Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, October 27, 2015

Giải pháp nào để nông nghiệp Việt Nam "cất cánh" hậu TPP?

Là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng người nông dân hiện đang bị bỏ rơi ở giữa mọi chuỗi giá trị. Nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào báo cáo canh tác và canh tác.
Người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng họ lại chịu nhiều thiệt thòi nhất. Ảnh: NT
Theo nhận định của ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, người vừa mới từ bỏ vị trí Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn FPT để theo đuổi mục tiêu làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp của chúng ta mới chỉ thay đổi ở thượng tầng mà chưa áp dụng vào thực tiễn đối với từng doanh nghiệp và người dân.
Mặc dù Việt Nam là nước đứng đầu xuất khẩu toàn cầu về xuất khẩu hạt điều, hạt cà phê…, đứng thứ hai trên toàn cầu về xuất khẩu gạo nhưng thu nhập bình quân của một người nông dân hiện chỉ đạt 550.000 đồng/tháng. 
Song ông Nguyễn Hữu Thái Hòa lại không hiểu vì sao có sự mâu thuẫn giữa đãi ngộ và thành tích như vậy. "Việt Nam đang đứng đầu xuất khẩu các mặt hàng nông sản và người nông dân Việt Nam làm ra được những sản phẩm trọng yếu, mặc dù giá trị chưa cao. Nông nghiệp đang đóng góp vào 20% GDP cho Việt Nam nhưng thu nhập của người nông dân thấp như vậy?", ông Hòa đặt câu hỏi.
Năm 2014, sản xuất gạo của Việt Nam đạt 43,7 triệu tấn, đứng thứ 04 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn độ và Indonesia về sản xuất gạo. Tuy nhiên, dù Việt Nam đứng trên Thái Lan về lượng sản xuất gạo nhưng lại đứng sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 4,42 tỷ USD thì với Việt Nam chỉ đạt 1,5 tỷ USD, con số này chỉ bằng 1/3 số tiền của Thái. 
Lý do theo các chuyên gia là bởi, tuy sản lượng gạo của Việt Nam lớn nhưng chất lượng gạo của Việt Nam lại không bằng của Thái Lan, khiến cho gạo Việt chỉ bán với giá rẻ. 
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, một đất nước có nền tảng nghìn năm làm nông nghiệp, nhưng nông nghiệp lại bị lãng quên để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp Việt mãi không cất cánh được. 
Chúng ta không thể bỏ nông nghiệp ra ngoài, nông nghiệp là lời giải thuyết phục nhất cho sự khủng hoảng về nông nghiệp toàn cầu. Cần phải gắn vai trò của nông nghiệp trong tiến trình công nông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nói.

Trong một buổi tọa đàm về Hiệp định TPP được một tờ tạp chí điện tử tổ chức mới đây, các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam cho rằng, vẫn còn rất nhiều vấn đề cho ngành nông nghiệp Việt phát triển đúng tầm và việc tận dụng cơ hội TPP như thế nào đó để ngành nông nghiệp vươn cao lên vẫn còn là một bài toán khó.

Theo ông Đoàn Hữu Đức, Chủ tịch công ty tư vấn Việt (VCG), nông nghiệp của Việt Nam khi vào TPP sẽ không có nhiều lợi thế vì nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún so với 12 nước tham gia TPP. 
Theo ý kiến của các chuyên gia, đối với ngành nông nghiệp, việc tận dụng lợi thế từ TPP là điều có thể nhìn thấy, nhưng thực hiện nó thế nào với ngành nông nghiệp còn non kém đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những chính sách hỗ trợ nông dân trong nước như: vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết vùng, liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông…
Như vậy, để liên kết được "4 nhà", người nông dân phải được đặt vào chuỗi giá trị, điều tưởng chừng như họ đang bị bỏ rơi, cho dù là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, điều quan trọng nhất của nông nghiệp thông minh chính là chuỗi giá trị, phần canh tác của nông dân chỉ đóng góp 20% trong chuỗi giá trị đó. Tất cả những thứ khác trong chuỗi giá trị nằm ở giống, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến, đóng gói, dịch vụ…
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay một con gà khi được đưa về Hà Nội có giá trên 200.000 đồng/kg, nhưng tại địa phương, thương lái mua lại của người nông dân chỉ 40.000 đồng/kg. Đây là cách phát triển không có tư duy,” ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nói.
Tương tự như vậy, hiện đường đi của hạt gạo cũng đang phải qua rất nhiều khâu trung gian. Hạt gạo được nông dân sản xuất ra phải qua tay cò lúa, qua thương lái, đưa đến các nhà máy xay xát, rồi qua môi giới bán gạo, đến thương nhân phân phối rồi mới đến các nhà xuất khẩu. 
Với 1 chuỗi phân phối dài "lòng vòng" như thế này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị ngành lúa gạo dài nhất trên thế giới hiện nay. Chính vì chuỗi giá trị dài nên lợi nhuận phân phối của người nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại bị ít đi. Và quan trọng nhất là không thể kiểm soát được chất lượng lúa gạo.
Để giải quyết những vấn đề của ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa cho rằng, Việt Nam chỉ cần đem tất cả những thuận lợi của ngành với những giải pháp thông mình bằng công nghệ cao, bằng những thứ người ta làm nhanh hơn, gọn hơn, tốt hơn.
“Nếu Chính phủ ra một chính sách buộc mỗi huyện phải làm một dự án nông nghiệp thông minh thì sẽ khác hẳn, để làm điều đó thì bộ máy của huyện sẽ phải đưa ra những ưu đãi cho nông nghiệp. Nông nghiệp chỉ thực sự đi vào đời sống thật khi người nông dân được giải thoát. Hiện nay, chính sách vẫn chưa hỗ trợ thực sự cho người nông dân,” ông Nguyễn Hữu Thái Hòa nói .
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa phân tích, nông nghiệp cùng với hai ngành khác là công nghệ thông tin và du lịch là 3 thế mạnh lớn nhất cho Việt Nam. Đằng sau đó là công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho 3 ngành này, hệ thống dịch vụ và cuối cùng là nguồn nhân lực. Đây là biểu đồ kim cương để phát triển cho Việt Nam. Thách thức là của chúng ta, cơ hội cũng là của chúng ta.


0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger