Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Friday, September 25, 2015

Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả

Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cảTùy tiện, cẩu thả trong giao lưu, tiếp xúc
(Phan Chu Trinh, nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hiệp, 1912)
“Xét nước ta đời thụ phong Trung Quốc chỉ là chính sách ngoại giao cho nên coi là trò chơi, không coi là vẻ vang. Kẻ lấy Trung Quốc làm ỷ lại, ắt là vào thời cuối(1): vua nhác, tôi nịnh, binh bị không sửa sang, coi họ như cha mà quên điều nanh ác. Thời cuối các đời Trần, Lê đều có, mà triều ta(2) lại càng nhiều. Sứ thần ngày xưa làm nhục được người Trung Quốc coi như vinh dự. Những kẻ đi việc sứ đời sau lấy việc được một bài thơ, bài văn, một lời than , tiếng cười của sĩ phu Trung Quốc trở về để khoe khoang với bạn bè làm vẻ vang. Mặt này lại là một điều suy sút của sĩ phu nước ta.
(1) tức giai đoạn suy tàn của một triều đại.
(2) triều ta đây tức là nhà Nguyễn.

Thạo sử người hơn sử mình
(Hoàng Cao Khải, Việt sử yếu, 1914)
Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và nòi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao. Tồ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ - phát nguyên từ nơi nào.
Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại còn lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đã không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn(2)... chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí não của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ vì cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ(3) mà thôi.
(1) các việc thuộc về đình đám, ma chay, cưới xin…
(2) hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn
(3) tức lịch sử Trung Hoa.

Ai cũng học mà chẳng học ai cả
(Ngô Đức Kế, Nền quốc văn - Tạp chí Hữu Thanh, 1924)
Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng, chứ không phải vì tôn sùng mà phải học. Cho nên ngày trước triều đình thì Hán tự thì người mình lo học Hán tự để lấy ông cử, ông nghè. Ngày nay Chính phủ bảo hộ thi Pháp văn thì người mình lo học Pháp văn để lấy ông tham ông phán…

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger