Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Tuesday, September 29, 2015

Việt Nam đang gia tăng đàn áp

Khi những cáo buộc chính thức gây ra sự chú ý của dư luận quốc tế thì các cuộc bạo hành của công an mật trở nên phổ biến hiệu quả hơn
Khi những cáo buộc chính thức gây ra sự chú ý của dư luận quốc tế thì các cuộc bạo hành của công an mật trở nên phổ biến hiệu quả hơn
Ngày 19/9/2015 Việt Nam trục xuất người tù lương tâm nổi tiếng Tạ Phong Tần, một nữ cựu sỹ quan công an đã trở thanh một blogger và giờ đây phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ.
Đây rõ ràng là một bước nhượng bộ dọn đường cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obam vào tháng Mười một năm nay vì thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn là một thách thức trong mối quan hệ bang giao Việt – Mỹ.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến Washington DC và Tokyo là những dấu hiệu rõ ràng Hà Nội đang tìm kiếm sự ổn định kinh tế và an ninh quốc gia với phương Tây.
Hết hy vọng hão huyền về sự đoàn kết với Trung Quốc, người hàng xóm xã hội chủ nghĩa, với tham vọng bá quyền ở Biển Đông, Đảng đã phải thực hiện chính sách đối ngoại đa phương.
Nhưng Việt Nam càng hội nhập rộng hơn với quốc tế, thì những đòi hỏi về nhân quyền càng sâu sắc hơn.
Nhìn tổng thể, thành tích nhân quyền của Việt Nam rất tồi tệ. Việt Nam có điểm số thấp nhất trong vùng Đông Nam Á trên tất cả mọi phương diện về quyền tự do dân sự, quyền tham chính, quyền được bảo vệ an toàn, tự do tôn giáo, tự do lập hội.
Kiểm soát nghiêm ngặt
Đảng CSVN không cho phép những nhà bất đồng đòi thay đổi vị trí độc tôn của họ. Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát truyền thông hà khắc nhất thế giới và cũng là nước dẫn đầu thế giới về số lượng phóng viên/bloggers bị bỏ tù.
Chính quyền đã từng đóng cửa nhiều tờ báo, thí dụ như tờ Người Cao Tuổi chỉ vì hành động chống tham nhũng không khoan nhượng. Biên tập viên bị đuổi việc, bị bắt, gây ra tâm lý “tư kiểm duyệt”. Gần đây nhất, một phóng viên nổi tiếng của nhật báo Thanh Niên cũng bị đuổi việc, tịch thu thẻ nhà báo chỉ vì một lời bình mang tính trào phúng về Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Việt Nam tìm cách kiểm soát Internet, nhưng họ lại không áp dụng những kỹ thuật mới 3G, 4G vào sự hiện diện sâu rộng của các trang mạng. Xã hội dân sự của Việt Nam còn yếu và bị ngăn cản và đe dọa một cách công khai. Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục áp dụng những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều 88, và 258 mà chính những điều này đã vi phạm vào quyền công dân đã được hiến định trong Hiến Pháp.
Việt Nam có thay đổi so năm năm trước đây: thay đổi cách tiếp cận thông tin, tự do kinh doanh, sự trưởng thành của xã hội dân sự, quyền thực hành đức tin và những cải cách pháp lý nhằm chấm dứt những hành vi tra tấn, nhục hình, ép cung của công an. Tuy vậy, nó vẫn là những vấn đề gây ra sự bất đồng lớn cho những nhà quan sát phương Tây. Trong khi, những chính trị gia và những nhóm người Việt ở hải ngoại thì gần như không có một thay đổi gì kể từ những năm của thập kỷ 1990s.
Gắn bó với nhân quyền
Tháng Bảy rồi trong chuyến thăm Mỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Nhân quyền là một mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang phấn đấu,” mặc dù vẫn còn nhiều giới hạn.
Ông Trọng thừa nhận nhân quyền vẫn là một rào cản trong quan hệ song phương Mỹ – Việt, nhưng ông cũng bộc lộ “Không thể để nhân quyền cản trở tốc độ phát triển quan hệ song phương cũng như việc xây dựng niềm tin giữa hai quốc gia.
Giờ đây, Đảng đang muốn trao dồi mối quan hệ tốt với phương Tây. Nhưng họ cũng muốn kiềm chế, kiểm soát những nhà bất đồng chứng kiến. Họ đang tìm cách giảm tối đa những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ bang giao. Bởi vậy, gần đây lực lượng an ninh công an Việt Nam thay đổi chiến thuật, tung ra nhiều thủ đoạn mới.
Cách giải quyết khá ổn thỏa cho cuộc đình công lớn vào tháng Tư, tháng Năm 2015 đã nói lên sức ép quốc tế lên Hà Nội về việc đàm phán ra nhập TPP đã bước vào giai đoạn chót. Đến nay, Việt Nam chỉ bắt hai nhà bất đồng chứng kiến trong năm 2015, thấp hơn hẳn so với năm 2014. Lực lượng an ninh nhạy bén hơn, chỉ nhằm vào những đối tượng có chọn lọc. Trong lúc họ vẫn tiếp tục thắt chặt quan hệ kinh tế, an ninh quốc phòng với phương Tây.
Trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016, những nhà bất đồng chứng kiến có lẽ sẽ ít bị sách nhiễu. Nhưng thông thường vào thời kỳ tiền Đại hội, Đảng thường tỏ thái độ không khoan nhượng với mọi hành động phản kháng. Đảng đang thực hiện những phương pháp nhằm dẹp bỏ hết những tiếng nói chỉ trích để không gây ra những căng thẳng ngoại giao.
Kỷ niệm 70 năm lập quốc, Việt Nam ân xá cho 18, 298 tù nhân, nhưng không có một người nào trong đó thuộc tội “lợi dung tự do dân chủ tuyên truyên chống nhà nước.” Điều này nói lên rằng Đảng không hề muốn nới lỏng với những người bất đồng chứng kiến. Rõ ràng không có một nhượng bộ nào. Mặc dù Đảng nói là đợt ân xá còn kéo dài mãi tới trước ngày khai mai Đại hội 12.
Tấn công vào giới luật sư, nhà hoạt động và bloggers
Khi bắt và xử những nhà hoạt động hay những blogger như Tạ Phong Tần hay Phạm Thanh Nghiêm đã thu hút sự chú ý của những nhà ngoại giao và giới truyền thông. Từ đó, Đảng đã sử dụng năm thủ đoạn để bịt miệng những nhà phê bình và cũng là để uy hiếp đe dọa người khác.
Thứ nhất: Đảng nhằm vào giới luật sư chuyên bảo vệ cho các tù nhân lương tâm. Gần đây, Trung Quốc mới bắt đầu bắt giữ 100 luật sư nhân quyền,nhưng Việt Nam đã làm điều này từ nhiều năm nay rồi. Họ bắt Lê Công Định, luật sư nổi tiếng nhất Việt Nam, người đã từng thắng kiện Hoa Kỳ trước Tổ chức Thương mại Quốc tế, kể lại:
Ông Định bị bỏ tù từ 2009 tới 2013 chỉ vì đã dám đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các nhà bất đồng chính kiến khác. Tuy, đã được thả nhưng ông Định vẫn bị cấm hành nghề luật sư. Đây là đòn đe nẹt cho các luật sư khác dự định tham gia vào các vụ án nhân quyền.
Những luật sư khác như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn cũng hoac bị giam giữ, thẩm vấn, hoặc cấm hành nghề do hoạt động liên quan tới nhân quyền. Kết quả là, số luật sư có thể làm đại diện pháp lý cho những người khác trở nên hiếm hoi.
Thứ nhì: Chiến thuật được sử dụng là những cáo buộc hình sự đối với các tù nhân chính trị để đánh lạc hướng những lời chỉ trích. Luật sư Lê Quốc Quân và blogger Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, trước khi bị kết án tù với tội danh theo Điều 88 Bộ luật Hình sự (tuyên truyền chống nhà nước) đều đã bị cáo buộc tội trốn thuế.
Tương tự, Việt Nam đã bắt đầu dùng luật về tội phỉ báng để dập tắt những lời chỉ trích. Tháng Bảy 2012, tòa án kết tội ba nhà hoạt động là đã phỉ báng Đảng. Việt Nam bắt chước Singapore và Malaysia trong việc kiện về tội phỉ báng để làm tan nát phe đối lập.
Thứ ba: Khi những cáo buộc chính thức gây ra sự chú ý của dư luận quốc tế thì các cuộc bạo hành của công an mật trở nên phổ biến hiệu quả hơn. Tháng Mười Một 2014, một phóng viên tự do đã bị đánh gần chết ở ngoại ô Sài Gòn. Tháng Mười Hai 2014, một nhà hoạt động dân chủ đồng thời là một blogger, Nguyễn Hoàng Vi, bị nhiều kẻ lạ mặt đánh đập. Những kẻ lạ mặt này thường là những nữ mật vụ.
Không chỉ các bloggers độc lập, mà ngay cả phóng viên thuộc truyền thông nhà nước cũng bị. Tháng Chín 2014, bốn phóng viên đang tác nghiệp tại Quảng Ngãi đã bị bạo hành. Theo bản phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2014, có 14 phóng viên bị đánh đập.
Có cả những vụ tấn công vào những nhà hoạt động. Chính quyền Thành phố Hà Nội tỏ ra không ngăn cản chiến dịch vận động trên mạng của các nhóm phản đối việc chặt cây xanh trên đường phố, như nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” và “6.700 người vì 6.700 cây”. Thậm chí Hà Nội còn cách chức một số quan chức liên quan. Thế nhưng những người tổ chức các cuộc phản đối đã bị đánh đập dã man. Gần đây nhất, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm, đã bị đánh rất độc ác trong khi bị tạm giữ vào tháng Bảy 2015 mà không có một cáo buộc gì.
Hai người đã bị tạm giữ tại phi trường trên đường trở về nhà sau chuyến công du ngoại quốc: Đoan Trang và Nguyễn Quang A. Cả hai đều không bị cáo buộc một tội danh nào, nhưng thời gian giam giữ thẩm vấn khá lâu để nhằm mục đích khủng bố đe dọa.
Thứ tư: Thủ đoạn kiểm soát hoạt động mạng của những đối tượng cần chú ý. Đội quân kiểm duyện mạng của Hà Nội khó có thể theo kịp với 30 triệu tài khoản trên Facebook, blog cá nhân, và mạng xã hội khác đang tăng nhanh mà máy chủ thường đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nhà cầm quyền đang dùng những biện pháp điện toán riêng để tìm ra manh mối về các nhóm và những nội dung đăng tải nào là được chia sẻ, được ưa ‘thích’ hay bình luận nhiều nhất.
Thứ năm: Chính phủ Việt Nam dùng sức mạnh vũ lực của mình tập chung vào các trang mạng đang muốn chuyển đổi từ trang blog cá nhân thành kênh thông tin đăng tải bài của nhiều tác giả và đăng tin tức có chọn lọc, một hình thức chuyển tiếp quan trọng trong qúa trình phát triển thành một cơ quan truyền thông độc lập.
Triệt phá phương tiện của những nhà bất đồng chứng kiến
Việt Nam có nhiều bloggers dũng cảm. Họ chỉ làm những việc tổ chức xắp xếp thông tin, chứ không làm công việc tường thuật của một phóng viên. Nhưng chính họ là những đối tượng lâm vào vòng lao lý nhiều nhất. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói các hoạt động của Mạng lưới Blogger Việt Nam có sức mạnh lớn hơn là các bài viết của cô.
Cô nói đúng. Đất nước này đang bị ám ảnh về sự lớn mạnh của các tổ chức, trong đó có các tổ chức của giới truyền thông độc lập. Điều này được phản ánh bằng số năm tù mà họ phải chịu đựng. Mức án trung bình cho 16 trong 23 bloggers/ phóng viên bị truy tố trong năm 2014 là 8,1 năm tù. Mức án trung bình cho bốn bloggers/phóng viên viết về các vấn đề tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng là 11,3 năm tù. Án tù cho ba người dự định tổ chức xã hội dân sự độc lập, gồm những sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, là 13,5 năm.
Nếu Bất Đồng Chứng Kiến là một tội phạm thì Bất Đồng Chứng Kiến có tổ chức là loại tội phạm nghiêm trọng hơn nhiều. Đảng không bao giờ dung thứ.
Trong bối cảnh này, tháng Năm 2015, hơn 20 nhà văn tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam và thành lập tổ chức độc lập của mình – Văn đoàn Việt Nam Độc lập – là một hành động vô cùng dũng cảm. Sự phát triển của một tổ chức dân sự độc lập là mối đe dọa trực tiếp, to lớn nhất cho chế độ hiện hành.
Song vẫn có những hy vọng về một sự thay đổi. Mặc dù đã cố gắng hết mức, nhưng Đảng vẫn không thể theo kịp để kiểm soát sự lớn mạnh của mạng truyền thông xã hội. Người vào mạng tại Việt Nam khoảng 44% – cao hon nhiều so với các quốc gia giàu hơn, phát triển hơn trong vùng, tại những thành phố lớn, số này còn cao hơn nhiều.
Không gian cho cải cách
Sư lựa chon nhân sự cho Đại hội 12 chưa ngã ngũ. Nhưng tình hình có vẻ thuận lợi hơn cho những thành phần muốn cải cách xã hội sâu rộng để hội nhập với phương Tây. Khó mà lường được liệu những người bảo thủ về ý thức hệ sẽ còn nắm vai trò chủ chốt hay không. Do đó, pháp luật sẽ còn tiến triển dần dần.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Đảng liên tục nhấn mạnh tham nhũng là mối đe dọa đế sự tồn vong của chế độ, sự sống còn của Đảng. Thế nên họ đã nỗ lực truy bắt một vài nhân vật cao cấp. Thế nhưng, tham nhũng vẫn hoành hành trong một nền kinh tế bế tắc giữa kế hoạch hóa và thị trường tự do.
Thêm vào, nhiều nhà báo phàn nàn rằng khi họ được phép điều tra những nhân vật cao cấp, người nắm giữ những vị trí quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc nhà báo đang bị dùng để đánh gục những đối thủ chính trị, chứ không phải thực sự đóng vai trò là người điều tra đúng nghĩa.
Tuy tự do báo chí không phải là bài thuốc đặc trị cho bệnh tham nhũng, nhưng nó hẳn là một chỉ định thiết yếu. Nếu Đảng muốn duy trì tính chính danh của mình, Đảng phải trả tự do cho báo chí, mà nó đang ngày càng tệ đi so với sự cạnh tranh của những blog và trang mạng độc lập.
Cuối cùng, có một vài lời kêu gọi kiêm tốn từ cán bộ cao cấp. Thí dụ, vào giữa năm 2014, Chủ tịch Trương Tấn Sang phản đối việc bức cung, ép cung và nhục hình vốn tràn lan trong hệ thống an ninh và công an. Kể từ đó, nó trở thành một ưu tiên cải cách.
Đã có vài trường hợp bị oan sai được trả tự do và đền bù. Công an và thẩm phán bị kết tội. Con đường tiến lên của Việt Nam còn rất dài, nhưng đã có tiến bộ rất đáng kích lệ trong năm qua.
Tháng này, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội, Ủy viên Bộ Chính trị đã kêu gọi sửa đổi lại những điều luật an ninh quốc gia rất mơ hồ. Nó là công cụ chính để trấn áp: “Chúng ta không được để những điều luật an ninh quốc gia quá mơ hồ tồn tại, dẫn tới việc hầu như bất cứ ai cũng có thể bị bắt giữ’.
Nói thì dễ, nhưng hãy chờ xem họ áp dụng điều này thế nào. Hãy chờ cho tới khi tất cả những bloggers được tự do.
By Zachary Abuza
Guest Contributor – 22 September 2015, Posted in: Vietnam (He is a professor at the National War College where he focuses on Southeast Asian politics and security.)
Biên tập viên ĐCV
Lược dịch từ bài Vietnam’rising repression by Zachary Abuza, New Mandela

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger