Tham
vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông đã phản tác
dụng vì nó đã giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Wednesday, November 11, 2015
Chuyên gia Nga : Trung Quốc tham vọng bành trướng Biển Đông phản tác dụng
8:58 PM
tuonglaidantoc
Tờ Chiến tranh và Hòa bình
của Nga mới đây dẫn lời học giả Vladimir Kolotov - chuyên gia lịch sử
Việt Nam tại Đại học St. Petersburg, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Nga
cho rằng, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông
đã phản tác dụng vì nó đã giúp đối thủ Mỹ ngày càng tăng cường ảnh hưởng
ở Đông Nam Á.
Theo
ông Kolotov, tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển
Đông được xem là một hành vi vi phạm chủ quyền trắng trợn tại Việt Nam.
Ông Vladimir Kolotov - chuyên gia lịch sử Việt Nam tại Đại học St. Petersburg, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Nga.
Kể
từ giữa thế kỷ 20, trong khi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong hai
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Trung Quốc đã
liên tục sử dụng vỏ bọc của các sự kiện đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng
của mình tại Biển Đông, sử dụng vũ lực để mở rộng quyền kiểm soát Biển
Đông.
Năm
1974, khi Việt Nam đang chuẩn bị giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước, Trung Quốc đã cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc tấn công quần đảo Trường Sa và chiếm
một số thực thể.
Trong
cả hai sự kiện này, các cường quốc lớn đã không có biện pháp ứng phó
nào hay xem nó là một vấn đề cần thiết phải can thiệp.
Năm
2014, Trung Quốc bắt đầu bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa, biến các
thực thể lúc chìm lúc nổi thành những hòn đảo nhân tạo và căn cứ quân sự
dẫn tới sự bùng nổ sự phẫn nộ tại Việt Nam.
Trung
Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, bao gồm cả
lãnh thổ của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia,
Brunei, Philippines.
Theo
ông Kolotov, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược "tăng thù bớt bạn" để
giành quyền kiểm soát Biển Đông thông qua một loạt các biện pháp mạnh
bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.
Động
thái này giống như Bắc Kinh đã đặt mình vào một cái bẫy, thúc đẩy các
nước láng giềng tìm kiếm một đối trọng để hỗ trợ họ đối phó với ảnh
hưởng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích sống còn của mình.
Sự
cố gắng thay đổi cán cân quyền lực với các cường quốc khác của Trung
Quốc ở nửa sau thế kỷ 20 đã bước qua giới hạn đỏ, kích hoạt phản ứng của
các đối thủ địa chính trị khác là Mỹ và Nhật Bản, thúc đẩy các quốc gia
này tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á, biến Biển Đông thành
một đấu trường phân chia ảnh hưởng địa chính trị mới.
Bắc
Kinh muốn duy trì nguyên tắc tại Biển Đông là gây áp lực lên các nước
nhỏ và hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Nhưng sự thèm
khát tăng ảnh hưởng của quốc gia này tỷ lệ thuận với sự phát triển của
kinh tế và quân sự.
Ảnh 3ackpackers
Sự
lớn mạnh của Trung Quốc vừa trở thành cơ hội lại vừa là áp lực đối với
các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng Đông Nam Á.
Theo
chuyên gia Kolotov, trong năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu tiêu diệt các
nền tảng quan hệ hòa bình và thân thiện trên cả phương diện chính trị
và kinh tế mà quốc gia này đã mất nhiều công sức xây dựng từ đầu thế kỷ
21 với các nước Đông Nam Á, tạo cơ hội để Mỹ tăng cường hiện diện trong
khu vực và tạo ra khối đối kháng với Bắc Kinh.
Nếu
những gì đang xảy ra hiện nay ở khu vực Đông Nam Á không nằm trong kế
hoạch ban đầu của Bắc Kinh, thì chính sách đó nên được xem là phản tác
dụng, ông nhấn mạnh.
Chuyên
gia Nga cho biết, cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới tại Mỹ tất nhiên sẽ có
những tác động đáng kể đến tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
nhưng không làm thay đổi các mục tiêu cốt lõi của Washington.
Việt
Nam với cảng nước sâu Cam Ranh giữ một vị trí chiến lược rất lớn ở Biển
Đông đã trở thành một đối tác rất hấp dẫn với cả Trung Quốc, Nga, Mỹ và
Nhật Bản.
Tuy
nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại ba không :
"Việt Nam cam kết không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng
minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở
Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác", đặt vấn đề "độc
lập và tự chủ" lên hàng đầu.
Ông
Kolotov cho biết, sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và sự tăng cường
nhận thức về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở trong nước có thể tác động giúp
làm tăng cơ hội thực hiện chính sách nhằm kiềm chế tham vọng bành
trướng của Trung Quốc và tái lập quan hệ với Mỹ của Việt Nam sau Đại hội
XII.
Chuyên
gia Nga đánh giá cao các hoạt động của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius
trong hơn một năm qua. Theo ông, những gì ông Osius đã làm được ở Việt
Nam vượt xa những gì có thể nghĩ đến trước đó. Ông Oisus đã hoạt động
với hiệu suất chưa từng có trong lĩnh vực ngoại giao, giúp nâng cao đáng
kể vị thế và ảnh hưởng của Washington.
Trong
khi đó, chuyên gia Nga thừa nhận rằng ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á
đang có xu hướng giảm. Ông cảnh báo về việc Moscow có thể mất các hợp
đồng dầu mỏ và khí đốt, hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu
vực và kêu gọi chính phủ Nga nên tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này.
Việc
Nga bận rộn với vấn đề Syria, không tích cực tham gia ở Biển Đông rất
có lợi cho Trung Quốc, quốc gia vốn rất hy vọng rằng Moscow sẽ giữ quan
điểm trung lập trong vấn đề này./.
Nguyễn Hường
Nguồn : GDVN, 10/11/2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment