Nathan Vanderklippe | Trà Mi dịch
Chuyến
thăm trong vài ngày sắp tới, gồm một bữa tiệc chính thức ở Nhà Trắng và
bài diễn văn đầu tiên của Tập Cận Bình trước Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc, sẽ đặt kính phóng đại lên những xích mích về các vấn đề như khủng
bố qua mạng và tính hiếu chiến của Trung Quốc trong những tranh chấp
lãnh thổ ở biển đông.
Chuyến đi Mỹ lần này của Tập Cận Bình minh họa vai trò mới của Trung Quốc trên sân khấu thế giới
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh trong cuộc diễn hành tại Bắc
Kinh vào đầu tháng Chín, sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ của ông ở Seattle vào
ngày 22/9/2015. Nguồn: Ng Han Guan / Associated Press
Như bất kỳ người lãnh đạo nào quan tâm
đến ấn tượng tốt, Tập Cận Bình đến Mỹ tuần này mang theo hàng tỷ đô la
như những món quà thỏa thuận thương mại, và sẵn sàng tạo những hình ảnh
đầm ấm bằng các chuyến đi thăm với giới lãnh đạo công nghệ cao, công
nhân nhà máy lắp ráp, học sinh trung học và ngay cả sẽ có mặt trong một
cuộc họp của Liên Hiệp Quốcvề quyền phụ nữ.
Lần trước khi Chủ tịch Trung Quốc đến Mỹ
trong chuyến thăm chính thức năm 2011, thị trưởng Chicago lúc đó,
Richard Daley, gọi đó là một “Sự kiện lớn, lớn, lớn, lớn.” Sự xuất hiện
của ông Tập được lần này lại càng lớn hơn, vì hình ảnh tươi mát và vẻ
thanh lịch của quà cáp đang thất thế trước nỗi lo ngại về thái độ ngoại
giao thù địch, việc sốt sắng phát triển quân sự cùng sự bất ổn kinh tế
của Trung Quốc.
Chuyến thăm trong vài ngày sắp tới, gồm
một bữa tiệc chính thức ở Nhà Trắng và bài diễn văn đầu tiên của Tập Cận
Bình trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sẽ đặt kính phóng đại lên những
xích mích về các vấn đề như khủng bố qua mạng [Sáng nay công ty Apple ở
Trung Quốc vừa bị tin tặc tấn công quy mô lần đầu tiên bằng XcodeGhost –
TM] và tính hiếu chiến của Trung Quốc trong những tranh chấp lãnh thổ ở
biển đông.
Ngay cả khi chuyến công du này đẩy quan
hệ Mỹ-Trung lên hàng đầu, nó còn là một lời nhắc nhở với các nước khác
là Trung Quốc đã thay đổi đủ để phải dùng đến những phương pháp ngoại
giao mới.
Lần cuối, khi Tập Cận Bình đến Mỹ trong
chuyến thăm không chính thức năm 2013, ông đang ở màn một trong vai trò
Chủ tịch nước, và chưa đứng vững trong vị trí của môt người lãnh đạo thế
giới tuy vẫn có một nền kinh tế năng động hậu thuẫn.
Nay ông Tập đã có dáng đi chắc chắn, bên
cạnh những người lãnh đạo nước ngoài có thiện cảm với TQ – đáng kể
trong số đó là Vladimir Putin của Nga, hay ở một mức độ thấp hơn, Park
Geun-hye của Hàn Quốc – có tầm cỡ và ảnh hưởng là không như bất kỳ một
Chủ tịch Trung Quốc nào trong những năm gần đây. Kinh tế của Trung Quốc,
trong khi đó, tăng trưởng đang chậm lại và một mùa hè đầy sóng gió ở
thị trường chứng khoán đã gây lo ngại cho thế giới về sức mạnh tài chính
của Trung Quốc.
Cuốn cẩm nang cũ để đối phó với Bắc
Kinh, nói cách khác, đang mất dần hiệu quả – một vấn đề có nguy cơ rất
cao không chỉ đối với Mỹ, nhưng đối với tất cả thế giới, kể cả Canada.
Paul Evans, một giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu châu Á của trường đại học
British Columbia nói,
“Đây là chuyến thăm quan trọng nhất của
một người lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi Đặng Tiểu Bình đến Mỹ vào năm
1979, lần này trong bối cảnh của một Trung Quốc giầu hơn, mạnh hơn, ảnh
hưởng nhiều hơn và là một thế lực toàn cầu.
Quan điểm của giới hàn lâm, tầng lớp ưu
tú và và của cộng đồng ở Mỹ về Trung Quốc hiện nay tiêu cực nhiều hơn so
bất cứ lúc nào kể từ khi có sự kiện Thiên An Môn. Nếu không khéo léo xử
thế / điều chỉnh, kết quả sẽ là một sự tuột dốc đều từ một mối quan hệ
cạnh tranh chiến lược sang một hình thức mới của sự đối đầu chiến lược
và rồi chiến tranh lạnh.”
Vấn đề kinh tế cũng bị đe dọa. Trong
nhiều năm qua, nước ngoài đã muốn có điều kiện thuận lợi để gia tăng
xuất cảng tài nguyên, mở của thị trường ở Trung Quốc tiếp nhận đầu tư
của các công ty. Trong nỗ lực điên cuồng để hiện đại hoá, Trung Quốc đã
cần rất nhiều nguyên liệu, và cũng rất cần có đồng đô la để xây dựng nền
kinh tế.
Nhưng những gì đã đúng trước đây hiện
đang đảo lộn. Năm nay, lần đầu tiên, Trung Quốc sẽ dùng nhiều đô la để
đầu tư nước ngoài hơn là nhận ngoại tệ đầu tư từ ngoại quốc. Nhu cầu
hàng hóa (của TQ) đã giảm cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà đó
cũng chính là một vấn đề khiến thế giới thêm hoài nghi.
Trong khi đó, bề ngoài, Trung Quốc đang
cố xoá bỏ hình ảnh của một quốc gia dễ bảo từ nhiều chục năm qua, và
thay thế nó bằng bộ dạng vênh vang như cỡ Washington – một sự thay đổi
được hậu thuẫn bằng một chính sách kinh tế bành trướng làm thay đổi sâu
sắc cách Trung Quốc tương tác với thế giới.
Sự thật đó đang diễn ra ở Biển Đông, nơi
Trung Quốc không thèm để ý tới những lời phản đối kịch liệt của quốc tế
về những hoạt động xây đảo nhân tạo và làm đường bay ngoài biển, và
cũng là sự thật, Bắc Kinh đang sẵng sàng gây trở ngại cho các công ty
nước ngoài – đang bị áp lực lớn của chính phủ ở nội địa Hoa Lục.
Xie Tao, một giáo sư về khoa học chính
trị tại Đại học Ngọai giao ở Bắc Kinh cho biết việc mở rộng toàn cầu của
các công ty Trung Quốc cũng cho Bắc Kinh “một cổ phần lớn hơn trong
trật tự chính trị và kinh tế ở các quốc gia đó.”
“Nếu có điều gì khủng khiếp xảy ra – sự
hỗn loạn chính trị, nội chiến – và khi đầu tư của Trung Quốc quá lớn thì
họ có thể bị buộc phải làm một cái gì đó về mặt quân sự. Vì vậy, Trung
Quốc có thể phải suy nghĩ lại nguyên tắc thiêng liêng sống chung hòa
bình này.”
Một sự đảo lộn chính sách đối ngoại hòa bình của TQ trong nhiều thập niên qua mà ông cho là “có khả năng” xảy ra.
Điều mà Victor Gao, một giám đốc của
Hiệp hội quốc gia Trung Quốc Nghiên cứu Quốc tế, gọi là “can đảm đứng
vững chắc để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Trung Quốc” của Tập Cận Bình
thực sự có thể đưa ra một ngã mới. Ông nói,
“Giữ vị trí vững chắc về vấn đề về
nguyên tắc quốc tế, thực sự không chỉ giúp làm sáng tỏ quan điểm của TQ,
nó có thể thực sự cũng giúp đỡ một cách tốt hơn để giải quyết những
khác biệt quốc tế.”
Nhưng nếu đó là sự thật, thì người ta
thể cần phải bỏ đi cách tính toán đơn giản về Trung Quốc và tiềm năng
lợi nhuận. Lần cuối ở TQ, Stephen Harper (thủ tướng Caanada) đã nói
chuyện về việc bán cherries của Canada cho các cửa hàng tạp hóa Trung
Quốc và trao đổi đô-la Canada lấy đồng nhân dân tệ.
David Mulroney, Hiệu trưởng trường St
Michael tại Đại học Toronto và cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc, người
đã gợi ý để Ottawa cần phải công nhận Bắc Kinh như cả hai, vừa là đối
tác và cũng là đối thủ cho biết Canada sẽ khá hơn “nếu nhìn Trung Quốc
là một cơ hội và cũng là một vấn đề.” Ông nói thêm,
“Chúng tôi sẽ ngày càng phải đối phó với một Trung Quốc đang trong vai trò một ‘quốc gia liên quan nhưng thiếu trách nhiệm’.”
Nhưng sự rút lui gần đây ra khỏi những
vấn đề khó khăn với Trung Quốc đã đặt Canada vào một vị trí bất lợi,
Giáo sư Evans cho biết. Ông nói,
“Canada là người ngoài cuộc đã, tự đưa
mình ra khỏi một vị trí chiến lược đặc biệt với Trung Quốc trong mười
năm qua. Chúng ta có thể quan sát nhưng không có ảnh hưởng.”
Và trong khi Trung Quốc có thể không
phải yếu tố trong cuộc bầu cử trong nước hiện nay – không giống như ở
Mỹ, các ứng cử viên ở Canada đã hầu như không đề cập đến nó – TQ có khả
năng đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn trong những năm sắp tới. Giáo sư
Evans cho biết.
“Tiếp tục chiến lược im lặng không thể
là một lựa chọn. Vấn đề là liệu chúng ta có thể giữ vai trò của một nước
có sức mạnh trung bình và được quần chúng ủng hộ khi thái độ của chúng
ta đối với Trung Quốc đang ngày càng lạnh nhạt.”
© 2015 DCVOnline
0 comments:
Post a Comment