Ông Bảo nói: “Chúng tôi mới nhận đơn nên cũng cần thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án xem tử tù này có bị oan hay không để đảm bảo quyền được sống, quyền con người đã quy định trong Hiến pháp”
Theo ông Bảo, hiện nay thẩm quyền xem xét lại vụ việc không còn thuộc Tòa án tỉnh Thanh Hóa mà sẽ trao về cho Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao.
Trước đó vào buổi chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Việt - mẹ của bị án Lê Văn Mạnh đã tiếp xúc với giới truyền thông cùng hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Luân. Tại buổi tiếp xúc này, bà Việt đã kể lại toàn bộ tiến trình vụ án, lời kêu oan của con trai, cùng với những cáo buộc cơ quan điều tra sử dụng nhục hình, nhằm bức cung, buộc Lê Văn Mạnh nhận tội.
Theo bà Việt, khi Lê Văn Mạnh đứng trong phòng xử án, anh luôn miệng kêu oan, tố cáo bị bức cung, yêu cầu giám định thương tật do bị dùng nhục hình, nhưng thẩm phán đã bác bỏ tất cả, một mực xét xử và kết án theo hồ sơ của cơ quan điều tra.
Sau 11 năm gia đình đi kêu oan, với sự áp lực của dư luận và hỗ trợ của các nhà hoạt động nhân quyền, lần đầu tiên truyền thông nhà nước đã lưu tâm và thông tin về sự việc anh Lê Văn Mạnh
Trong buổi tối cùng ngày, tại Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội đã diễn ra buổi lễ cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam và công lý cho bị án Lê Văn Mạnh. Sân nhà thờ được lấp kín bởi hàng ngàn người yêu chuộng công lý và hòa bình.
Thamdự buổi cầu nguyện, ngoài gia đình từ tù Lê Văn Mạnh, còn có gia đình của hai tử tù khác là Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, cũng là hai trường hợp án oan khác đã từng gây xôn xao dư luận.
Vào ngày 23/10, Tổ chức Ân xã Quốc tế cũng đã lên tiếng về sự việc này và kêu gọi chính quyền Việt Nam hoãn thi anh án đối với tử tù Lê Văn Mạnh.
Tuy nhiên, quá trình minh oan cho Lê Văn Mạnh, cũng như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vẫn còn gian nan. Bởi hệ thống tư pháp Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, cũng như thói bao che sai phạm trong nội bộ chính quyền.
Nhật Nam
0 comments:
Post a Comment