Friday, September 25, 2015
Nga lên gồng, Mỹ thủng thẳng chờ thời
10:10 AM
tuonglaidantoc
Chọn cỡ chữ
…việc
đưa binh sĩ tới đây có thể khiến cuộc xung đột leo thang… Hành động này
có thể khiến Nga bị kéo vào một cuộc chiến tranh tốn kém và kéo dài !
Những động thái của Nga tại Syria đang tạo cảm giác Mỹ thất thế, song thực tế đang ngược lại.
Thua từ chuyện nhỏ
Nga
tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria đang là chủ đề được giới phân
tích hết sức quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng động thái của Moskva
đang khiến Washington đau đầu, thậm chí tỏ ra thất thế.
Trước
khi khẳng định hay bác bỏ nhận định này, hãy xem tình trạng hiện thực
của Nga ra sao. Có vẻ như người Nga đang gặp nhiều khó khăn (do Mỹ cố
tình gây ra) hơn những gì họ nghĩ (và thế giới suy đoán).
Dù
những đòn trừng phạt kinh tế mà Mỹ cùng hàng loạt nước áp đặt lên Nga
với cái cớ "chiếm" Crimea được coi là "không đẹp" trong một thế giới
phẳng, thì tác động của nó là điều không thể phủ nhận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong
bối cảnh như vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/9 khẳng định
tình hình nền kinh tế Nga là "khó khăn song không nghiêm trọng". Phát
biểu tại một cuộc họp với các quan chức chính phủ phụ trách ngân sách
năm 2016, ông Putin chỉ đạo không để thâm hụt ngân sách trong năm tới
vượt quá 3% GDP.
Qua
phát biểu này, nhà lãnh đạo Nga tỏ ra "chân thành" khi thừa nhận khó
khăn nhưng đi kèm theo đó là một chất giọng "lên gồng" rõ rệt. Việc đánh
giá mức độ "khó khăn không nghiêm trọng" mang tính chủ quan và có phần
tự xoa dịu.
Chính
báo chí Nga thời gian qua đã thừa nhận do những khó khăn trước mắt,
Chính phủ Nga phải thay đổi cách thức xây dựng ngân sách. Theo tờ Độc
lập, thay vì lên kế hoạch ngân sách cho 3 năm như thường lệ, Chính phủ
Nga sẽ chỉ dự toán ngân sách cho từng năm một mà trước mắt là ngân sách
năm 2016.
Thủ
tướng Nga Medvedev giải thích rằng dự toán ngân sách từng năm một giúp
Nga có căn cứ chính xác về các chỉ số kinh tế vĩ mô và các xu hướng hiện
tại, đồng thời kêu gọi sẵn sàng cho các biện pháp cắt giảm chi tiêu.
Nhưng theo chính các chuyên gia Nga, đây là dấu hiệu cho thấy Nga đang
bước vào một giai đoạn thực sự khó khăn.
Một giàn khoan ngoài khơi do Rosneft hợp tác với ExxonMobils trên biển Okhotsk
Cũng
về chủ đề này, tờ Kommersant của Nga có bài "Gần hơn với thực tế" cho
biết dự báo mới được Bộ Tài chính Nga đệ trình làm cơ sở xây dựng ngân
sách năm 2016 đã lần đầu tiên bám sát thực tế.
Theo
đó, ngân sách của Nga trong năm tới sẽ được hoạch định trên cơ sở giá
dầu ở mức 50 USD một thùng, tăng trưởng GDP 0,9% cùng nhiều dự báo không
mấy lạc quan về sản xuất công nghiệp, bán lẻ, xuất khẩu và dòng vốn
tiếp tục bị rút khỏi Nga.
Trong
dự báo hồi tháng trước, Bộ Tài chính Nga đã đưa ra những đánh giá mà
theo tờ Kommersant là không thực tế, như giá dầu sẽ tăng lên 55 USD/
thùng, tăng trưởng GDP đạt 1,8%, tức cao gấp đôi dự báo mới nhất.
Dự
báo cũ cho rằng lượng vốn rút khỏi Nga trong năm 2016 chỉ là 70 tỷ USD,
nhưng dự báo mới nâng lên thành 80 tỷ USD. Dự kiến, dự luật ngân sách
2016 sẽ được Chính phủ Nga đệ trình lên quốc hội ngày 25/10 tới.
Một
minh chứng khác cho thấy Nga thực sự đang rất "đau đớn" trước các đòn
trừng phạt của Mỹ. Cũng chính tờ Độc lập của Nga số ra ngày 17/9 có bài
"Nga không đủ giàn khoan để khai thác ở thềm lục địa".
Theo
bài báo, tỷ lệ các trang thiết bị do Nga sản xuất phục vụ hoạt động
thăm dò địa chất ở các mỏ ngoài khơi chiếm chưa tới 1%, còn đối với các
mỏ trên đất liền thì con số này cũng không quá 10% !
Bộ
Năng lượng Nga thừa nhận nước này đang thiếu trầm trọng giàn khoan và
các thiết bị đi cùng để khai thác dầu khí trên biển. Các biện pháp trừng
phạt đã làm phá sản kế hoạch của Nga là tăng sản lượng khai thác dầu
khí gấp 4-5 lần so với hiện nay trên các mỏ ngoài khơi.
Thậm
chí trong trung hạn, sản lượng khai thác dầu thô của Nga có thể sẽ sụt
giảm 5% và chắc chắn điều này ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của
Nga, vốn vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên.
Khoan
hãy nói về việc Nga có đủ trình độ kỹ thuật và công nghệ để sản xuất
các thiết bị cần thiết để khai thác dầu khí ngoài khơi hay không, mà
trước hết cần phải thừa nhận người Mỹ đã đánh trúng "huyệt đạo" quan
trọng bậc nhất của Nga, ít nhất là trong trung hạn như báo chí Nga thừa
nhận.
Cái bẫy giăng sẵn
Về
động thái của Nga, giới chức Syria ngày 22/9 cho biết nước này đã tiếp
nhận thêm các vũ khí tối tân từ Nga, trong đó có máy bay chiến đấu, và
đã triển khai các vũ khí này để chống lại các phần tử thánh chiến.
Giới
bình luận phương Tây bình luận đây là dấu hiệu chứng tỏ Moskva đã sẵn
sàng với vai trò trực tiếp trong cuộc chiến tranh tại Syria, một quốc
gia đồng minh.
Các bức ảnh vệ tinh của Mỹ chứng minh Nga triển khai máy bay chiến đấu tới Syria
Truyền
thông phương Tây dẫn lời một sĩ quan quân đội cấp cao Syria nói rằng
Damascus đã nhận được các vũ khí mới, trong đó có ít nhất 5 máy bay
chiến đấu. Việc cung cấp vũ khí này diễn ra trong bối cảnh Nga đang tăng
cường dần các lực lượng vũ trang tại Syria, mà theo thông tin từ giới
chức Mỹ, quốc gia này đã triển khai 28 máy bay chiến đấu và đã bắt đầu
các chuyến bay không người lái tại khu vực.
Tuy
nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Kerry lại đánh giá thấp khi cho rằng việc Nga
tăng cường triển khai máy bay chiến đấu tới Syria có thể chỉ để bảo vệ
các căn cứ đang đóng ở đó.
Ông
Kerry nói : "Đúng là họ đã tăng cường các máy bay chiến đấu hoặc một
vài loại máy bay tương tự, và động thái đó có thể làm dấy lên nhiều câu
hỏi, không biết quyết định này có nhằm phục vụ các mục tiêu dài hạn của
họ hay không.
Tuy
nhiên, vào thời điểm này, quân đội Mỹ và đa số chuyên gia đều cho rằng
mức độ cũng như cách thức Nga tăng cường quân sự ở Syria về cơ bản là để
thể hiện sự bảo vệ đối với việc triển khai binh lính tới một căn cứ
không quân, vì căn cứ này nằm trong khu vực xung đột".
Giới
chức Mỹ cho biết Moskva đã triển khai 12 máy bay tiêm kích SU-24, 12
máy bay cường kích SU-25 và 4 máy bay chiến đấu Flanker. Ngoài ra, còn
có khoảng 20 trực thăng chiến đấu và vận chuyển, và Moskva cũng đang cho
triển khai các máy bay không người lái.
Cuộc chiến trên thực địa sẽ là cái bẫy khổng lồ đối với Nga
Cũng
có ý kiến ở Washington thể hiện sự đồng tình với ông Kerry. Nhà phân
tích người Mỹ Anthony Cordesman cho rằng Nga đang tìm cách khẳng định
mình tại khu vực này. Theo ông : "Việc triển khai máy bay chiến đấu
khiến mọi người phải chú ý đến Nga. Dù chỉ thực hiện vài chuyến bay nhỏ,
thì điều này cũng mang lại một sự tác động nào đó".
Ngược
lại, cũng có ý kiến cho rằng Nga "sẽ làm gì đó chứ không chỉ ngồi
không. Các loại máy bay chiến đấu này khiến người ta tin rằng người Nga
muốn sử dụng sức mạnh chiến đấu của mình với vai trò tấn công ở ngoài
khu vực Latakia".
Nga
có thể đang làm rối trí Mỹ, và ở mức độ nào đó đang tạo ra cảm giác
rằng người Mỹ yếu thế về vấn đề Syria. Tuy nhiên, Moskva cũng nên cẩn
trọng bởi rất có khả năng một cái bẫy đang được giăng sẵn.
Giới
chuyên gia Nga cho rằng nếu như việc bán vũ khí cho Syria theo các hợp
đồng cấp hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế thì việc đưa binh sĩ tới
đây có thể khiến cuộc xung đột leo thang, điều mà giới lãnh đạo Nga
không mong muốn.
Hành động này có thể khiến Nga bị kéo vào một cuộc chiến tranh tốn kém và kéo dài !
Minh Thành
Nguồn : Đất Việt, 23/09/2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment