(Tin Chosun Ilbo)
Hồi
ký của một nhà ngoại giao Hàn Quốc công bố hôm thứ Hai kể lại cách ông
và một số đồng hương đên nơi an toàn sau một cuộc tẩu thoát ngoạn mục
trong những giây phút cuối cùng của chiến tranh Việt Nam vào năm 1975.
(Hình: Cựu bộ trởng Lee Dae-Yong bắt tay người đã ra lện bắt giam ông
suốt 5 năm ở Việt Nam.)
Nhà ngoại giao kể lại cuộc chạy thoát khỏi Việt Nam vào giờ chót
Giới
chức thẩm quyền và dân thường vội vàng lên một chiếc trực thăng của
Thuỷ quann lục chiến trong cuộc di tản khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn,
ngày 29 tháng 4, 1975. Nguồn hình: AP
Hồi ký của một nhà ngoại giao Hàn Quốc
công bố hôm thứ Hai kể lại cách ông và một số đồng hương đên nơi an toàn
sau một cuộc tẩu thoát ngoạn mục trong những giây phút cuối cùng của
chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Tập tài liệu của Kim Chang-keun, Bí
thư thứ hai của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nam Việt Nam vào thời điểm đó,
đã được Bộ Ngoại giao và Thương mại giải mật, theo luật, sau 30 năm.
Tập tài liệu kể lại, vào ngày 28, Đại sứ
quán Hàn Quốc tại Nam Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Đại
sứ quán Mỹ để di tản. Vào ngày 29, nhân viên ngoại giao Hàn Quốc đến Đại
sứ quán Hoa Kỳ, vì đã được cho biết là họ sẽ được cấp một chiếc máy
bay. Nhưng Đại sứ quán Mỹ đã ưu tiên cho di tản công dân Mỹ bằng trực
thăng, và nhân viên Đại sứ quán và công dân Hàn Quốc tiếp tục bị đẩy
xuống cuối hàng đợi.
Ngày 30 tháng tư, họ đã cố gắng một lần
chót dưới sự giám sát của Bộ trưởng Lee Dae-yong để được lên chuyến máy
bay trực thăng cuối cùng. Nhưng Thuỷ quân lục chiến Mỹ đẩy họ trở lui
bằng cách bắn lựu đạn hơi cay. Khoảng 100 công dân Hàn Quốc và nhân viên
sứ quán đã bị bỏ lại Sài Gòn. Họ yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài
khác giúp đỡ. Nhưng Đại sứ quán Pháp chặn không cho họ vào căn cứ của
Pháp, và đại sứ Nhật Bản đã rời cuộc họp với những người Hàn Quốc nói
rằng ông bị trói tay không giúp gì được. Một viên chức Đại sứ quán Nhật
Bản đưa cho họ những cây viết đầu bi làm quà tặng, nói, ‘Xin đừng làm bất cứ điều gì có thể gây ra rắc rối cho chúng tôi.’
Một số nhân viên của Đại sứ quán Hàn
Quốc đã quyết định tự sát hơn là rơi vào tay quân Bắc Việt và đã đi đến
một bệnh viện xin các loại thuốc cần thiết (để tự sát). Họ đã bị đuổi ra
khỏi bệnh viện. Bộ trưởng Lee Dae-yong đã ở lại và bị bắt giam 5 năm,
cho đến 12 tháng 4, 1980. Năm 2002 khi gặp lại cựu thù, Đại sứ Việt Nam
tại hàn Quốc (2001) Dương Chính Thức, người đã ra lệnh bắt ông vào năm
1975, ông Lee Dae-yong đã kể lại cho phóng viên Nhật báo Triều tiên,
“Tôi không chấp nhận phản bội và dù
không bị tra tấn vì là một nhà ngoại giao tôi đã chuẩn bị cho cái chết.
Tôi đã phải sống dưới lòng đất 297 ngày không có ánh sáng mặt trời trong
một nhà tù. Tôi bị xuống cân, từ 78 kg chỉ còn 40kg.”
Nguồn:
Memoir of Minister Lee Daeyong [Former Re-education Camp Prisoner] –
LN775-86, Story of A Vietnamese POW In Vietnam’. Trang 9.
Ngày 3 tháng 5, một số người trong nhóm
đã đề nghị tìm đường thoát ra biển theo ngả Long Hải, Vũng Tàu. Ông Kim
đã đi với một số người khác, nhưng các nhân viên đại sứ quán khác ở lại
vì tin rằng chọn lựa đó quá nguy hiểm. Nhóm do ông Kim dẫn đầu vượt qua
nhiều khó khăn đến Long Hải lúc 2 giờ chiều; họ đã thuê một chiếc thuyền
và bắt đầu chuyến vượt biển. Tuy nhiên, người lái thuyền tỏ ra bất hợp
tác, vì vậy họ đã bắt nhốt ông ta và để một người trong nhóm lái tàu.
Ngày 5 tháng 5, nhóm vượt biển đã gặp
được một tàu Đài Loan và xin với thuyền trưởng đưa họ đến nơi an toàn.
Ban đầu vị thuyền trưởng tàu Đài Loan từ chối, nhưng họ đã nài nỉ. Viên
thuyền trưởng Đài Loan sau đó cho thực phẩm và cố gắng xoa dịu họ. Sau
cùng, một số người trong nhóm được phép lên tàu và những người còn lại
quyết định ở lại trên thuyền nhỏ và lái theo con tàu Đài Loan.
Ngày 7 tháng Năm, thuyền trưởng Đài Loan
ra lệnh cho những Hàn Quốc phải rời tàu, hứa cho nhiên liệu và nước. Họ
không có sự lựa chọn nào khác hơn là trở về tầu của họ.
Ngày 8 tháng 5, họ đã thấy Singapore
trong tầm mắt, nhưng một tàu tuần tra đã ngăn chặn không cho đoàn người
Hàn Quốc vào bãi. Cuối cùng, chỉ mình ông Kim được phép lên bờ và gặp
một lãnh sự để giải thích những gì đã xảy ra. Ngày 9 tháng 5, những
người còn lại ngoài khơi cũng được phép vào bờ, và ngày 11 tahnsg 5,
1975, tất cả đã trở về Seoul.
© 2015 DCVOnline
Nguồn:
–
Diplomat Recounts 11th Hour Escape from Vietnam. The Chosunilbo, 15 Jan, 2008.
–
Vietnamese Ambassador Forges Ties with Former Foe. The Chosunilbo, 6 Sept, 2002.
0 comments:
Post a Comment