Thưa phó Tổng Thống
Ông Chủ Tịch
Các Thành Viên Đáng Kính của Quốc Hội,
Các bạn thân mến
Tôi hết lòng cám ơn qúi vị đã mời tôi nói chuyện với Buổi Họp Hỗn Hợp này của Quốc Hội trên “lãnh thổ của người tự do và là nhà của người dũng cảm”.
Tôi dám nghĩ rằng lý do của lời mời này là vì tôi cũng là một người con
của lục địa vĩ đại này, mà từ đó, tất cả chúng ta đã nhận được rất
nhiều và cùng có trách nhiệm chung đối với nó.
Mỗi
người con trai và con gái của một đất nước nào đó đều có một sứ mệnh,
một trách nhiệm bản thân và xã hội. Trách nhiệm riêng của qúi vị trong
tư cách thành viên của Quốc Hội là làm cho đất nước này tăng trưởng như
một quốc gia, bằng sinh hoạt lập pháp của qúi vị. Qúy vị được kêu gọi
bảo vệ và duy trì phẩm giá của các đồng công dân của qúi vị trong việc
mưu tìm ích chung một cách không mệt mỏi và đầy khó khăn, vì đây là mục
đích chính của mọi nền chính trị. Một xã hội chính trị lâu bền là xã hội
coi mình có ơn gọi tìm cách thoả mãn các nhu cầu chung bằng cách kích
thích việc tăng trưởng của mọi thành viên, nhất là các thành viên yếu
kém hay gặp nguy cơ nhiều hơn. Sinh hoạt lập pháp luôn đặt căn bản trên
việc chăm sóc người dân. Qúi vị được những người bầu mình mời gọi, kêu
gọi và triệu tập cho sinh hoạt này.
Việc
làm của qúi vị là một việc làm khiến tôi suy tư hai cách về nhân vật
Môsê. Một đàng, vị tổ phụ và là nhà làm luật của Israel tượng trưng cho
nhu cầu nhân dân muốn duy trì sống động cảm thức thống nhất của họ bằng
phương tiện ban hành luật pháp công chính. Đàng khác, nhân vật Môsê trực
tiếp dẫn chúng ta tới Thiên Chúa và do đó, tới phẩm giá siêu việt của
con người nhân bản. Môsê cung cấp cho chúng ta một tổng hợp rất tốt về
việc làm của qúi vị: qúi vị được yêu cầu, bằng luật lệ, che chở hình ảnh và họa ảnh đã được Thiên Chúa in trên mọi gương mặt con người.
Hôm nay, tôi muốn không những nói chuyện với qúy vị, mà còn qua qúi vị, nói chuyện với toàn thể dân chúng Hiệp Chúng Quốc.
Tại đây, cùng với các đại diện của họ, tôi muốn mượn dịp này đối thoại
với nhiều ngàn người nam nữ đang hàng ngày cố gắng làm một công việc
lương thiện trong ngày, đem cơm bánh hàng ngày về nhà, dành dụm tiền bạc
và từng bước xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình họ. Những
người đàn ông và đàn bà này không chỉ lo nộp thuế, nhưng còn nâng đỡ đời sống của xã hội, một cách âm thầm. Họ
sản sinh ra tình liên đới bằng các hành động của mình, và họ tạo ra các
tổ chức nhằm chìa bàn tay giúp đỡ cho những người thiếu thốn nhất.
Tôi
cũng muốn bước vào đối thoại với nhiều người cao niên vốn là kho khôn
ngoan do kinh nghiệm tích góp, và đang tìm nhiều cách, nhất là việc làm
thiện nguyện, để chia sẻ các câu truyện và các tầm nhìn thông sáng của
mình. Tôi biết rằng nhiều người trong số họ đã về hưu, nhưng vẫn còn
hoạt động; họ tiếp tục làm việc để bồi đắp lãnh thổ này. Tôi cũng muốn
đối thoại với mọi người trẻ đang làm việc để thể hiện các hoài bão vĩ
đại và cao qúi của họ, những người không để mình bị hướng dẫn sai lạc
bởi những đề nghị dễ dãi, và là những người đang gặp những tình huống
khó khăn, phần lớn do sự thiếu chín chắn của người trưởng thành. Tôi muốn đối thoại với tất cả qúi vị, và tôi muốn làm thế qua ký ức lịch sử của nhân dân qúy vị.
Chuyến
thăm viếng của tôi diễn ra vào một thời điểm khi những người thiện chí
nam nữ đang đánh dấu ngày kỷ niệm của một số người Hoa Kỳ vĩ đại. Bất
chấp các phức tạp của lịch sử và thực tại yếu đuối nhân bản, những người
nam nữ này, với đủ các dị biệt và giới hạn của họ, đã có thể làm việc
rất cam go và đầy hy sinh bản thân, một số hy sinh cả mạng sống, để xây
dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Họ lên khuôn cho các giá trị căn bản
sống mãi trong tinh thần nhân dân Hoa Kỳ. Một dân tộc với một tinh thần
như thế sẽ sống thoát nhiều cuộc khủng hoảng, căng thẳng và tranh chấp,
trong khi vẫn luôn tìm được tài nguyên để tiến lên phía trước, và làm
thế một cách đầy phẩm giá. Những người nam nữ này đem lại cho chúng ta
cách nhìn và giải thích thực tại. Vinh danh ký ức của họ, chúng ta sẽ
được linh hứng trong việc rút tỉa các dự trữ văn hóa sâu sắc nhất của
chúng ta, ngay giữa các tranh chấp, và ngay ở đây, bây giờ, mỗi ngày.
Tôi muốn nhắc tới bốn người Hoa Kỳ sau đây Abraham Lincoln, Martin Luther King, Dorothy Day và Thomas Merton.
Năm
nay đánh dấu năm thứ một trăm năm mươi ngày ám sát Tổng Thống Abraham
Lincol, người bảo vệ tự do, khổ công không mệt mỏi để “quốc gia này, dưới Thiên Chúa, có được sự nở sinh mới của tự do”. Muốn xây dựng một tương lai tự do, ta cần có lòng yêu mến ích chung và hợp tác trong tinh thần phụ đới và liên đới.
Tất
cả chúng ta đều ý thức, và lo lắng sâu xa đối với tình thế xã hội và
chính trị của thế giới ngày nay. Thế giới của chúng ta càng ngày càng là
một nơi tranh chấp bạo động, hận thù và tàn ác thú tính, vi phạm nhân danh cả Thiên Chúa và tôn giáo. Chúng ta biết rằngkhông tôn giáo nào không nhiễm các hình thức lừa đảo cá nhân hay cực đoan ý thức hệ. Điều này có nghĩa: chúng ta phải đặc biệt lưu ý tới mọi loại chủ nghĩa cực đoan, bất kể là thuộc tôn giáo hay thuộc một loại khác.
Chúng ta cần một cân bằng tế nhị để đánh tan thứ bạo lực nhân danh một
tôn giáo, một ý thức hệ hay một hệ thống kinh tế, trong khi vẫn bảo vệ
tự do tôn giáo, tự do trí thức và các tự do cá nhân.
Nhưng còn một cám dỗ khác mà chúng ta phải đặc biệt đề phòng: đó là chủ nghĩa giản lược thái quá chỉ thấy tốt hay xấu; hay,
nếu qúy vị muốn, chỉ thấy người công chính và kẻ tội lỗi. Thế giới
đương đại, với những vết thương mở toang từng gây đau đớn cho không biết
bao anh chị em của chúng ta, thế giới này đòi chúng ta phải đối chất
với mọi hình thức phân cực nhằm phân chia nó thành hai phe nhóm vừa kể.
Chúng ta biết rằng khi cố gắng giải thoát mình khỏi kẻ thù bên ngoài, chúng ta rất có thể bị cám dỗ đi nuôi dưỡng kẻ thù bên trong.
Mô phỏng hận thù và bạo lực của các bạo chúa và các kẻ sát nhân là cách
tốt nhất để chiếm chỗ của họ. Đó là điều qúi vị, trong tư cách một dân
tộc, luôn bác bỏ.
Thay vào đó, đáp án của chúng ta phải là một đáp án của hy vọng và hàn gắn, của hòa bình và công lý. Chúng
ta được yêu cầu tập trung can đảm và trí hiểu để giải quyết nhiều cuộc
khủng hoảng địa chính trị và kinh tế ngày nay. Ngay trong thế giới đã
phát triển, các hậu quả từ các cơ cấu và hành động bất công cũng đang
hết sức hiển nhiên. Các cố gắng của chúng ta phải nhắm vào việc phục hồi
hy vọng, sửa chữa các sai lầm, duy trì các cam kết, và do đó phát huy
phúc lợi các cá nhân và các dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau, như một,
tiến lên phía trước trong một tinh thần huynh đệ và liên đới đổi mới,
quảng đại hợp tác với nhau vì ích chung.
Các
thách thức trước mặt ta ngày nay đòi phải có sự đổi mới tinh thần hợp
tác trên, một tinh thần đã thực hiện được rất nhiều điều tốt lành suốt
trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc. Sự phức tạp, tính nghiêm trọng và tính
khẩn trương của các thách thức này đòi chúng ta phải góp chung các tài
nguyên và các tài năng của chúng ta, và quyết tâm hỗ trợ nhau, trong khi
vẫn tôn trọng các dị biệt và các xác tín lương tâm của chúng ta.
Trên lãnh thổ này, nhiều hệ phái tôn giáo từng đóng góp lớn lao vào việc xây dựng và củng cố xã hội. Ngày
nay cũng như trong quá khứ, điều quan trọng là tiếng nói đức tin cần
được tiếp tục lắng nghe, vì nó là tiếng nói huynh đệ và yêu thương, luôn
cố gắng phát sinh điều tốt nhất nơi mỗi cá nhân và nơi mỗi xã hội. Sự
hợp tác như thế là tài nguyên mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu loại trừ các
hình thức hoàn cầu của nạn nô lệ, phát sinh từ các bất công trầm trọng
chỉ có thể khuất phục bằng những chính sách mới và các hình thức đồng
thuận xã hội mới.
Đến
đây, tôi nghĩ tới lịch sử chính trị của Hiệp Chúng Quốc, nơi dân chủ đã
bén rễ sâu trong tâm rí nhân dân Hoa Kỳ. Mọi sinh hoạt chính trị phải
phục vụ và cổ vũ thiện ích của con người nhân bản và phải đặt căn bản
trên lòng tôn trọng phẩm giá của họ. “Chúng tôi chủ trương
các sự thật hiển nhiên sau đây, rằng mọi người được tạo dựng bình đẳng
với nhau, rằng họ được Đấng Tạo Hóa của họ phú ban một số quyền lợi bất
khả chuyển nhượng, rằng trong số các quyền lợi này có quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên Ngôn Độc Lập, 4
tháng Bẩy 1776). Nếu chính trị thực sự buộc phải phục vụ con người nhân
bản, thì đương nhiên nó không thể làm nô lệ cho kinh tế và tài chánh.
Thay vào đó, chính trị là biểu thức của việc ta buộc phải sống như một,
để, như một, xây dựng ích chung vĩ đại nhất: tức ích chung của một cộng
đồng biết hy sinh tư lợi để chia sẻ các thiện ích, các quyền lợi, đời
sống xã hội của mình, trong công lý và hòa bình. Tôi không đánh giá thấp sự khó khăn mà điều này bao hàm, nhưng tôi khuyến khích qúi vị trong cố gắng này.
Đến đây, tôi cũng nghĩ tới cuộc diễn hành mà Martin Luther Kingtừng
hướng dẫn từ Selma tới Montgomery 50 năm trước đây như là một phần của
chiến dịch thực hiện cho được “giấc mơ” của ông đối với các quyền dân sự
và chính trị đầy đủ cho người Hoa Kỳ gốc Phi Châu. Giấc mơ ấy tiếp tục
linh hứng cho tất cả chúng ta. Tôi vui mừng thấyHoa Kỳ tiếp tục là lãnh thổ “mộng mơ” đối với nhiều người. Các
giấc mơ dẫn tới hành động, tham dự, dấn thân. Các giấc mơ đánh thức
những gì sâu nhất, thật nhất trong đời sống một dân tộc.
Trong
mấy thế kỷ gần đây, hàng triệu con người tới lãnh thổ này để theo đuổi
giấc mơ xây dựng một tương lai cho họ trong tự do. Chúng ta, những người
của lục địa này, không sợ người nước ngoài, vì phần lớn chúng ta là
người nước ngoài. Tôi nói điều này với qúi vị trong tư cách người con
của các di dân, vì biết rằng rất nhiều người trong qúi vị cũng là con
cháu của các di dân. Thảm họa thay, các quyền lợi của những người ở đây
trước chúng ta nhiều không luôn luôn được tôn trọng. Với các dân tộc này
và các quốc gia của họ, từ trái tim nền dân chủ Hoa Kỳ, tôi muốn tái
khẳng định lòng cảm mến và đánh giá cao nhất của tôi. Những cuộc tiếp
xúc đầu tiên này đôi lúc đầy sóng gió và bạo động, nhưng khó có thể dùng
các tiêu chuẩn hiện tại để phán xét quá khứ. Tuy thế, khi một người lạ
giữa chúng ta kêu gọi chúng ta, chúng ta không nên lặp lại các tội lỗi
và sai lầm của quá khứ. Hiện nay, ta phải quyết tâm sống cao thượng và
công chính bao nhiêu có thể, như chúng ta từng giáo dục các thế hệ mới
đừng quay lưng đối với “người hàng xóm” của chúng ta và mọi sự bao quanh
ta. Xây dựng một quốc gia đòi ta phải thừa nhận điều này: chúng
ta phải không ngừng liên hệ với người khác, bác bỏ não trạng thù nghịch
để tiếp nhận não trạng phụ đới hỗ tương, trong một cố gắng liên lỉ làm
hết sức ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều này.
Thế
giới chúng ta đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng tỵ nạn có quy mô
chưa từng thấy kể từ Thế Chiến Hai. Cuộc khủng hoảng này đem lại cho
chúng ta nhiều thách thức lớn lao và nhiều quyết định khó khăn. Trên lục
địa này, cũng có hàng ngàn người đang được hướng dẫn chạy lên phía bắc
để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho những người thân
yêu của họ, để tìm các cơ may lớn lao hơn. Đó há không phải là điều
chúng ta muốn cho con cái chúng ta không? Chúng ta không nên sửng sốt
bởi con số của họ, nhưng đúng hơn nên coi họ như những con người, nhìn
gương mặt họ và lắng nghe truyện kể của họ, cố gắng đáp ứng tốt nhất có
thể đối với tình huống của họ. Đáp ứng một cách luôn nhân đạo, công
chính và huynh đệ. Chúng ta cần tránh cơn cám dỗ chung ngày nay là vất bỏ bất cứ điều gì bị coi là gây phiền hà. Chúng ta hãy nhớ Luật Vàng: “Hãy làm cho người khác như bạn muốn họ làm cho bạn” (Mt 7:12).
Luật
Vàng trên đây chỉ cho chúng ta một hướng đi rõ rệt. Chúng ta hãy đối xử
với người khác một cách say mê và cảm thương như ta muốn họ đối xử với
ta vậy. Hãy mưu cầu cho người khác cùng các khả thể như chúng ta mưu cầu
cho chính mình. Chúng ta hãy giúp đỡ người khác tăng trưởng, như chúng
ta muốn được giúp đỡ vậy. Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn được an toàn,
thì chúng ta hãy cho đi sự an toàn; nếu chúng ta muốn sống, chúng ta hãy
cho đi sự sống; nếu chúng ta muốn có cơ may, chúng ta hãy cung cấp các
cơ may. Thước chúng ta dùng đo người khác sẽ là thước mà thời gian sẽ
dùng cho chúng ta. Luật Vàng cũng nhắc nhở chúng ta phải nhớ trách nhiệm
của mình trong việc che chở và bênh vực sự sống con người trong mọi
giai đoạn phát triển của nó.
Ngay
từ đầu thừa tác vụ của tôi, xác tín trên đã dẫn tôi tới chỗ kêu gọi mọi
cấp phải bãi bỏ án tử hình trên khắp thế giới. Tôi xác tín rằng đây là
cách tốt nhất, vì mọi sự sống đều thánh thiêng, mọi con người nhân bản
đều được phú ban cho một phẩm giá bất khả nhượng, và xã hội chỉ có thể
có lợi khi cải tạo những người phạm tội ác. Gần đây, các hiền huynh giám
mục của tôi ở đây, tại Hiệp Chúng Quốc này, vừa lặp lại lời kêu gọi của
họ đòi bãi bỏ án tử hình. Không những tôi ủng hộ các ngài, mà còn đưa
ra lời khuyến khích đối với tất cả những ai xác tín rằng hình phạt chính
đáng và cần thiết không được vượt quá chiều kích hy vọng và mục đích
cải tạo.
Trong thời gian này khi các quan tâm xã hội hết sức quan trọng, tôi không thể không nhắc đến Tôi Tớ Chúa là Dorothy Day, người
thành lập Phong Trào Công Nhân Công Giáo. Chủ trương tranh đấu xã hội
của bà, lòng say mê công lý và chính nghĩa người bị áp bức của bà đã lấy
linh hứng từ Tin Mừng, từ đức tin của bà và từ gương sáng các Thánh.
Tại
rất nhiều nơi trên thế giới, biết bao tiến bộ đã được thực hiện trong
phạm vi này! Biết bao điều đã được thực hiện trong các năm đầu tiên của
đệ tam thiên niên kỷ này để kéo người ta ra khỏi cảnh bần cùng! Tôi biết
rằng qúi vị chia sẻ niềm xác tín của tôi rằng: còn nhiều điều nữa cần
phải làm, và trong thời buổi khủng hoảng và kinh tế khó khăn, chúng ta
không nên đánh mất tinh thần liên đới hoàn cầu. Đồng
thời, tôi muốn khuyến khích qúi vị lưu ý tới tất cả những người ở quanh
ta đang bị kẹt trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Cả họ nữa, họ cũng
cần được đem lại hy vọng. Cuộc chiến đấu chống cảnh nghèo đói phải được
đánh liên lỉ và trên nhiều chiến tuyến, nhất là ở chính các nguyên nhân
của nó. Tôi biết rằng nhiều người Hoa Kỳ ngày nay, cũng như trong quá
khứ, đang cố gắng đương đầu với vấn đề này.
Không
cần phải nói, ai cũng biết một phần trong cố gắng trên là việc tạo ra
và phân phối của cải. Việc sử dụng đúng đắn các tài nguyên thiên nhiên,
việc áp dụng thích đáng kỹ thuật học và việc sử dụng tinh thần kinh bang
tế thế là các yếu tố chủ yếu của một nền kinh tế tìm cách hiện đại hóa,
bao gồm và lâu bền. “Kinh doanh là một ơn gọi cao qúi, hướng về
phía sản xuất của cải và cải thiện thế giới. Nó có thể là nguồn phong
phú của thịnh vượng cho vùng nó hoạt động, nhất là nếu nó coi việc tạo
ra công ăn việc làm là phần chủ yếu trong việc phục vụ ích chung của nó”
(Laudato Si’, 129). Ích chung này cũng bao gồm trái đất, chủ đề chính
của thông điệp tôi vừa trước tác ngõ hầu “bước vào cuộc đối thoại với
mọi người về căn nhà chung” (ibid., 3). “Chúng ta cần một cuộc đàm đạo
bao gồm mọi người, vì thách thức môi sinh mà ta đang kinh qua, cũng như
gốc gác nhân bản của nó, có liên hệ và có ảnh hưởng tới mọi người”
(ibid., 14).
Trong Laudato Si’, tôi kêu gọi một cố gắng can đảm và có trách nhiệm để “tái định hướng các bước đi của chúng ta” (ibid.,
61), và để tránh các hậu quả trầm trọng nhất của việc xuống cấp môi
sinh do sinh hoạt của con người gây ra. Tôi xác tín rằng ta có thể tạo
được khác biệt, tôi tin chắc và tôi không hoài nghi gì việc Hiệp Chúng
Quốc, và Quốc Hội này, có một vai rò quan trọng để thủ diễn. Nay là lúc
dành cho các hành động và chiến thuật can đảm, nhằm thực thi một “nền
văn hóa chăm sóc” (ibid., 231) và “một phương thức toàn bộ để diệt trừ nghèo đói, phục hồi phẩm gia cho người bỉ loại bỏ, và đồng thời bảo vệ thiên nhiên”
(ibid., 139). “chúng ta có tự do cần thiết để giới hạn và điều hướng kỹ
thuật” (ibid., 112); “để nghĩ ra các cách thông minh… nhằm khai triển
và giới hạn các sức mạnh của ta” (ibid., 78); và để bắt kỹ thuật “phục vụ một thứ tiến bộ khác, một thứ tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, có tính xã hội hơn, và toàn diện hơn”
(ibid., 112). Về phương diện này, tôi tin tưởng rằng các định chế học
thuật và nghiên cứu xuất chúng của Hoa Kỳ có thể thực hiện một đóng góp
có tính sinh tử trong những năm sắp tới.
Một
thế kỷ trước đây, lúc bắt đầu có cuộc Chiến Tranh Lớn, cuộc chiến tranh
bị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV gọi là “cuộc tàn sát vô nghĩa”, một
người Hoa Kỳ nổi tiếng khác đã ra đời: đó là Đan Sĩ Dòng Xitô Thomas Merton. Ông vẫn còn là nguồn gợi hứng thiêng liêng và một kim chỉ nam cho nhiều người. Trong cuốn tự thuật của mình, ông viết: “Tôi
sinh ra đời. Bản tính vốn tự do, theo hình ảnh Thiên Chúa, tuy nhiên,
tôi lại là tù nhân của chính bạo lực của mình và của chính lòng vị kỷ
của mình, theo hình ảnh thế gian nơi tôi đã sinh ra. Thế gian này là
hình ảnh Hỏa Ngục, đầy những người như tôi, yêu Thiên Chúa, thế nhưng
lại ghét Người; sinh ra để yêu Người, nhưng lại sống trong sự sợ hãi đói
khát vô vọng tự mâu thuẫn chính mình”.Trên hết, Merton là
người của cầu nguyện, một nhà tư tưởng dám thách thức các điều chắc
chắn của thời ông và mở ra nhiều chân trời mới cho các linh hồn và cho
Giáo Hội. Ông cũng là người của đối thoại, người cổ vũ hoà bình giữa các
dân tộc và các tôn giáo.
Từ
viễn ảnh đối thoại này, tôi muốn thừa nhận các cố gắng trong mấy tháng
gần đây nhằm giúp vượt qua các dị biệt lịch sử liên quan tới nhiều giai
đoạn đau đớn trong dĩ vãng. Tôi có bổn phận bắc cầu và giúp mọi người
nam nữ thực hiện cùng một việc ấy bằng bất cứ cách nào có thể. Khi các
quốc gia từng tranh chấp với nhau tái tục con đường đối thoại, một cuộc
đối thoại rất có thể bị ngắt quãng vì những lý do chính đáng nhất, thì
các cơ hội mới đã mở ra cho mọi người. Việc này từng đòi hỏi và còn đang
đòi hỏi sự can đảm và dám làm, những điều không giống hệt như vô trách
nhiệm. Nhà lãnh đạo chính trị tốt là người, nhờ lưu tâm đến lợi ích của
mọi người, biết nắm lấy thời cơ trong trong tinh thần cởi mở và thực
tiễn. Nhà lãnh đạo chính trị tốt luôn chọn giải pháp khai mở các diễn
trình hơn là chiếm hữu không gian (xem Evangelii Gaudium, 222-223).
Phục vụ đối thoại và hòa bình cũng có nghĩa là thực sự quyết tâm trong việc tối thiểu hóa và, trong trường kỳ, chấm dứt các cuộc tranh chấp vũ trang khắp thế giới. Ở đây, chúng ta phải tự hỏi: Tại sao các vũ khí giết người lại được bán cho những kẻ mưu toan giáng các đau khổ chưa từng có xuống các cá nhân và xã hội? Buồn thay, như chúng ta biết, câu trả lời đơn giản là vì tiền: đồng tiền đẫm máu, mà thường là máu người vô tội. Đứng trước sự im lặng đáng xấu hổ và đáng kết tội này, chúng ta có bổn phận đối chất vấn đề và chấm dứt việc mua bán vũ khí.
Ba người con trai và một người con gái của lãnh thổ này, bốn cá nhân và bốn giấc mơ: Lincoln,
tự do; Martin Luther King, tự do trong tính đa nguyên và không loại
trừ; Dorothy Day, công bình xã hội và các quyền của con người; và Thomas
Merton, khả năng đối thoại và mở lòng ra với Thiên Chúa.
Bốn đại diện của nhân dân Hoa Kỳ.
Tôi sẽ kết thúc chuyến viếng thăm của tôi tại đất nước qúi vị ở Philadelphia, nơi tôi sẽ tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới. Tôi
mong ước rằng suốt chuyến viếng thăm của tôi, gia đình sẽ là chủ đề
được lặp đi lặp lại. Gia đình đã chủ yếu xiết bao đối với việc xây dựng
đất nước này! Và nó vẫn còn xứng đáng xiết bao để được chúng ta hỗ trợ và khuyến khích! Thế
nhưng, tôi không thể dấu được sự lo âu của tôi đối với gia đình, hiện
đang bị đe dọa, có lẽ chưa từng thấy trước đó, từ cả bên trong lẫn bên
ngoài. Các liên hệ nền tảng đang bị đặt thành nghi vấn, cũng như chính căn bản của hôn nhân và gia đình. Tôi chỉ có thể lặp lại sự quan trọng và, trên hết, sự phong phú và vẻ đẹp của đời sống gia đình.
Cách
riêng, tôi muốn kêu gọi sự lưu ý đối với các thành viên gia đình dễ bị
thương tổn hơn hết, đó là giới trẻ. Với nhiều người trong số họ, một
tương lai đầy tiềm năng đang đón chờ, thế nhưng rất nhiều người trẻ khác
xem ra đã mất hướng và không đích nhắm, bị kẹt cứng trong mê hồn trận
vô vọng của bạo lực, lạm dụng và tuyệt vọng. Các vấn đề của họ cũng là
các vấn đề của chúng ta, chúng ta không thể tránh được chúng. Chúng
ta cần phải cùng nhau đối mặt với chúng. Nói về chúng và tìm ra các
giải pháp hữu hiệu, hơn là để mình sa lầy trong tranh luận. Có
thể có nguy cơ quá giản luợc, nhưng chúng ta vẫn có thể nói được rằng
chúng ta đang sống trong một nền văn hóa chuyên gây áp lực khiến người
trẻ không thiết lập một gia đình, vì thiếu các khả thể đối với tương
lai. Rồi chính nền văn hóa này lại đề nghị với giới trẻ quá nhiều giải
pháp đến nỗi cuối cùng họ cũng không dám thiết lập một gia đình.
Một
quốc gia sẽ được coi là vĩ đại khi bảo vệ tự do như Lincoln đã làm; khi
phát huy nền văn hóa giúp người ta có khả năng “ước mơ” các quyền đầy
đủ cho mọi anh chị em của mình, như Martin Luther King từng tìm cách
thực hiện; khi cố gắng tranh đấu cho công lý và cho chính nghĩa của
người bị áp bức, như Dorothy Day từng làm với việc làm không biết mệt
của bà, vốn là hoa trái đức tin đã trở thành đối thoại và gieo rắc hoà
bình trong phong thái chiêm niệm của Thomas Merton.
Trong
các nhận định này, tôi cố gắng trình bầy một vài sự phong phú trong di
sản văn hóa của qúi vị, của tinh thần nhân dân Hoa Kỳ. Tôi mong ước tinh
thần này tiếp tục phát triển và tăng trưởng, để càng nhiều người trẻ
càng hay có thể thừa hưởng và cư ngụ trên một lãnh thổ từng gợi hứng cho
biết bao nhiêu người mơ ước.
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
Vũ Văn An, Chuyển ngữ
25.9.2015
Pope Francis Addressed A Joint Meeting Of Congress In A Historic Speech Thursday Morning.
Here’s A Full Transcript Of His Remarks.
Mr. Vice-President,
Mr. Speaker,
Honorable Members of Congress,
Dear Friends,
I
am most grateful for your invitation to address this Joint Session of
Congress in “the land of the free and the home of the brave”. I would
like to think that the reason for this is that I too am a son of this
great continent, from which we have all received so much and toward
which we share a common responsibility.
Each
son or daughter of a given country has a mission, a personal and social
responsibility. Your own responsibility as members of Congress is to
enable this country, by your legislative activity, to grow as a nation.
You are the face of its people, their representatives. You are called to
defend and preserve the dignity of your fellow citizens in the tireless
and demanding pursuit of the common good, for this is the chief aim of
all politics. A political society endures when it seeks, as a vocation,
to satisfy common needs by stimulating the growth of all its members,
especially those in situations of greater vulnerability or risk.
Legislative activity is always based on care for the people. To this you
have been invited, called and convened by those who elected you.
Yours
is a work which makes me reflect in two ways on the figure of Moses. On
the one hand, the patriarch and lawgiver of the people of Israel
symbolizes the need of peoples to keep alive their sense of unity by
means of just legislation. On the other, the figure of Moses leads us
directly to God and thus to the transcendent dignity of the human being.
Moses provides us with a good synthesis of your work: you are asked to
protect, by means of the law, the image and likeness fashioned by God on
every human face.
Today
I would like not only to address you, but through you the entire people
of the United States. Here, together with their representatives, I
would like to take this opportunity to dialogue with the many thousands
of men and women who strive each day to do an honest day’s work, to
bring home their daily bread, to save money and –one step at a time – to
build a better life for their families. These are men and women who are
not concerned simply with paying their taxes, but in their own quiet
way sustain the life of society. They generate solidarity by their
actions, and they create organizations which offer a helping hand to
those most in need.
I
would also like to enter into dialogue with the many elderly persons
who are a storehouse of wisdom forged by experience, and who seek in
many ways, especially through volunteer work, to share their stories and
their insights. I know that many of them are retired, but still active;
they keep working to build up this land. I also want to dialogue with
all those young people who are working to realize their great and noble
aspirations, who are not led astray by facile proposals, and who face
difficult situations, often as a result of immaturity on the part of
many adults. I wish to dialogue with all of you, and I would like to do
so through the historical memory of your people.
My
visit takes place at a time when men and women of good will are marking
the anniversaries of several great Americans. The complexities of
history and the reality of human weakness notwithstanding, these men and
women, for all their many differences and limitations, were able by
hard work and self-sacrifice – some at the cost of their lives – to
build a better future. They shaped fundamental values which will endure
forever in the spirit of the American people. A people with this spirit
can live through many crises, tensions and conflicts, while always
finding the resources to move forward, and to do so with dignity. These
men and women offer us a way of seeing and interpreting reality. In
honoring their memory, we are inspired, even amid conflicts, and in the
here and now of each day, to draw upon our deepest cultural reserves.
I would like to mention four of these Americans: Abraham Lincoln, Martin Luther King, Dorothy Day and Thomas Merton.
This
year marks the one hundred and fiftieth anniversary of the
assassination of President Abraham Lincoln, the guardian of liberty, who
labored tirelessly that “this nation, under God, [might] have a new
birth of freedom”. Building a future of freedom requires love of the
common good and cooperation in a spirit of subsidiarity and solidarity.
All
of us are quite aware of, and deeply worried by, the disturbing social
and political situation of the world today. Our world is increasingly a
place of violent conflict, hatred and brutal atrocities, committed even
in the name of God and of religion. We know that no religion is immune
from forms of individual delusion or ideological extremism. This means
that we must be especially attentive to every type of fundamentalism,
whether religious or of any other kind. A delicate balance is required
to combat violence perpetrated in the name of a religion, an ideology or
an economic system, while also safeguarding religious freedom,
intellectual freedom and individual freedoms. But there is another
temptation which we must especially guard against: the simplistic
reductionism which sees only good or evil; or, if you will, the
righteous and sinners. The contemporary world, with its open wounds
which affect so many of our brothers and sisters, demands that we
confront every form of polarization which would divide it into these two
camps. We know that in the attempt to be freed of the enemy without, we
can be tempted to feed the enemy within. To imitate the hatred and
violence of tyrants and murderers is the best way to take their place.
That is something which you, as a people, reject.
Our
response must instead be one of hope and healing, of peace and justice.
We are asked to summon the courage and the intelligence to resolve
today’s many geopolitical and economic crises. Even in the developed
world, the effects of unjust structures and actions are all too
apparent. Our efforts must aim at restoring hope, righting wrongs,
maintaining commitments, and thus promoting the well-being of
individuals and of peoples. We must move forward together, as one, in a
renewed spirit of fraternity and solidarity, cooperating generously for
the common good.
The
challenges facing us today call for a renewal of that spirit of
cooperation, which has accomplished so much good throughout the history
of the United States. The complexity, the gravity and the urgency of
these challenges demand that we pool our resources and talents, and
resolve to support one another, with respect for our differences and our
convictions of conscience.
In
this land, the various religious denominations have greatly contributed
to building and strengthening society. It is important that today, as
in the past, the voice of faith continue to be heard, for it is a voice
of fraternity and love, which tries to bring out the best in each person
and in each society. Such cooperation is a powerful resource in the
battle to eliminate new global forms of slavery, born of grave
injustices which can be overcome only through new policies and new forms
of social consensus.
Politics
is, instead, an expression of our compelling need to live as one, in
order to build as one the greatest common good: that of a community
which sacrifices particular interests in order to share, in justice and
peace, its goods, its interests, its social life. I do not underestimate
the difficulty that this involves, but I encourage you in this effort.
Here
too I think of the march which Martin Luther King led from Selma to
Montgomery fifty years ago as part of the campaign to fulfill his
“dream” of full civil and political rights for African Americans. That
dream continues to inspire us all. I am happy that America continues to
be, for many, a land of “dreams”. Dreams which lead to action, to
participation, to commitment. Dreams which awaken what is deepest and
truest in the life of a people.
In
recent centuries, millions of people came to this land to pursue their
dream of building a future in freedom. We, the people of this continent,
are not fearful of foreigners, because most of us were once foreigners.
I say this to you as the son of immigrants, knowing that so many of you
are also descended from immigrants. Tragically, the rights of those who
were here long before us were not always respected. For those peoples
and their nations, from the heart of American democracy, I wish to
reaffirm my highest esteem and appreciation. Those first contacts were
often turbulent and violent, but it is difficult to judge the past by
the criteria of the present. Nonetheless, when the stranger in our midst
appeals to us, we must not repeat the sins and the errors of the past.
We must resolve now to live as nobly and as justly as possible, as we
educate new generations not to turn their back on our “neighbors” and
everything around us. Building a nation calls us to recognize that we
must constantly relate to others, rejecting a mindset of hostility in
order to adopt one of reciprocal subsidiarity, in a constant effort to
do our best. I am confident that we can do this.
Our
world is facing a refugee crisis of a magnitude not seen since the
Second World War. This presents us with great challenges and many hard
decisions. On this continent, too, thousands of persons are led to
travel north in search of a better life for themselves and for their
loved ones, in search of greater opportunities. Is this not what we want
for our own children? We must not be taken aback by their numbers, but
rather view them as persons, seeing their faces and listening to their
stories, trying to respond as best we can to their situation. To respond
in a way which is always humane, just and fraternal. We need to avoid a
common temptation nowadays: to discard whatever proves troublesome. Let
us remember the Golden Rule: “Do unto others as you would have them do
unto you” (Mt 7:12).
This
Rule points us in a clear direction. Let us treat others with the same
passion and compassion with which we want to be treated. Let us seek for
others the same possibilities which we seek for ourselves. Let us help
others to grow, as we would like to be helped ourselves. In a word, if
we want security, let us give security; if we want life, let us give
life; if we want opportunities, let us provide opportunities. The
yardstick we use for others will be the yardstick which time will use
for us. The Golden Rule also reminds us of our responsibility to protect
and defend human life at every stage of its development.
This
conviction has led me, from the beginning of my ministry, to advocate
at different levels for the global abolition of the death penalty. I am
convinced that this way is the best, since every life is sacred, every
human person is endowed with an inalienable dignity, and society can
only benefit from the rehabilitation of those convicted of crimes.
Recently my brother bishops here in the United States renewed their call
for the abolition of the death penalty. Not only do I support them, but
I also offer encouragement to all those who are convinced that a just
and necessary punishment must never exclude the dimension of hope and
the goal of rehabilitation.
In
these times when social concerns are so important, I cannot fail to
mention the Servant of God Dorothy Day, who founded the Catholic Worker
Movement. Her social activism, her passion for justice and for the cause
of the oppressed, were inspired by the Gospel, her faith, and the
example of the saints.
How
much progress has been made in this area in so many parts of the world!
How much has been done in these first years of the third millennium to
raise people out of extreme poverty! I know that you share my conviction
that much more still needs to be done, and that in times of crisis and
economic hardship a spirit of global solidarity must not be lost. At the
same time I would encourage you to keep in mind all those people around
us who are trapped in a cycle of poverty. They too need to be given
hope. The fight against poverty and hunger must be fought constantly and
on many fronts, especially in its causes. I know that many Americans
today, as in the past, are working to deal with this problem.
It
goes without saying that part of this great effort is the creation and
distribution of wealth. The right use of natural resources, the proper
application of technology and the harnessing of the spirit of enterprise
are essential elements of an economy which seeks to be modern,
inclusive and sustainable. “Business is a noble vocation, directed to
producing wealth and improving the world. It can be a fruitful
source
of prosperity for the area in which it operates, especially if it sees
the creation of jobs as an essential part of its service to the common
good” (Laudato Si’, 129). This common good also includes the earth, a
central theme of the encyclical which I recently wrote in order to
“enter into dialogue with all people about our common home” (ibid., 3).
“We need a conversation which includes everyone, since the environmental
challenge we are undergoing, and its human roots, concern and affect us
all” (ibid., 14).
In
Laudato Si’, I call for a courageous and responsible effort to
“redirect our steps” (ibid., 61), and to avert the most serious effects
of the environmental deterioration caused by human activity. I am
convinced that we can make a difference and I have no doubt that the
United States – and this Congress – have an important role to play. Now
is the time for courageous actions and strategies, aimed at implementing
a “culture of care” (ibid., 231) and “an integrated approach to
combating poverty, restoring dignity to the excluded, and at the same
time protecting nature” (ibid., 139). “We have the freedom needed to
limit and direct technology” (ibid., 112); “to devise intelligent ways
of… developing and limiting our power” (ibid., 78); and to put
technology “at the service of another type of progress, one which is
healthier, more human, more social, more integral” (ibid., 112). In this
regard, I am confident that America’s outstanding academic and research
institutions can make a vital contribution in the years ahead.
A
century ago, at the beginning of the Great War, which Pope Benedict XV
termed a “pointless slaughter”, another notable American was born: the
Cistercian monk Thomas Merton. He remains a source of spiritual
inspiration and a guide for many people. In his autobiography he wrote:
“I came into the world. Free by nature, in the image of God, I was
nevertheless the prisoner of my own violence and my own selfishness, in
the image of the world into which I was born. That world was the picture
of Hell, full of men like myself, loving God, and yet hating him; born
to love him, living instead in fear of hopeless self-contradictory
hungers”. Merton was above all a man of prayer, a thinker who challenged
the certitudes of his time and opened new horizons for souls and for
the Church. He was also a man of dialogue, a promoter of peace between
peoples and religions.
From
this perspective of dialogue, I would like to recognize the efforts
made in recent months to help overcome historic differences linked to
painful episodes of the past. It is my duty to build bridges and to help
all men and women, in any way possible, to do the same. When countries
which have been at odds resume the path of dialogue – a dialogue which
may have been interrupted for the most legitimate of reasons – new
opportunities open up for all. This has required, and requires, courage
and daring, which is not the same as irresponsibility. A good political
leader is one who, with the interests of all in mind, seizes the moment
in a spirit of openness and pragmatism. A good political leader always
opts to initiate processes rather than possessing spaces (cf. Evangelii
Gaudium, 222-223).
Being
at the service of dialogue and peace also means being truly determined
to minimize and, in the long term, to end the many armed conflicts
throughout our world. Here we have to ask ourselves: Why are deadly
weapons being sold to those who plan to inflict untold suffering on
individuals and society? Sadly, the answer, as we all know, is simply
for money: money that is drenched in blood, often innocent blood. In the
face of this shameful and culpable silence, it is our duty to confront
the problem and to stop the arms trade.
Three
sons and a daughter of this land, four individuals and four dreams:
Lincoln, liberty; Martin Luther King, liberty in plurality and
non-exclusion; Dorothy Day, social justice and the rights of persons;
and Thomas Merton, the capacity for dialogue and openness to God.
Four representatives of the American people.
I
will end my visit to your country in Philadelphia, where I will take
part in the World Meeting of Families. It is my wish that throughout my
visit the family should be a recurrent theme. How essential the family
has been to the building of this country! And how worthy it remains of
our support and encouragement! Yet I cannot hide my concern for the
family, which is threatened, perhaps as never before, from within and
without. Fundamental relationships are being called into question, as is
the very basis of marriage and the family. I can only reiterate the
importance and, above all, the richness and the beauty of family life.
In
particular, I would like to call attention to those family members who
are the most vulnerable, the young. For many of them, a future filled
with countless possibilities beckons, yet so many others seem
disoriented and aimless, trapped in a hopeless maze of violence, abuse
and despair.
Their problems are
our problems. We cannot avoid them. We need to face them together, to
talk about them and to seek effective solutions rather than getting
bogged down in discussions. At the risk of oversimplifying, we might say
that we live in a culture which pressures young people not to start a
family, because they lack possibilities for the future. Yet this same
culture presents others with so many options that they too are dissuaded
from starting a family.
A
nation can be considered great when it defends liberty as Lincoln did,
when it fosters a culture which enables people to “dream” of full rights
for all their brothers and sisters, as Martin Luther King sought to do;
when it strives for justice and the cause of the oppressed, as Dorothy
Day did by her tireless work, the fruit of a faith which becomes
dialogue and sows peace in the contemplative style of Thomas Merton.
In
these remarks I have sought to present some of the richness of your
cultural heritage, of the spirit of the American people. It is my desire
that this spirit continue to develop and grow, so that as many young
people as possible can inherit and dwell in a land which has inspired so
many people to dream.
God bless America!
0 comments:
Post a Comment