Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Friday, October 30, 2015

Người Việt hải ngoại nói gì về việc tàu Mỹ vào khu vực đảo nhân tạo Trung Quốc ?

Trung Quốc đánh cuộc trên sự sợ hãi, trên sự lo ngại của thế giới để lấn tới. Nhưng mà Trung Quốc còn có rất nhiều vấn đề nội bộ, môi trường, kinh tế...

 
VIETNAM-CHINA-US-MARITIME-MILITARY-FILES
Khu trục hạm USS Lassen của hải quân Mỹ, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP
Khu trục hạm USS Lassen của hải quân Mỹ, có trang bị tên lửa dẫn đường, đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá Subi và Vành Khăn là nơi Trung Quốc cho bồi đắp thành các đảo nhân tạo trong thời gian qua.
Trong khi Việt Nam chưa chính thức bày tỏ quan điểm, người Việt hải ngoại nói gì về động thái mới nhất này của Hoa Kỳ trên biển Đông ?
Theo một viên chức quốc phòng Mỹ, cuộc tuần tra của khu trục hạm USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh các bãi nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trong thời gian qua, đã kéo dài vài tiếng đồng hồ và là cuộc tuần tra đầu tiên trong hoạt động mang tên Tự Do Trên Biển.
Đối với giới quan sát nước ngoài, dù được gọi là hoạt động thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng động thái của USS Lassen được coi như một sự thách thức Trung Quốc thường đơn phương tuyên bố chủ quyền của mình đến 90% diện tích biển Đông.
Đồng tình
Vào khi Bộ Ngoại Giáo Trung Quốc lên tiếng nói rằng hoạt động của chiến hạm USS Lassen là bất hợp pháp, rằng Bắc Kinh sẽ theo dõi hoạt động của chiến hạm Hoa Kỳ cũng như sẽ đáp trả bất cứ hành động khiêu khích của bất cứ quốc gia nào, người Việt hải ngoại lại coi nhẹ lời đe dọa này mà và bày tỏ sự đồng tình với Washington.
Từ Moscow, nhà báo Nguyễn Minh Cần :
"Hành động vừa qua của Hoa Kỳ là bước tiến mạnh mẽ để cảnh báo Trung Quốc đừng làm càn trên Biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ giữ thái độ rất trung lập trên Biển Đông, tức là họ không hoan nghênh Việt Nam, Philippines hay Trung Quốc làm chuyện đó, nhưng hành động đối với Trng Quốc như thế này là một thái độ rất mạnh mẽ. Tôi cho rằng thái độ đó cũng trợ giúp cho Việt Nam mình và cái đó mình rất đáng hoan nghênh.
Tất nhiên chúng ta cũng không mong muốn có chiến tranh trên Biển Đông, nhưng mà trước thái độ điên cuồng trắng trợn của Trung Quốc thì hành động cảnh báo của Hoa Kỳ như vậy rất quan trọng, để cho bà con mình trong nước phấn khởi, tiếp tục đấu tranh dù rằng chính quyền bạc nhược không dám làm mạnh trong vấn đè này. Đây là cơ hội cơ hội cho đồng bào mình lên tiếng thật mạnh mẽ".
Lý do mà Hoa Kỳ viện dẫn cho việc tàu chiến của mình đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các bãi đá là Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển không công nhận các bãi đá, như Subi và Vành Khăn, không có người ở và thường là bãi chìm khi thủy triều lên, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Từ New York, Hoa Kỳ, tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc, cũng là người chuyên nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng Mỹ hành động đúng lúc :
"Luật Biển nói rằng xây một hòn đảo hoặc một khu nhân tạo trên biển khơi, tôi nói biển khơi là khu biển không thuộc về ai thì không có chủ quyền, không có lãnh hải. Vì vậy Mỹ có quyền đi qua và đây là quyền mà Mỹ muốn xác định và họ nói vẫn tiếp tục làm.
Tôi nghĩ việc làm của Mỹ như vậy là đúng thời điểm chứ nếu để Trung Quốc mạnh hơn, có khả năng hơn phản ứng lại vân vân... thì sẽ gây khó khăn hơn mà có thể đưa đến chiến tranh. Còn trong trường hợp bây giờ về kinh tế và nhiều mặt khác Trung Quốc cũng phải đưa vào Mỹ cho nên chỉ dọa già chứ không dám có phản ứng bằng bạo lực".
Cảm ơn chính phủ Mỹ
danhcuoc3
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, phát biểu với tư cách người Việt Nam ông muốn ngỏ lời cảm ơn chính phủ Mỹ đã phủ nhận một cách quyết liệt hành động bành trướng và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông :
"Với tư cách một người Việt Nam tôi cho rằng sự kiện này là một sự kiện đáng mừng. Còn đối với tư cách một người bình thường và tôn trọng pháp lý, tôi phải nói rằng việc Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ xâm phạm chủ quyền của họ hoàn toàn không có cơ sở. Ngay sự hiện diện của Trung Quốc ở Hoàng Sa Trường Sa đã vi phạm luật pháp quốc tế, đòi chủ quyền vùng 12 hải lý chung quanh lại càng vô lý. Trung Quốc đánh cuộc trên sự sợ hãi, trên sự lo ngại của thế giới để lấn tới. Nhưng mà Trung Quốc còn có rất nhiều vấn đề nội bộ, môi trường, kinh tế... Tôi cho rằng vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là ván bài tháu cáý, hoa Kỳ cũng biết đó chỉ là sự tháu cáy. Tôi có thể đánh cuộc với bất cứ ai rằng sẽ không có chiến tranh trên Biển Đông".
Mỹ không hề phạm luật khi mang tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc tùy tiện xây đắp, còn xung đột thì chắc chắn không thể xảy ra . Đó cũng là quan điểm của nhà văn Nam Giao, nguyên giáo sư đại học Laval ở Quebec, Canada :
"Cả hai bên, Mỹ và Trung Quốc, đều biết rằng phải nhân nhượng với nhau để tránh những xung đột lớn hơn mà tác động có thể rất khủng khiếp. Người Việt Nam vỗ tay hoan nghênh cách hành xử của Mỹ thì cũng hết sức chính xác thôi bởi vì chuyện Trung Quốc nói vùng lưỡi bò thuộc quyền Trung Quốc nó hoàn toàn đi ngược lại với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển".
Nhà báo Nguyễn Văn Huy, cư ngụ tại Pháp, thường xuyên có những bài bình luận về tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, cho rằng chỉ có hoa Kỳ mới đủ khả năng tạo áp lực đồng thời cảnh cáo Trung Quốc không thể dùng sức mạnh quân sự để áp đặt uy quyền và khống chế các nước đang có tranh chấp trong vùng Đông Nam Á :
"Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào là để cảnh cáo Trung Quốc không thể sử dụng tính bá quyền áp đặt uy quyền trong khu vực tự do đi lại trên biển Đông chiếm 1/3 lưu lượng hàng hải quốc tế, trong đó quyền lợi của Mỹ rất cao.
Với những điều kiện hiện nay tôi thấy sẽ có sự giàn xếp bởi vì Bắc Kinh với Washington đang có những cuộc trao đổi cấp cao về vấn đề đi lại của máy bay và tàu chiến trên Biển Đông. Chắc chắn hai bên sẽ có sự giàn xếp ngấm ngầm nào đó để tránh va chạm trực tiếp".
Về phản ứng của Việt Nam, vẫn lời nhà báo Nguyễn Văn Huy, có 2 điểm cần lưu ý là phản ứng của dân và phản ứng của nhà cầm quyền :
"Phản ứng của dân chúng chúng thì đúng là "vỏ quyết dày có móng tay nhọn", sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện đang gặp đối thủ xứng đáng. Còn về phản ứng của chính phủ tôi thấy rất tế nhị, sự tuyên bố của Việt Nam trong lúc này phải rất dè đạt vì tuy có một lực lượng hải quân đang phát triển nhưng chưa phải là đối thủ của Trung Quốc, vấn đề lên tiếng do đó rấtlà  tế nhị. Khi tàu chiến của Hoa Kỳ tiến vào khu vực này thì cũng là tiến vào khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng phía Việt Nam không phát biểu gì hết. Bình thường mà nói, im lặng tức là đồng ý. Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam cũng ủng hộ sự hiện diện của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông. Đ là một hy vọng mà Việt Nam tin sẽ làm cho Trung Quốc nhường bước trong vấn đề củng cố những căn cứ đã chiếm đóng của Việt Nam trên vùng Trường Sa".
Từ tháng Chín Mỹ từng tuyên bố là hải quân và không quân Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ đâu mà luật lệ quốc tế cho phép. Sau khi thực hiện cuộc tuần tra hôm qua, 27 tháng Mười, một quan chức Bộ quốc phòng Mỹ nói Washington không chỉ nhắm vào Bắc Kinh mà còn hướng đến việc tuần tra quanh các bãi đá và cơ sở nhân tạo do Việt Nam và Philippines bồi đắp trong quần đảo Trường Sa nữa.
Ít nhiều có quan điểm khác biệt với những ý kiến rên là cựu trung tá hải quân Trần Văn Sơn ở California, còn được biết đến dưới tên bình luận gia Trần Bình Nam :
"Hải quân Hoa Kỳ hay chính phủ Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này là cũng để thử coi phản ứng Trung Quốc như thế nào. Lần này tôi nghĩ sẽ có phản ứng rộng rãi hơn qua đường ngoại giao chẳng hạn.
Còn về lâu về dài, như mình thấy tàu chạy qua rồi cũng chạy qua thôi, sau khi phản đối xong thì tàu phải trở về căn cứ. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ ngưng kế hoạch đắp bồi thêm các đảo, lần này qua hành động của Hoa Kỳ tôi tin Trung Quốc sẽ có thái độ rất bình thường là sẽ xây cất một cách qui mô hơn và đương nhiên Hoa Kỳ cũng sẽ có thái độ phả đối, gởi thêm vài chiến mạm chạy gần các đảo đó hơn, hay là cho máy bay bay trên không phận ...Mọi việc cũng lập đi lập lại như vậy thôi và cuối cùng mình thấy rằng Trung Quốc cứ lợi dụng những việc đó mà tiếp tục xây cất.
Tôi có cảm tưởng Hoa Kỳ làm cái việc phải làm thôi, không làm thì uy tín giảm, nhưng làm thì Hoa Kỳ ở trong tình trạng Trung Quốc thắng mà Hoa Kỳ thua. Tôi nghĩ viễn ảnh tương lai có lẽ là như vậy".
Đó là suy nghĩ và nhận định của người Việt hải ngoại trước chuyện khu trục hạm Hoa Kỳ tiền sâu vào vùng biển 12 hải lý quanh các đạo nhân tạo của Trung Quốc.
Mọi ý kiến đều được tôn trọng và đưa lên cho rộng đường dư luận song không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 28/10/2015

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger