chủ tịch nước, nhưng nắm chắc sẽ là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, đã được Việt Nam đón tiếp bằng lá cờ một ngôi sao to và 5 ngôi sao nhỏ. Cờ chính thức của Trung Quốc chỉ có một sao to tượng trưng cho dân tộc Hán và 4 ngôi sao nhỏ đại diện cho các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tây Tạng. Lúc đó, mọi người đã đặt câu hỏi : Việt Nam là ngôi sao thứ năm trên lá cờ đón Tập Cận Bình?
Quan hệ Việt - Trung, kể từ giai đoạn bình thường hóa, vẫn luôn là một mối quan hệ nửa kín, nửa hở. Phần kín là thỏa thuận ngầm, bí mật chỉ có giới lãnh đạo cao nhất nắm giữ. Phần hở là phần phải trưng ra công khai, đôi khi hai bên dùng nhiều câu chữ và hành động tượng trưng để tô vẽ hoặc che lấp phần nào thực chất mối quan hệ này. Cờ 5 sao là một trong những câu chuyện thuộc dạng này.
Thực ra, cũng trong năm 2011, cờ 5 sao đã được VTV1 sử dụng trong buổi đưa tin về chuyến đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc. Hình ảnh chỉ thoảng qua và sự na ná giống nhau giữa 4 sao và 5 sao đã làm người xem ít để ý. Chỉ đến khi nó đã quá rõ như trong đón tiếp Tập Cận Bình, thì cờ 5 sao mới thành câu chuyện. Lúc đó người ta mới giật mình về bí ẩn nào nằm đằng sau nó? Đâu là hậu quả cuối cùng của Hội nghị Thành Đô?
Đến nay, đối với ai quan tâm đến tình hình đất nước thì Hội nghị Thành Đô ít nhiều đã được bật mí. Điều quan tâm lớn nhất của họ có lẽ đang là: đâu sẽ là hậu quả cuối cùng của Hội nghị này? Thác Bản Giốc, Mục Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa, việc người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên đất nước này đã là cái giá cuối cùng chưa? Hay cái giá còn nặng nề hơn nữa?
Chính vì lo ngại trên mà họ không thể bỏ qua vụ việc cờ 5 sao như một sai sót kỹ thuật, mà họ tin chắc rằng đây là một câu chuyện có chủ định của một hoặc cả hai phía. Như định giá cuối cùng mà Việt Nam phải trả cho Hội nghị Thành Đô: Việt Nam sẽ trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc?
Câu chuyện cờ 5 sao nóng lại vì Việt Nam sắp đón Tập Cận Bình vào tháng 11/2015 tới đây.
Nếu chỉ có riêng sự việc cờ 5 sao mà lại gắn nó với « kết quả » thực hiện thỏa thuận ngầm Thành Đô, có thể sẽ là một phán đoán hơi vội vàng, hấp tấp và có phần chủ quan. Nhưng những « sai sót kỹ thuật » thuộc dạng này cứ lặp lại, làm cho mỗi người dân Việt Nam không thể không lo ngại nghĩ tới một hậu quả đen tối hơn đang đe dọa vận mệnh của đất nước. 
Đầu tiên phải kể đến những bí ẩn nhân vật Phùng Quang Thanh. Hãy khoan chưa nói đến việc ông chết đi, sống lại, rồi gần đây, khi sắp đón Tập Cận Bình, lại bắt đầu lên tiếng, mà đi luôn vào sự kiện ông xuất hiện trở lại trong buổi truyền hình « Khát vọng đoàn tụ ». Nếu trong buổi truyền hình này người ta không sử dụng đoạn nhạc mà được coi là quốc ca thứ hai của Trung Quốc thì có lẽ mọi người sẽ không để tâm nhiều đến tên của chương trình. Ngày dành cho thương binh và liệt sĩ lại mang cái tên khát vọng đoàn tụ. Nó vu vơ đến mức khó hiểu. Nhưng chính những thứ vu vơ này làm chúng ta càng đặt dấu hỏi. Lại là những sai sót có chủ định? Ngày đoàn tụ sắp đến gần ư? Người ta đang nuôi khát vọng để đạt được nó?
Ngành giáo dục thì đang dậm dịch đưa tiếng Trung trở lại trong chương trình đào tạo con em chúng ta. Khi mọi thứ cứ tối dần đi, thì bất cứ một đột biến nào cũng trở thành con ma ám ảnh.
Nếu quan hệ Việt-Trung không có những mờ ám, thì những thỏa thuận hai bên ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2015 của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bình thường như những chuyến đi của các chính khách thế giới khác. Nhưng trong bối cảnh quan hệ hiện nay, mọi người đều muốn soi kỹ hơn, muốn tìm hiểu đằng sau nó còn có điều gì uẩn khúc nữa không? Việt Nam có bị thêm thiệt thòi, lép vế nào nữa không để có thể đổi lấy được sự « bình thường » trong quan hệ với « ông chủ nợ » của mình?
Thí dụ như « Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 ». Có « hương vị » Thành Đô nào trong văn bản hợp tác này không? Ngành ngoại giao Việt Nam thời bấy giờ gọi cuộc gặp Thành Đô với một cái tên khác « giải pháp đỏ », quy tụ các đảng cộng sản còn lại trên thế giới dưới cái ô của đảng cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, trong chuyến đi ông Nguyễn Phú Trọng còn ký kết :
-  Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ.
-  Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
-  Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, nếu bình thường thì những văn bản này chả gây chú ý gì đặc biệt, nhưng trong hoàn cảnh « khát vọng đoàn tụ » thì liệu kế hoạch của các Nhóm công tác này đang nằm trong một lộ trình bí mật nào chăng?
Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam. Họ Tập chắc sẽ giở những ngón đòn tầu cao cấp nhất để « siết giá » Thành Đô.
Cuộc « mặc cả bán mua đỏ tập 2» sẽ diễn biến ra sao? Chính sách mềm dẻo khôn khéo mà Việt Nam vẫn tự hào trong thời gian gần đây có thực sự là khôn khéo không? Hay nó chỉ là một dạng hèn kém, nhu nhược. TPP với Mỹ có phải chiến lược để thoát vòng kim cô Trung Quốc không? Hay vẫn chỉ là sách lược né đòn, đung đưa. Ngấm ngầm can chịu không đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa; chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác; hay làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục lấn tới ở Biển Đông, đã là «đúng giá » đủ để đổi lấy sự cưu mang của Trung Quốc cho đảng cộng sản Việt Nam hay chưa? Lựa chọn nào cho lãnh đạo Việt Nam, đảng hay dân tộc, đất nước?  Dựa vào dân hay dựa vào ngoại bang?
Tinh hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay chỉ là trò chơi « trên miệng hố chiến tranh » giữa các nước lớn với nhau mà thôi. Khả năng bùng nổ đụng độ trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nhiều. Quá khứ đã cho thấy cuối cùng họ dễ xuống nước, đi đến hòa hoãn với nhau.  
Ôi gian nan đời nước nhỏ.
Ôi đau thương cho dân tộc bị cai trị bởi giới lãnh đạo hèn kém, tham lam.
Đặng Xương Hùng
18/10/2015

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger