Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Thursday, October 22, 2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nợ xấu chưa được xử lý triệt để”



14:04 20/10/2015


Báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc sáng nay, ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cho biết tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3%. Tuy nhiên, nợ xấu chưa được xử lý một cách triển để do công tác xử lý và thu hồi nợ chưa thực sự hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nợ xấu chưa được xử lý triệt để”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng cho biết, đồng thời với việc cơ cấu lại, xử lý các ngân hàng yếu kém đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu. Để xử lý nợ xấu, các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro, kể cả khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Việc này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và làm giảm nguồn thu NSNN.
Xây dựng cơ chế cho VAMC xử lý nợ xấu thực chất
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu, cũng nhận định tái cơ cấu hệ thống NHTM đã cải thiện khả năng chi trả, bảo đảm an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu đạt được kết quả bước đầu, giảm dần số lượng các ngân hàng yếu kém.
“Một số ý kiến cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của VAMC chưa thực sự hiệu quả, các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại tính bền vững. Có ý kiến đề nghị đánh giá hoạt động của VAMC và cơ chế, chính sách mua NHTM cổ phần yếu kém với giá 0 đồng phải công khai, minh bạch”, ông Giàu cho biết.
Dù vậy, Thủ tướng vẫn nhấn mạnh những kết quả đã đạt được của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. “Sau khi đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để tái cơ cấu các NHTM theo hai hướng: xử lý nợ xấu và xử lý sở hữu chéo”, Thủ tướng nói.
Đối với các ngân hàng có quan hệ sở hữu chéo lớn thì buộc phải sáp nhập vào nhau. Các ngân hàng quản trị yếu kém cũng đã được sáp nhập vào các ngân hàng khác mạnh hơn. Một số ngân hàng yếu kém khác buộc NHNN phải tiến hành giành quyền kiểm soát thông qua mua lại với giá trị 0 đồng.
Thủ tướng cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, tạo thuận lợi cho các TCTD và VAMC hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Sửa đổi, các quy định pháp luật theo hướng tăng cường quản lý, kiểm soát doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để hạn chế, kiểm soát sở hữu chéo, đầu tư chéo. Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý đúng pháp luật các sai phạm; bảo đảm nâng cao độ an toàn.
“Sửa đổi, bổ sung Luật Dân sự theo hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thu giữ, chủ động xử lý tài sản bảo đảm và có chế tài phù hợp bảo đảm thực thi nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn ngân hàng; sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, thời gian thi hành các vụ án dân sự. Phát triển thị trường mua bán nợ, củng cố DATC, xây dựng cơ chế cho VAMC để xử lý thực chất nợ xấu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các NHTM, sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng yếu kém đi đôi với tổ chức lại, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống và từng NHTM.
Trong 8 tháng đầu năm 2015 đã có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng đó là: Ngân Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Đại Dương và 03 Ngân hàng khác đã bị sáp nhập. “Từ nay đến cuối năm 2015 các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục được xử lý dứt điểm thông qua các giải pháp nêu trên”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng NDT phá giá đã ảnh hưởng tới tâm lý thị trường
Về tiền tệ, tín dụng, tỷ giá ngoại tệ, tính đến ngày 20/9, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2014 tăng 9,79%). Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 10,78% (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,62%), cao hơn gần 1% so với tốc độ tăng tiền gửi; cho thấy có sự cải thiện khá rõ nét trong việc khai thông nguồn vốn tín dụng cho phát triển đầu tư, kinh doanh (trong thời gian kinh tế suy giảm tiến độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với tốc độ huy động tiền gửi). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND tương đối ổn định.
Về xử lý tác động của sự phá giá đồng NDT, Thủ tướng nhận định ngay sau khi Trung Quốc phá giá đồng NDT, NHNN đã điều chỉnh kịp thời tỷ giá giữa VND và USD, phù hợp với diễn biến thị trường. Cụ thể, mở rộng biên độ tỷ giá lên +/-2% trong ngày 12/8, sau đó tăng tỷ giá 1% (lần tăng thứ 3 kể từ đầu năm ) và nới biên độ lên +/-3% trong ngày 19/8 nhằm giảm bớt sức ép tâm lý thị trường. Như vậy, sau các lần điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ, so với cuối năm 2014, đồng tiền nước ta đã giảm giá khoảng 5% so với USD, tương đương với giảm giá của đồng NDT.
“Việc điều chỉnh tăng và nới rộng biên độ dao động của tỷ giá ngoại tệ là giải pháp đúng đắn, phù hợp để giảm tác động tiêu cực của Trung Quốc phá giá đồng NDT và hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, do tác động tâm lý nên đã xảy ra hiện tượng tỷ giá tăng kịch trần cho phép, có ảnh hưởng đến lãi suất ở một số thời điểm. Nhưng sau khi triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó chủ động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỷ giá và thị trường ngoại tệ đã ổn định trở lại và dao động trong biên độ cho phép”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bình luận.
Sự kiện Trung Quốc giảm giá đồng NDT, cộng với diễn biến rối loạn trước đó của thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 9/10 phiên giảm điểm, trong đó, riêng ngày 24/8, thị trường đã giảm 5,28%. Đây cũng chủ yếu là do yếu tố tâm lý; đến nay đã ổn định trở lại.
TRẦN GIANG

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger