Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Friday, October 23, 2015

“Đại án” nghìn tỷ: Sếp và cấp dưới đổ lỗi cho nhau


20:17 23/10/2015

 Trong phần xét hỏi, nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 TPHCM cho rằng chỉ là nạn nhân vì tin tưởng cấp dưới. Tuy nhiên, cấp dưới của nguyên lãnh đạo này lại phủ nhận, cho rằng hồ sơ từ lãnh đạo đưa xuống.

“Đại án” nghìn tỷ: Sếp và cấp dưới đổ lỗi cho nhau
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử hôm nay. Ảnh Việt Văn.
Trong phiên tòa xét hỏi các bị cáo ngày 23/10, HĐXX chủ yếu tập trung hỏi các bị cáo xung quanh vấn đề cho vay 170 tỷ đồng của Agribank cho Cty Tấn Phát. Trả lời nội dung này, bị cáo Hồ Đăng Trung, nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đổ lỗi cho cấp dưới với lý do tin tưởng nên mới ký quyết định cho vay. Khai nhận tại tòa, bị cáo Trung cho rằng ông chỉ là nạn nhân.
Trong khi đó, cấp dưới của bị cáo Trung là Hồ Văn Long (trưởng phòng tín dụng) và Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (cán bộ tín dụng) lại cho rằng hồ sơ cho vay được ông Trung đưa xuống nên tin tưởng, không thẩm định kĩ càng mà vẫn thông qua kí duyệt hồ sơ. Bị cáo Thụy khẳng định trước tòa rằng vì tin tưởng cấp trên nên mới kí vào hồ sơ để được thông qua, vì hồ sơ phải có chữ kí của cán bộ tín dụng. Khi nhận hồ sơ từ bị cáo Long, Thụy tin tưởng mặc dù vẫn thấy có một số chỗ chưa rõ.
'Đại án' nghìn tỷ: Sếp và cấp dưới đổ lỗi cho nhau - ảnh 1
Bị cáo Hồ Đăng Trung cho rằng ông chỉ là nạn nhân vì tin cấp dưới. Ảnh Việt Văn
Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Thụy về việc thẩm định hồ sơ đã đúng quy trình chưa. Trong phần trả lời của mình, bị cáo Thụy cho rằng nếu đúng quy trình hồ sơ vay thì phải đi từ cán bộ tín dụng lên cấp trên nhưng thực tế hồ sơ này đi ngược từ trên xuống. Bị cáo Thụy cho rằng khi nhận hồ sơ đã không thẩm định giá trị tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào báo cáo của công ty vì tin tưởng cấp trên cũng như công ty.
Trước HĐXX, bị cáo Trung chỉ thừa nhận đã gian dối trong việc nâng quyền phán quyết cho vay, lấy quyền phán quyết của công ty khác gán vào hồ sơ cho vay của Cty Tấn Phát để cho vay 170 tỷ đồng. Thực tế, bị cáo Trung chỉ có quyền phán quyết cho vay tối đa 80 tỷ, nếu cao hơn phải xin nâng quyền phán quyết từ cấp trên. Nhưng bị cáo Trung không xin, mà tự ý nâng quyền phán quyết bằng gian dối trên dẫn đến tài sản thế chấp của Cty Tấn Phát không đảm bảo.
Sau khi Cty Tấn Phát vay xong 170 tỷ đồng, Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cương làm hồ sơ xin mượn, rút lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ. Lúc này, bị cáo Trung và cấp dưới cũng đồng ý.
'Đại án' nghìn tỷ: Sếp và cấp dưới đổ lỗi cho nhau - ảnh 2
Các bị cáo dẫn giải ra về sau phiên tòa. Ảnh Việt Văn
Sau khi cho mượn thì phía Agribank Chi nhánh 6 không đòi lại được. Mặc dù cho mượn 10 ngày nhưng hơn 2 năm sau vẫn không đòi lại. Bởi sau khi Dương Thanh Cường mượn giấy tờ này, đã mang đi thế chấp ở ngân hàng khác.
Về việc này, chủ tọa phiên tòa xét hỏi vì sao không có giải pháp nào đòi lại, nếu như không đòi được thì tại sao không khởi kiện ra tòa mà cứ im lặng chờ đợi phía Cty Tấn Phát trả lại giấy tờ. Trong khi đòi đến 11 lần từ năm này sang năm khác. Lúc này bị cáo Trung chỉ cúi đầu im lặng.
Chủ tọa phiên tòa cho rằng bị cáo Trung thiếu trung thực trong lời khai của mình, vì khi khoản vay 170 tỷ đồng phía Cty Tấn Phát chưa trả, tài sản đảm bảo chưa thu hồi được nhưng cùng thời gian này, Trung lại ký cho Dương Thanh Cường vay tiếp 628 tỷ đồng.
Theo Báo Tiền Phong

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger