Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Monday, September 21, 2015

Trường Sa-Hoàng Sa, Trung Hoa và Hoa Kỳ ai đi trước ai?

vietnam_hoaky02“…Đất nước và dân tộc Việt Nam đang là một đất nước và một dân tộc "không đáng kể" trong suốt chiều dài lịch sử, tên gọi Việt Nam sẽ mãi là tên của một con cờ phục vụ lợi ích quốc gia cho các nước lớn. Bởi dân tộc Việt Nam không thấu hiểu khái niệm quốc gia, một bi đát hơn nữa là không có lòng tự tôn dân tộc…
 
 
bando_dongnama
Có một câu hỏi khá giản dị mà tác giả muốn đặt ra cho các bạn đọc, những nhà trí thức chính trị là "Tại sao Hoa Kỳ lại bỏ rơi miền Nam Việt Nam?". Chúng ta đã từng nghe rất nhiều lý do qua truyền miệng và thông tin trên truyền thông, internet như : Nhân dân và nội bộ chính phủ Hoa Kỳ không đồng thuận với cuộc chiến (chịu áp lực của truyền thông), tiêu tốn một kinh phí quá lớn, giới lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng chế độ cộng sản ở Châu Á sẽ không thể phát triển và lây lan diện rộng v.v. Nhưng có một điều khó giải thích rằng tại sao người Mỹ và đồng minh lại quyết tâm chọn Nam Hàn, Indonesia chứ không phải là Việt Nam?
Đa số người Việt Nam vẫn tự hào về vị trí địa lý rằng: Chúng ta có bờ biển dài, nhiều hải cảng (đặc biệt cảng Cam Ranh), chúng ta thuộc khu vực Đông Dương và cho tới tận ngày nay vẫn còn nhiều người Việt tự tin bảo rằng "Mỹ đã sai lầm khi bỏ rơi miền nam Việt Nam ". Chúng ta thử nhìn lên bản đồ thế giới và quay lại lịch sử của cuộc chiến tranh lạnh (1947–1991) thì sẽ thấy một sự thất vọng rất khó chịu bởi những lầm tưởng của chúng ta.
Sau khi thế chiến thứ II kết thúc, tình hình mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia tư bản (Hoa Kỳ) và cộng sản (Liên Xô) tăng cao. Cuộc khủng hoảng "Tên lửa Cuba” (1962) đã đe dọa đến lãnh thổ Hoa Kỳ và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ (quân sự, kinh tế). Sự bất ổn của cuộc khủng hoảng khiến người Mỹ phải vận động toàn sức lực về quân sự, kinh tế mang quy mô chiến lược toàn cầu. Sau cuộc đàm phán với Liên Xô diễn ra trong hòa bình(?) và người Mỹ chỉ còn con đường an toàn duy nhất là đưa ra chính sách "lá chắn" tên lửa và triển khai các tên lửa, bệ phóng hạt nhân trên toàn cầu, có lẽ người Mỹ đã lập định những quốc gia sẽ là đồng minh, sẽ là vị trí chiến lược cho chính sách "lá chắn" và triển khai tên lửa của họ.
Năm 1968 tổng thống mỹ Johnson (Giônxơn) tuyên bố "chiến tranh Việt Nam sẽ chấm dứt". Một sự trùng hợp và hợp logic về mốc thời gian, sự kiện đã cho thấy tính thực dụng, những cố gắng duy trì cuộc chiến tranh Việt Nam như một giải pháp "an ủi" và càng mang tính an ủi hơn cho cuộc di tản nhân dân miền Nam (1975).
Có lẽ tác giả đã quá lầm tưởng, hoặc phân tích sai lầm khiến các bạn đọc đang mỉm cười... Chúng ta sẽ phải thất vọng thêm một lần nữa bởi thực tế cho thấy chính sách "lá chắn" của Hoa Kỳ hoàn toàn không hề có sự góp mặt của một mét vuông đất nào trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng Việt Nam có 2 quần đảo cực kỳ có giá trị đối với người Trung Quốc thay vì người Mỹ. Tôi nhớ không lầm một số tiết lộ rằng : Tổng thống Richard Nixon hợp tác với chính quyền Trung Quốc, sự hợp tác mang đến một giá trị lớn cho Hoa Kỳ là tránh được một kẻ thù cộng sản (có vũ khí hạt nhân) và sẵn sàng đàm phán để " triệt hạ " đối thủ Liên Xô, cái giá của Trung Quốc đưa ra chỉ có thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Ngay lập tức năm 1974 chúng ta mất các đảo Hoàng Sa và cho tới nay đầu thế kỷ 21 chúng ta mất gần như toàn bộ quyền kiểm soát 2 quần đảo mà không thể có một sự kháng cự quân sự nào (?) trong nước lẫn quốc tế (Hoa Kỳ).
Vậy chuyện gì đã xảy ra với Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ ? Ai là con cờ và ai là 2 nhân vật đánh cờ? Vấn đề lợi ích quốc gia của Trung Quốc khi quyết tâm chơi xấu "người bạn cộng sản Liên Xô" để nhận lấy 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa?... Một lý do giản dị là Trung Quốc có tham vọng muốn trở thành một nước lớn, giới lãnh đạo Trung Quốc "bành trướng quân sự" toàn cầu điều đó không mấy ngạc nhiên bởi lịch sử Trung Hoa đã chứng minh các "vua chúa" chủ trương chủ nghĩa bành trướng quân sự. Trải qua 6 thập niên Trung Quốc không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế theo chủ nghĩa thực tiễn, bất chấp hậu quả về bất ổn chính trị, tinh thần dân tộc và môi trường bởi cái đuôi "chạy đua võ trang" khiến bao đời lãnh đạo Trung Quốc không thể dừng lại hoặc thay đổi tư tưởng để thay đổi thể chế.
Ngày nay, chúng ta biết đến Trung Quốc như là một quốc gia hiếu chiến và chỉ có thể là hiếu chiến bởi vì họ buộc phải hiếu chiến (!). Quân đội Trung Quốc đang đứng thứ 3 thế giới sau (Hoa Kỳ-Nga) và thứ 4 sau (Hoa Kỳ, Nato, Nga), họ có bom hạt nhân, tên lửa (bệ phóng) đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân (>10.000km). Những vũ khí tiên tiến, tác chiến điện tử, định vị vệ tinh toàn cầu và một lực lượng hải quân (nòng cốt) hùng hậu về số lượng lẫn chất lượng, cho dù có nhiều nhà "tâm lý học" cho đó là quá trình copy của con hổ giấy. Người dân Trung Quốc có đáng để tự hào về một quá trình cố gắng chạy đua bất chấp hậu quả của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ phải trả lời trước một câu hỏi "Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ nặng ký với Hoa Kỳ?". Không! chính quyền Trung Quốc đang gặp bế tắc! Trung Quốc đang bị bao vây bởi các đồng minh Hoa Kỳ và Hoa Kỳ. Quân đội Trung Quốc không thể tiến xa hơn mà không có đụng độ từ 3 phía BẮC-TÂY VÀ ĐÔNG. Mặt trận (lục địa) phía Bắc được người "anh em" Nga chăm sóc một cách âm thầm, nếu nói kẻ thù đối mặt trực diện của Nga là Hoa Kỳ thì Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn của Nga ở Châu Á. Một bằng chứng cho thấy Trung Quốc cố gắn sản xuất ra các thế hệ tên lửa đạn đạo DF mục đích chính là để răn đe Nga và Ấn Độ, nửa Châu Âu và các đồng minh Hoa Kỳ lân cận (Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia phía Nam), ngược lại hầu hết các tên lửa, bệ phóng hạt nhân của Nga cũng áp sát biên giới Trung Quốc. Mặt trận phía Tây được Ấn Độ lo lắng rất cẩn thận đến từng bữa ăn cho những cuộc xung đột biên giới, lịch sử đã cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc là kẻ thù không đội trời chung. Trung Quốc chỉ có thể bành trướng về hướng Đông tiến thẳng ra Thái Bình Dương dễ dàng đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ bằng lực lượng hải quân (lực lượng tàu ngầm hạt nhân).
Nhưng sự di chuyển của hải quân Trung Quốc đã gặp trở ngại lớn là họ không thể len lõi từ vùng biển Hoàng Hải bởi sự cản trở của 2 đồng minh Hoa Kỳ là Hàn Quốc và Nhật Bản và không thể tiến xa hơn khi gặp phải các căn cứ quân sự (Hawaii, Guam, các bán đảo Nhật Bản) Hoa Kỳ và hệ thống phòng thủ dày đặc. Trung Quốc chỉ còn một lối thoát duy nhất bành trướng về hướng Đông Nam tiến ra Thái Bình Dương (Ấn Độ Dương không thể vì lực lượng hải quân Ấn Độ, Úc, Singapore, Indo, mục đích của TQ là răng đe được Hoa Kỳ là có thể răn đe được cả thế giới) và vì thế họ bất chấp tất cả để xây dựng các căn cứ quân sự trên các hòn đảo Hoàng Sa-Trường Sa là chuyện đương nhiên, họ viện lí do lập lá chắn "nhận dạng phòng không" không nằm trong mục đích chính của chủ nghĩa bành trướng quân sự mà đó là sự nới rộng tầm hoạt động của lực lượng tàu ngầm hạt nhân hùng hậu đang ùn ứ hoạt động ở Biển Đông, đang dễ dàng bị lực lượng săn ngầm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ phát hiện và kiểm soát. Căn cứ quân sự trên Hoàng Sa đóng một vai trò then chốt mang tính "yểm trợ trên không, tiếp tế hậu cần" căn cứ Trường Sa (Hải Nam->Hoàng Sa->Trường Sa).
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tiến thẳng Thái Bình Dương? Tất nhiên là quân đội Hoa Kỳ bằng mọi giá không cho phép hải quân Trung Quốc làm điều đó vì Mỹ là một trong người chơi cờ và đã nhìn thấy từng bước đi của chính sách "bành trướng" từ những năm 1974... Việc thắt chặt tinh thần đoàn kết các đồng minh Châu Á (hiểu rằng có Úc) và thuê các căn cứ cảng quân sự của Philippin, Indonesia, Singapore là đúng quá trình "đi trước nhiều bước" của chính quyền Hoa Kỳ. Hạm đội 7 (Thái Bình Dương) đang đóng vai trò chủ đạo kiềm chế hạm đội Nam Hải và nếu có thoát ra khỏi Thái Bình Dương thì cuộc chơi "săn ngầm" vẫn được Hoa Kỳ chủ động.
Một việc đáng lưu ý là Trung Quốc đã không còn khả năng chạy đua công nghệ quân sự với Hoa Kỳ trong tương lai, bởi nền kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng... Thế hệ tàu sân bay lớp Ford và một số cải tiến đường băng cho các tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ, thế hệ máy bay chiến đấu F-35 A, B, C sẽ đóng vai trò chủ đạo cuộc chiến trên không cho các đồng minh và Hoa Kỳ đối phó với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ còn con bài cuối cùng để sử dụng, đó là răn đe hạt nhân để kích động cuộc chiến hạt nhân toàn cầu.. .Và một thất vọng bi đát hơn là với lực hải quân của Việt Nam chỉ có thể đứng nhìn các nước lớn xoay chuyển... (Có cơ hội tác giả sẽ phân tích về vấn đề này).
Quay trở lại Việt Nam, có lẽ tác giả đã quá "ưu ái" ngoại bang hơn chính "đất nước" mình đang sống. Tôi cũng có lý do chính đáng là chính quyền cộng sản Việt Nam không hề có sự quan tâm đến các vấn đề về lợi ích quốc gia để tôi đáng quan tâm và bàn đến ngoài việc thiết lập thể chế dân chủ đa nguyên cho đất mẹ. Việt Nam hiện nay chỉ một sân sau "tiêu thụ hàng hóa" của Trung Quốc mà thôi. Các vùng trọng yếu của Việt Nam đã bị Trung Quốc cô lập và chiếmgiữ, nó mang tính răn đe chế độ cộng sản thay vì "chiến lược tác chiến quân sự " mà chúng ta hay nhầm lẫn. Các sự việc, hiện tượng chính trị của các nước lớn sẽ tác động đến các nước nhỏ, nếu chúng ta thiếu sự quan sát, phân tích nhận định sẽ có rủi ro cao chịu ảnh hưởng tiêu cực đến đất nước.
Đất nước và dân tộc Việt Nam đang là một đất nước và một dân tộc "không đáng kể" trong suốt chiều dài lịch sử, tên gọi Việt Nam sẽ mãi là tên của một con cờ phục vụ lợi ích quốc gia cho các nước lớn. Bởi dân tộc Việt Nam không thấu hiểu khái niệm quốc gia, một bi đát hơn nữa là không có lòng tự tôn dân tộc. Một chế độ cộng sản tay sai cho Trung Quốc đang cố gìn giữ và phát huy văn hóa Khổng Giáo độc hại, đàn áp và chà đạp lên những con yêu nước còn sót lại của dân tộc và các lựclượngđối lập dân chủ Việt Nam. Thiết lập một nền dân chủ đa nguyên là một điều kiện cần và cũng là một nhiệm vụ chung toàn thể cho toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giới "trí thức" để thực hiện mọi cuộc cách mạng thay đổi toàn diện các địa hạt, phương diện để trở thành một quốc gia "đáng kể" có mục tiêu rõ ràng ít nhất về kinh tế.
Nguyễn Hòa Bình

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger