Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Saturday, September 26, 2015

Tay sai ngoại bang

(
Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH Trong khuôn khổ bài báo này, bốn chữ “tay sai ngoại bang” chỉ định nhóm 58 nghị sĩ Hoa Kỳ -gồm 54 nghị sĩ Cộng Hòa và bốn nghị sĩ Dân Chủ; họ làm tay sai cho Do Thái, và thất bại trong mưu toan hủy bỏ thỏa ước Iran -thỏa ước mà Hoa Kỳ -một nước trong nhóm năm siêu cường +1 (P5+1) cùng các nước khác đồng ký với Iran.

P5 là năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc; cộng 1 là cộng thêm Đức và cộng cả Liên Âu.

Thỏa Ước Iran trao đổi hai việc: việc thứ nhất là Iran cam kết từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử, và chấp nhận sự kiểm soát của chuyên viên nguyên tử Liên Hiệp Quốc; việc thứ nhì là nhóm P5+1 giải tỏa mọi cấm cản, để Iran tự do giao thương trong thị trường quốc tế.

Nguyên nhân cuộc phong toả là việc Iran để mặc một nhóm sinh viên chiếm tòa đại sứ Mỹ, rồi sinh cầm 52 nhân viên sứ quán trong đó, suốt 444 ngày -sự việc xảy ra trong cuộc cách mạng Hồi Giáo lật đổ chính phủ Iran thân Mỹ, ngày mùng 4 tháng 11/1979.

Nói cách khác, thỏa ước Iran xóa bỏ quy chế trừng phạt kinh tế kéo dài đã 36 năm, để đánh đổi lấy những cam kết Iran sống hòa bình, không tạo nguy cơ chiến tranh nguyên tử trong cộng đồng thế giới.
Thành phần P5+1 -các quốc gia ký hòa ước với Iran- bao gồm gần đủ mọi quốc gia trên thế giới, nói lên khuynh hướng xây dựng hòa bình cho nhân loại; quốc gia duy nhất chống thỏa ước Iran là Do Thái, chống bằng cách vận động các nghị sĩ, dân biểu Hoa Kỳ biểu quyết bác bỏ Thỏa Ước Iran.



Những nhà ngoại giao của P5+1 và của Iran tham dự hòa đàm
Toan tính của Do Thái thất bại trong cuộc họp Thượng Viện ngày thứ Năm mùng 10 tháng Chín. Nhóm thân Do Thái -gồm toàn thể 54 nghị sĩ Cộng Hòa- tin tưởng là, với sự đồng lõa của một số nghị sĩ Dân Chủ tối thiểu họ cũng có đủ 60 phiếu để trở thành khối đa số áp đảo chống Thỏa Ước Iran.

Tổ chức AIPAC (American Israel Public Affairs Committee-Ủy Ban Công Vụ Mỹ Do Thái) đã đầu tư gần $30 triệu vào việc vận động và lobby các nghị sĩ Dân Chủ bỏ phiếu chống Thỏa Ước Iran. Họ tin là số tiền đó tối thiểu cũng mua được thêm 6 lá phiếu giết Thỏa Ước.

Nhưng cả AIPAC lẫn khối đa số Cộng Hòa Thượng Viện đều thất vọng vì chỉ có 4 nghị sĩ Dân Chủ bỏ phiếu theo họ. Nghị Quyết của Thượng Viện chống Thỏa Ước Iran không đạt đủ đa số tuyệt đối 60 phiếu.
Chuyên viên theo sát tình hình Iran -ông Clifford Kupchan, chủ tịch tổ chức the Eurasia Group- nhận định, “Chưa bao giờ AIPAC lại thất bại nặng nề như lần này.”

AIPAC có thành tích vận động Quốc Hội Hoa Kỳ yểm trợ mọi chính sách của Do Thái; tổ chức này đã thành công trong việc thúc đẩy chủ tịch Hạ Viện John Boehner mời thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đến thuyết trình chống Thỏa Ước Iran; ông Netanyahu đã đến thuyết trình trước Quốc Hội Mỹ, và đã ra mặt chống tổng thống Mỹ.



Hoạt động của AIPAC
Trong tổng số 42 phiếu ủng hộ Thỏa Ước Iran, không có một lá phiếu Cộng Hòa nào cả. Tổng thống Obama nhận định, “Kết quả cuộc biểu quyết tại Thượng Viện là sự thắng thế của giải pháp ngoại giao, sự thắng thế của nền an ninh quốc gia, và an ninh quốc tế;” ông dùng 4 chữ “giải pháp ngoại giao” vì ông từng vận động yểm trợ Thỏa Ước Iran để chọn giải pháp ngoại giao, tránh giải pháp chiến tranh. Obama nói thêm, “tôi vui mừng thấy nhiều nghị sĩ nhận ra chân giá trị của Thỏa Ước, tôi cũng vui mừng với sự ủng hộ của quần chúng và của nhiều chính khách.”

Ông Dennis B. Ross, một nhân vật nổi tiếng của tổ chức Washington Institute for Near East Policy nhận định, “thất bại này khá nặng cho các chính khách Cộng Hòa, nhưng họ vẫn đủ khả năng hồi phục. Họ sẽ thận trọng hơn trong những cuộc vận động khác."

Tờ The New York Times nhận định, “Thủ tướng Do Thái Netanyahu thù ghét Thỏa Ước Iran, nhưng sau cuộc biểu quyết tại Thượng Viện hôm mùng 10 tháng Chín, ông lại im ắng, dịu giọng hơn. Trong buổi gặp gỡ với thủ tướng Anh, ông cũng bỏ thói quen lập lại luận điệu cho là Thỏa Ước Iran tạo thế bất ổn cho Do Thái nữa. Thái độ vòi được, vòi thêm, không được thì thôi.

Netanyahu còn tỏ thiện chí muốn tiếp tục những cuộc thảo luận hòa giải với người Palestinians, mặc dù ông vẫn đòi hòa giải trên những điều kiện của Do Thái.

Tổng thống Obama cũng tỏ ra thận trọng hơn; ông họp nội các, kiểm điểm những chi tiết cần bắt Iran phải thực thi để chứng minh mức nghiêm chỉnh của Thỏa Ước. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tái lập phong toả ngay khi Iran có thái độ yểm trợ khủng bố, vi phạm nhân quyền hoặc liên can đến chiến tranh Trung Đông.
Hạ Viện cũng đòi hỏi những biện pháp kiểm soát gắt gao trước khi giải tỏa kinh tế cho Iran; rút kinh nghiệm thất bại của Thượng Viện, các dân biểu Cộng Hòa thận trọng hơn.

Vai trò của Iran và của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh giáo phái tại Trung Đông phức tạp hơn giải pháp giản dị của thủ tướng Do Thái Netanyahu: để mặc phe nổi dậy IS của giáo phái Sunni tàn sát tín đồ Shiite tại Iraq, và để mặc tổ chức Houthi của phe nổi dậy Shiite tàn sát tín đồ Sunni tại Yemen; không chỉ chấp nhận mà Do Thái còn khuyến khích chiến tranh giáo phái Sunni - Shiite lan rộng khắp Trung Đông.
Người Ả Rập giết nhau càng nhiều, khả năng chống Do Thái của họ càng ít, càng giảm bớt; mỗi người Ả Rập bị giết là Do Thái có một kẻ thù bớt đi.

Ngược lại Hoa Kỳ muốn 2 việc: một là tránh không để thanh niên Mỹ bị giết trong cuộc chiến tranh Trung Đông không trực tiếp liên quan đến Hoa Kỳ, do đó tổng thống Obama chủ trương chiến lược “không chạm gót xuống chiến trường”; và hai là tìm cách tránh, không để chiến tranh Trung Đông trở thành chiến tranh giáo phái giữa 2 tín ngưỡng Sunni và Shiite; do đó Obama làm áp lực đòi chính phủ Iraq phải trọng dụng tín đồ Sunni, để lực lượng Iraq chống IS không chỉ thuần lính Shiite.

Đó là biện pháp ngoại giao nhằm kiềm chế Iran, không để họ ủng hộ quân nổi dậy Houthi tại Yemen, và sử dụng người Iran chết thay lính Mỹ trong nỗ lực phòng thủ Iraq.

Trên chiến trường Iraq, lính Mỹ và chí nguyện quân Iran đang sống chung trong một doanh trại; lính Mỹ đảm nhận vai trò tiền sát viên không quân, hướng dẫn phi công Mỹ oanh kích quân IS tấn công họ; trong lúc chí nguyện quân Iran trấn giữ lãnh thổ, thay thế cho quân chính quy Iraq, thường rút lui, chạy mặt không dám đương cự với quân IS.

Tình trạng “đồng sàn dị mộng” lính Mỹ đồn trú chung với chí nguyện quân Iran trên chiến trường Iraq là một trong nhiều kết quả chiến thuật của chính lược sử dụng quân Iran; một trong những kết quả khác là kiềm chế Iran không yểm trợ cho Houthi.
Toàn thể 54 nghị sĩ Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống thỏa ước Iran, chống chính lược sử dụng chí nguyện quân Iran tại Iraq, và chống chính sách ngăn cấm quân Iran hoạt động tại Yemen. Họ làm tay sai cho Do Thái, phục vụ chủ trương khuyến khích cuộc chiến tranh tôn giáo giữa những tín đồ Hồi giáo. Họ chỉ trích chiến lược "không chạm gót xuống chiến trường", chấp nhận tái diễn cảnh lính Mỹ bị giết trong chiến tranh Trung Đông.

Lực lượng tay sai ngoại quốc này đang chiếm thế đa số tại Quốc Hội để quyết định chính sách của Hoa Kỳ. (nđt)

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger