Việc thiếu các chính sách khuyến khích đang đe dọa tới mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam trong những năm tới.
Có thể nói, những con số trên là không hề nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại. Dù Nhà nước đã định hướng thu hút 2/3 lượng vốn trên từ các DN tư nhân, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng việc đó không hề đơn giản. “Chúng ta đang thiếu chính sách để huy động nguồn tài chính, đặc biệt từ các quỹ khí hậu quốc tế,” ông Mai nói. Chính vì không có đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho tăng trưởng xanh, ông Mai nhấn mạnh việc thu hút các nhà đầu tư trong vào ngoài nước tham gia vào chương trình này cũng rất khó.
Việt Nam được cho là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng xấu nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển gia tăng. Trong khi đó, mức độ ô nhiễm môi trường ở trong nước cũng được đánh giá ở mức rất tệ, và có thể gây cản trở cho sự phát triển của nền kinh tế. Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hằng năm. Ngoài khoản thiệt hại chung như trên, hằng năm, Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên. Trong chỉ số xếp hạng của WB mới đây, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường.
Thiệt hại 15 tỷ USD mỗi năm
Một báo cáo của Ban Kinh tế Trung Ương cũng chi ra rằng ô nhiễm môi trường cũng gây thiệt hại không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi cá bè trên sông những năm gần đây đều giảm sút do ô nhiễm nguồn nước mặt. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia kinh tế môi trường, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường, thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp ba lần, đến năm 2025 có thể gấp 4 – 5 lần mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay. Và cứ tăng 1% GDP thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP.
Ông Nguyễn Quanh Vinh – Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam, thừa nhận rằng nhận thức của đa số DN vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc thực hiện báo cáo bền vững, một tiêu chí liên quan mật thiết với chiến lược phát triển xanh. Đây cũng có thể là lý do giải thích cho tình trạng gây ô nhiễm môi trường vẫn bị phát hiện thường xuyên tại các cơ sở sản xuất trên khắp cả nước.
Theo ông Lương Quang Huy, đại diện cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội thảo, hệ thống pháp lý, quản lý nhà nước về phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa xác định rõ ràng các đối tượng và phạm vi quản lý cũng như chưa có các định hướng ưu tiên đối với các ngành, lĩnh vực cần được khuyến khích, hỗ trợ tăng cường giảm nhẹ phát thải.
“Để từng bước giải quyết được các hạn chế đó, chính sách về biến đổi khí hậu, môi trường, phát triển kinh tế ngành cần làm nổi bật tầm quan trọng của giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên tất cả các cấp độ của nền kinh tế,” ông Huy nói.
0 comments:
Post a Comment