Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, October 27, 2015

Cơ chế mạnh, chặn đường chây ì của ông lớn

Cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 gần như chắc chắn không về đích theo như kế hoạch. Tuy nhiên, áp lực từ nhiều phía cũng như xu hướng không thể tránh khỏi đang mang đến những luồng gió mới, những tín hiệu mới hứa hẹn một sự đột phá trong thời gian tới.

Áp lực từ nhiều phía cũng như xu hướng không thể tránh khỏi đang mang đến những luồng gió mới, những tín hiệu mới hứa hẹn một sự đột phá trong thời gian tới.
Cơ chế thoáng
Trong những tháng cuối cùng của giai đoạn 2011-2015, hoạt động cổ phần hóa và bán vốn nhà nước bất ngờ sôi động hẳn lên, nổi bật là thông tin Chính phủ chấp thuận cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp làm ăn tốt mà trước đó SCIC có chủ trương nắm giữ lâu dài.
Những DN tốt như Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk (Nhà nước nắm 45,1%), Bảo hiểm Bảo Minh (50,7%), Tái bảo hiểm Quốc gia Vinare (40,4%), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (37,1%), Nhựa Bình Minh (38,4%), FPT (6%), FPT Telecom (50,2%)… sẽ được SCIC thoái vốn và có thể thu khoảng 3 tỷ USD.
Trong những tháng cuối cùng của giai đoạn 2011-2015, hoạt động cổ phần hóa và bán vốn nhà nước bất ngờ sôi động hẳn lên.
Hồi giữa tháng 9, MobiFone cũng đã chính thức chọn Chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hóa. DN viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và từng được đánh giá với giá trị lên tới hàng tỷ USD này chắc chắn là một tâm điểm thu hút giới đầu tư, trong đó có các DN viễn thông nước ngoài đến từ Úc, Nhật và châu Âu.
Hôm 22/10, lần đầu tiên một bệnh viện công lập đã tiến hành IPO thành công. Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (BV GTVT) đã bán đấu giá gần 5 triệu cổ phần lần đầu, tương đương 29,5% vốn, tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) với giá trung bình 23.597 đồng/cp, cao hơn nhiều so với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp.
Hàng loạt các DN nông nghiệp gần đây đã đấu giá thành công. Nhiều DN cảng biển bán vốn tỷ lệ lớn đã được các NĐT lớn tranh nhau mua, thay vì tình trạng ế ẩm do thoái vốn ở mức thấp trong năm trước đó. Các DN thuộc Bộ Giao thông vận tải như các DN Cienco bán vốn rất thuận và DN cũng nhanh chóng làm ăn tốt sau CPH…Trước đó, BV GTVT cũng đã bán 30% vốn điều lệ cho NĐT chiến lược là Tập đoàn T&T của đại gia ngân hàng Đỗ Quang Hiển. Nhà nước chỉ còn nắm giữ 30% vốn điều lệ và 10,52% vốn bán cho người lao động.
Gần đây, hàng loạt các nút thắt CPH cũng đã và đang được tháo gỡ như: cho phép bán theo lô (Quyết định 41/2015), bán dưới mệnh giá (Quyết định 51), áp trách nhiệm trực tiếp lên lãnh đạo DNNN cần CPH, đề xuất xác định giá trị DN theo thực tế, tăng cường minh bạch thông tin (theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP), lên danh mục nới room cho các NĐT nước ngoài…
Không có đường lùi
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hàng loạt các cơ chế chính sách cũng như tư duy rất thông thoáng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự trì trệ và kém hiệu quả của các DNNN, của các DN mà nhà nước nắm quyền chi phối và áp lực từ bên ngoài khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thế giới cũng như áp lực về thâm hụt ngân sách… khiến nỗ lực thoái vốn nhà nước đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong trường hợp Brazil, nước này đã không tận dụng được những năm tăng trưởng bùng nổ để cải cách nền kinh tế, tăng hiệu quả của nền kinh tế. Trong khi đó, Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và xuất khẩu, còn Nga đã phát triển khu vực kinh tê tư nhân nhưng nền kinh tế kém đa dạng, phụ thuộc lớn vào dầu mỏ...Trên thế giới, sự đổ vỡ mô hình kinh tế tăng trưởng nhanh tại Brazil, khủng hoảng TTCK và sự mất giá của đồng NDT tại Trung Quốc, sự mất đà tăng trưởng kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi… là bài học cho nhiều nước đang phát triển và mới nổi.
Dòng vốn ngoại tháo chạy khỏi một số nền kinh tế mới nổi đã làm lộ rõ yếu kém và trì trệ khu vực DNNN. Và cuộc khủng hoảng về động lực phát triển tại các nước mới nổi cho thấy sự cấp thiết phải cải cách kinh tế, nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân năng động.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cho biết, tính từ đầu năm khoảng 100 DN đã được CPH. Trong khi đó, báo cáo trước Quốc hội hôm 20/10 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, dự kiến 2015 sẽ cổ phần hóa được 200 DN so với kế hoạch 289 DN đề ra trước đó.
Như vậy, tổng cộng có khoảng 440 DN CPH và tính chung có khoảng 600 DNNN được sắp xếp lại, tái cơ cấu, đạt hơn 50% kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015. Cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 gần như chắc chắn không về đích theo như kế hoạch.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, những chuyển biến về tư duy, về khuôn khổ pháp lý, cũng như nỗ lực tổ chức thực hiện, cải thiện việc công bố thông tin theo hướng minh bạch và truyền thông rộng rãi với các NĐT trong và ngoài nước, giai đoạn 2016-2020 có thể chứng kiến sự đột phá về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Tới đây, các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh xử lý các nguyên nhân khiến quá trình thoái vốn chậm. Ban giám đốc lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, DNNN sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về tốc độ thoái vốn. Tính minh bạch trong CPH, thoái vốn cũng được đẩy mạnh nhờ vào các quy định buộc đấu giá công khai và gắn với niêm yết cổ phiếu.
Theo Vietnamnet

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger