Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Sunday, October 25, 2015

1.016 USD nợ công đầu người và yêu cầu cải cách

Cải cách bộ máy nhà nước sao cho nhà nước thực sự là một nhà nước kiến tạo phát triển… thay vì nhũng nhiễu, bòn rút nguồn lực của người dân và doanh nghiệp, chi tiêu hoang phí…

 
nocong0
Bản đồ phân bố nợ công trên thế giới
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, ông Nguyễn Đình Cung, trong một trả lời phỏng vấn mới đây với tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn nhân câu chuyện thời sự về nhu cầu cấp bách phải cải cách để đáp ứng công cuộc hội nhập quốc tế, 
Ông đã nói : "Cải cách hiện nay phải là cải cách nhà nước. Phải thay đổi chức năng, vai trò, vị trí, cơ cấu tổ chức của nhà nước bao gồm cả bên hành pháp, tư pháp, lập pháp ; cải cách trong nội bộ các nhánh quyền lực thì mới thay đổi được năng lực quản lý. Tức phải thay đổi toàn diện. Nếu không có thay đổi thì chức năng nhà nước vẫn còn nguyên. Ví dụ, nếu không thay đổi về chức năng, thì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ vẫn tiếp tục xây bảo tàng, nhà hát, tượng đài và nhiều thứ khác. Đấy là chức năng nhà nước của họ, họ không xây thì làm gì. 
Từ đó xuất hiện nhiều chuyện vô lý. Đất nước đang thiếu vốn đầu tư thì lại xây bảo tàng 10.000 tỉ đồng, hay hệ thống nhà hát, sân bóng nhiều ngàn tỉ khắp địa phương ở Hà Nội. Đó là những ý tưởng điên rồ. Nhưng xét lại, với vai trò nhà nước như thế, nên họ mới đầu tư như thế". Trong khi bội chi ngân sách ngày càng tăng, thu ngân sách ngày càng căng thẳng, chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách ngày càng giảm, nợ công ngày càng đè nặng lên ngân sách thì theo thông tin vừa được tạp chí The Economist đưa ra, tính trung bình mỗi người dân Việt đang gánh trên 1.016 USD nợ công. 
Và chỉ trong vòng 3 tháng qua, nợ công tính trên đầu người đã tăng 18 USD. Tùy theo các thang đánh giá, nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, nhưng số liệu cho thấy, cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam mới chỉ là 22,3 tỉ USD, bình quân mới 268 USD đầu người. Nay tổng nợ công đã 92,618 tỉ USD, và bình quân đầu người là 1.016,72 USD. Như vậy, trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4. Ấy vậy mà, như ông Cung nói, các cơ quan, tổ chức nhà nước lại đang làm "nhiều chuyện vô lý, đất nước đang thiếu vốn đầu tư thì lại xây bảo tàng 10.000 tỉ đồng, hay hệ thống nhà hát, sân bóng nhiều ngàn tỉ". 
Ông cảnh báo : "Tiếp tục xu thế này thì ngân sách không thể giảm chi được, vậy là phải tăng thu. Thu không đủ thì phải huy động chỗ khác để bù chi. Rốt cuộc là cả chính sách tiền tệ và tài khóa phải luôn mở rộng. Đến một ngày nào đó, nếu có biến động bất chợt thì rất dễ rơi vào bất ổn vĩ mô, thậm chí khủng hoảng... Như vậy, trong tình hình này, lối ra duy nhất, con đường duy nhất là cải cách bộ máy nhà nước". Cải cách bộ máy nhà nước sao cho nhà nước thực sự là một nhà nước kiến tạo phát triển và bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn thay vì nhũng nhiễu, bòn rút nguồn lực của người dân và doanh nghiệp, chi tiêu hoang phí và không hiệu quả, là một yêu cầu, một thách thức đặt ra từ lâu. 
Nhưng kết quả cho đến nay phải nói là hạn chế. Nguyên nhân có lẽ không nằm ngoài sự thiếu quyết tâm cải cách triệt để, cũng có thể do sức ỳ, do một nỗi sợ mơ hồ nào đó khiến người ta không dám "thay đổi toàn diện", không dám đụng đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, xác định lại vai trò của các nhánh quyền lực, nói tóm lại là cải cách thể chế. Nhưng công cuộc hội nhập quốc tế với những đòi hỏi, ràng buộc bên cạnh những cơ hội to lớn mang lại cho đất nước đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải cải cách bộ máy nhà nước như là điều kiện sine qua non (bắt buộc) cho sự hội nhập thành công của đất nước. Bằng không, cơ hội lần này rồi cũng sẽ qua đi, như những cơ hội mà WTO mang lại đã qua đi mà nền kinh tế nước nhà không khai thác được bao nhiêu khiến đất nước còn tụt hậu hơn trước so với các nước láng giềng. 
Và rồi một cơ quan quản lý nhà nước như ngành Văn hóa, thể thao và du lịch có thể sẽ tiếp tục hoạt động theo quán tính như bao lâu nay, thành cái máy chi tiền ngân sách để xây hết công trình này đến công trình khác bất kể hiệu quả, mặc cho nợ công cứ tăng. Và tham nhũng, như căn bệnh trầm kha, có thể vẫn sẽ tiếp tục đục khoét, gây thiệt hại ngàn tỉ, chục ngàn tỉ đồng của công. Trừ phi Nhà nước đủ quyết tâm tiến hành một cuộc cải cách thể chế thực sự.
Đoàn Khắc Xuyên
Nguồn : Một Thế Giới, Duyên dáng Việt Nam, 23/10/2015

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger