Với một kinh tế đang chậm lại, những mối căng thẳng trong xã hội đang xấu đi, đảng đang suy yếu dần, Trung Quốc rộng lớn nhưng mong manh khó có đủ khả năng ứng phó với những thảm họa kinh tế hay ngoại giao, đừng nói đến một cuộc chiến với Hoa Kỳ. Nền kinh tế Trung Quốc căn bản lệ thuộc vào thương mại tự do thế giới và giây chuyền cung ứng toàn cầu. Với Trung Quốc, chiến tranh đồng nghĩa với đại thảm họa cả về kinh tế và xã hội.
Hơn nữa, Bắc Kinh gần như không có đồng minh mạnh có sức ảnh hưởng lớn trong vùng và đang phải chịu đựng một sự cô lập mang tính chiến lược. Tình huống sẽ trở nên xấu hơn nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng sức mạnh ra những quốc gia trong vùng.
Bắc Kinh không có kinh nghiệm trận mạc về những cuộc chiến tranh hiện đại. Kinh nghiệm chiến trường mới nhất của họ là cuộc chiến năm 1979 mà họ đã thất bại không thể “dậy cho Việt Nam một bài học.” Những cuộc xung đột ngắn ngủi ở biên giới với Ấn Độ và Liên Xô vào những năm 1960s và gởi đội quân nông dân vào chiến trường Triều Tiên ở thập kỷ 1950s khó có thể coi đó là những trận đánh hiện đại.
Sức mạnh sống còn của Quân Giải phóng Nhân dân là để bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm giữ quyền hành đã được thể hiện trong lời thề thiêng liêng, không phải để bảo vệ Trung Quốc như là một quốc gia. Quan quân của Quân Giải phóng Nhân dân đang lãnh phí rất nhiều thời gian vào việc học tập đường lối ý thức hệ hơn là việc huấn luyện quân sự. Thêm vào, nạn tham nhũng, đút lót, chạy chọt để thăng tiến đang hoành hành ngay tại thượng tầng của Quân Giải phóng Nhân dân.
Thực ra trong mấy thập kỷ qua, Quân Giải phóng Nhân dân cũng có những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật quân sự. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hải quân, nhưng bản chất địa lý của nó đã không ủng hộ điều này. Lần cuối cùng, vào khi nào, một cường quốc lãnh thổ lại trở thành cường quốc hải quân? Chắc chắn không phải Liên Xô, Pháp hay Đức.
Những nhà bình luận Úc thường hay nhắc tới khả năng chống truy cập và từ chối khu vực của Trung Quốc. Không nghi ngờ gì về việc tiếp cận tới vùng gần Trung Quốc đang trở nên nguy hiểm, đặc biệt với một đội quân khổng lồ và và rất gần nhà. Nhưng chẳng lẽ chúng ta thực sự nghĩ rằng Hoa Kỳ đang khoanh tay ngồi nhìn mà không hề có một động thái kỹ thuật nào như là siêu thanh, tự động, tàng hình, không người lái, súng điện, và không gian mạng?
Nhìn vào những điểm then chốt của công nghệ quân sự thì Trung Quốc lạc hậu hơn Mỹ khoảng 20 năm. Khả năng săn tàu ngầm của Trung Quốc mới đang ở bước đầu. Tầu ngầm của Trung Quốc rất ồn. Trung Quốc chưa nắm được kỹ thuật động cơ đẩy êm nhẹ tối cần thiết cho kỹ thuật tàu ngầm. Trong khi Mỹ, Nga đang tung ra loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử rất êm. Thậm chí đời tầu ngầm mới nhất của Trung Quốc vừa ra lò, có trang bị tên lửa hạt nhân cũng ồn ào hơn cả những loại tàu ngầm Soviet ở thời 1970s. Tàu ngầm hạt nhân sắp ra đời của Trung Quốc còn ồn hơn những tàu ngầm thời Soviet thời 1980s.
Kỹ thuật không quân của Trung Quốc thì còn tệ hơn nhiều. Thêm vào, Trung Quốc lệ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật và cung ứng của Nga. Trung Quốc thường chỉ cải tiến lại chút đỉnh từ những động cơ phản lực quân sự kỹ thuật cao nên đã 30 năm trôi qua, họ vẫn không nắm bắt được kỹ thuật mới.
Bắc Kinh đã có bước tiến quan trọng trong kỹ thuật tên lửa đạn đạo, nhưng đời mới nhất là DF – 21 chưa từng tiêu diệt được một mục tiêu hải quân đang di động ở tốc độ chiến trường. Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào hình ảnh tình báo không gian, toạ độ radar. Đây là những mục tiêu mền rất dễ cho Mỹ tung ra những cú phủ đầu.
Theo Lầu Năm Góc, thì chưa rõ Trung Quốc có khả năng thu thập được thông tin chính xác của các mục tiêu rồi chuyển tới bệ phóng để đưa ra một quyết định đúng về thời điểm tấn công trên đại dương mêng mông hay không.
Khả năng kỹ thuật tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Trung Quốc như là DF – 5B trang bị trên một chiếc xe cơ động độc lập (MIRVs) khó có thể áp dụng kỹ thuật hạt nhân quan trọng. Vào năm 1974, vai trò của một Trưởng ban Thẩm định Quốc gia, tôi đã được thông báo ngắn gọn từ CIA về MIRVs của Liên Xô lúc đó là SS-18 ICBM. Đó là một tiến bộ kỹ thuật quân sự cách đây đã 40 năm rồi.
Có những sỹ quan cao cấp và giới học thuật của Trung Quốc đang bắt đầu nổ rất to về khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc. Trong khi khả năng bảo vệ khi bị đánh trả của Trung Quốc còn khá kiêm tốn. Đó chính là một trong những điểm yếu nhất của Trung Quốc. Bởi vì mật độ dân số của Trung Quốc rất cao, tập chung chủ yếu ở vùng duyên hải miền đông. Trung Quốc có 1.4 tỷ dân không có nghĩa là họ sẽ sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. Đây là điểm then chốt của luận chứng, theo cách nhìn nhận của tôi, Mỹ nên duy trì một lực lượng hùng hậu chuyên tấn công hạt nhân ở cả hai dạng hoạt động và dự bị hàng nghìn đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Tất cả những điều này để bảo vệ luận chứng rằng chúng ta cần thiết phải đặt khả năng ứng phó quân sự của Trung Quốc vào tình huống cạnh tranh nhậy cảm. Chúng ta cần nhớ rằng Hoa Kỳ là một đất nước sáng tạo bậc nhất thế giới, không đứng im nhìn những tiến bộ kỹ thuật quân sự của Trung Quốc mà trong đó có rất nhiều khiếm khuyết.
Lược dịch từ Not So Scary: This Is Why China’s Military Is a Paper Tiger by Paul Dibb; Oct 15, 2015; The National Interest.
© Trần Gia Hồng Ân
0 comments:
Post a Comment