Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Sunday, October 25, 2015

“Lật tẩy” 10 công nghệ truyền hình tồi tệ nhất

Trang công nghệ Cnet chỉ ra nhiều tính năng truyền hình nhằm "móc túi" khách hàng, xong phần lớn chúng gây hại chất lượng hình ảnh hoặc ít tác dụng.

“Lật tẩy” 10 công nghệ truyền hình tồi tệ nhất
1. Công nghệ 3D
Hầu như không ai sử dụng tính năng 3D cho tivi của họ, kể cả nếu họ có kính. Và đó là một sự thất bại đình đám nhất công nghệ truyền hình, thậm chí Toshiba đã phải loại bỏ hoàn toàn tính năng này trong sản phẩm của hãng. Sẽ không là điều ngạc nhiên khi thấy các nhà sản xuất tivi cũng sớm làm điều tương tự như vậy.
2. Màn hình cong
Tivi màn hình cong là một mánh quảng cáo, ít nhất là ở kích thước và tạo hiệu ứng hình ảnh hiện tại với khoảng cách ghế ngồi. Trong những bài thử nghiệm của Cnet, không nhận thấy sự gia tăng trải nghiệm hình ảnh từ các đường cong. Và những người "xài" tivi màn hình cong LED LCD mất một khoản chi phí tương đối nhiều để mua sản phẩm.
3. Công nghệ 4K
Có gì không ổn với độ phân giải cao? Đó chính là hầu như là không thể phân biệt sự khác biệt giữa HD và 4K khi cùng tiêu chuẩn khoảng cách ngồi xem. Tivi 4K phải ngồi gần mới dễ nhận ra sự khác biệt. Thậm chí tệ hơn, bỏ một khoản tiền lớn để có độ phân giải cao nhưng chất lượng hình ảnh không được cải thiện rõ ràng.
4. LCD
Đây là công nghệ màn hình HDTV thành công nhất, loại bỏ CRT, màn chiếu sau và bây giờ là màn hình plasma, thậm chí khiến cho OLED tụt lùi trên con đường cạnh tranh. Nhưng màn hình LCD và “LED TVs” thường cung cấp chất lượng hình ảnh kém hơn plasma và OLED, các video của chương trình địa phương thường khó cho hình ảnh chất lượng cao tại nhà.
5. Edge-lit LED (Tivi với hệ thống đèn LED nền ở cạnh màn hình)
Bộ thiết lập này bán “đắt như tôm tươi” nhờ vào thiết kế siêu mỏng, nhưng hầu hết tính thống nhất của hình ảnh lại tồi tệ, bởi ánh sáng đèn LED ở cạnh và góc Tivi lại sáng hơn so với Tivi.
6. Tính năng làm mịn hình ảnh
Làm mịn nhân tạo được cài đặt trong nhiều Tivi và có thể tắt được chế độ này, nhưng hầu hết lại được để ở chế độ mặc định. Hình ảnh chuyển động dễ có hiện tượng mờ và tạo quầng xung quanh.
7. Màn hình bóng
Bạn có thể cạo râu nhờ hình ảnh chính mình trên màn hình Tivi. Mặc dù công nghệ này cải thiện độ tương phản, nhưng so với các phiên bản khác nó không thực tác dụng nếu đặt trong một căn phòng nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, tivi màn hình bóng vẫn bán chạy tại các phòng triển lãm, như một chứng minh rằng con người thích những gì sáng bóng.
8. Bảo vệ sao chép HDCP
HDCP được thiết kế để ngăn chặn vi phạm bản quyền, nhưng gây ra sự bất tiện cho người dùng khi thường xuyên gặp phải màn hình trống hoặc màn hình trắng báo hiệu kết nối bị thất bại (yêu cầu tích hợp của HDCP không tương thích). Và hiện tượng này không mau chóng mất đi, gây khó chịu khi sử dụng.
9. Tivi thông minh màn hình rộng
Bạn sẽ không bao giờ dùng đến các trò chơi hay ứng dụng cùng với những giao diện trình duyệt, web rác xuất hiện nhiều trên Smart TV hiện nay. Hầu như các Smart TV lại cung cấp quá nhiều thứ ít được "xài".
10. Công nghệ điều khiển bằng giọng nói và cử chỉ
Nói chuyện hay vẫy tay với chiếc Tivi của bạn có vẻ như là một cuộc cách mạng cho việc điều khiển tivi, nhưng thực tế là bạn sẽ gần như không bao giờ sử dụng một trong hai tính năng trên. Nhấn nút trên điều khiển từ xa dường như luôn là cách tốt hơn để có được điều bạn muốn, và theo tiên đoán thì từ khóa tìm kiếm thường dễ dàng thực hiện thông qua bàn phím ảo hơn là giọng nói.
Theo Kiến Thức

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger