Việt
Nam có thể học được những bài học đắt giá từ việc tăng trưởng nóng…
bằng cách đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
để đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, thoát khỏi bẫy thu nhập
trung bình.
Wednesday, November 11, 2015
Kinh tế Trung Quốc ảm đạm : Việt Nam nên phản ứng nhanh
9:25 PM
tuonglaidantoc
Theo
một số chuyên gia, sự ảm đạm của kinh tế Trung Quốc xuất phát từ việc
động lực tăng trưởng đã hết và đến lúc phải có sự điều chỉnh.
Trung Quốc hạ cánh mềm
Theo
chi tiết bản dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc vừa được Tân Hoa Xã công bố, tốc độ tăng trưởng GDP 5
năm tới của nước này không nên giảm dưới 6,5%. Mức tăng trưởng này là
cần thiết để Bắc Kinh hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp đôi GDP và thu
nhập bình quân đầu người trong thời gian từ 2010-2020. Đây là lần đầu
tiên một kế hoạch 5 năm của Trung Quốc chấp nhận mức tăng trưởng kinh tế
dưới 7% kể từ thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế nước
này vào cuối thập niên 1970.
Hiện
ngành công nghiệp của Trung Quốc đang bị sa sút khi trong ba tháng liên
tiếp, chỉ số quản lý sức mua (PMI-Purchasing Managers Index) của Trung
Quốc sụt giảm. Tương tự như trong tháng 9, chỉ số PMI của Trung Quốc
tháng 10 được giữ nguyên ở mức 49,8 điểm, sau khi đã giảm xuống còn 49,7
điểm hồi tháng 8. Trong quý 3 năm nay, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc
chỉ đạt 6,9%, chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2009.
Những
con số trên được Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Sang, nguyên Phó Viện
trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đánh giá là đã phản ánh đúng
thực trạng của kinh tế Trung Quốc và trong một vài năm tới, tốc độ tăng
trưởng của kinh tế Trung Quốc có lẽ chỉ có giảm mà không thể nào tăng
được.
"Nguyên
nhân là vì tất cả các yếu tố cho sự phát triển không còn nữa, ngược lại
những yếu tố phát triển trước đây thành mâu thuẫn của nền kinh tế. Mặt
khác, Trung Quốc muốn chủ động điều chỉnh ở mức 7% để hạ cánh mềm, nhưng
để có được 7% không phải đơn giản và con số 6,9% cũng đã là cố gắng của
Trung Quốc", ông nhận định.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm tốc
Cũng
theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Sang, hiện kinh tế Trung Quốc chỉ còn
một nhân tố mới, đó là động thái tăng giá nhân dân tệ mạnh nhất trong
một thập kỷ qua (0,54%). Tác động trực tiếp của động thái này đến kinh
tế Trung Quốc như thế nào đang còn phải chờ đợi, song ông Sang cho rằng,
đây là cách chơi của Trung Quốc nhằm giành một vị trí nhất định trên
thị trường tiền tệ quốc tế, thúc đẩy việc đưa đồng nhân dân tệ trở thành
một đồng tiền dự trữ quốc tế.
Đồng
quan điểm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị
Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) cũng cho
rằng, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc xuất phát từ những nguyên nhân
nội tại nền kinh tế nước này và những tác động của kinh tế thế giới.
Theo
đó, cả một thời gian dài trước đây Trung Quốc duy trì mô hình tăng
trưởng nóng, phát triển theo bề rộng, dùng nhiều khoáng sản, nguyên liệu
thô để chế tạo, tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Điều này
khiến nhiều nhà kinh tế khẳng định mô hình ấy chắc chắn sẽ dẫn đến sự
khủng hoảng. Với tốc độ tăng trưởng quá cao trong thời gian dài, đến
thời điểm này động lực để kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng đã hết
và phải có sự điều chỉnh để bước sang một giai đoạn mới ổn định và bền
vững hơn.
"Có
thể nhiều người nhìn nhận sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc là điều
xấu nhưng ở phương diện nào đó, nó cũng có mặt tốt. Nó giúp điều chỉnh
nền kinh tế nước này trong tương lai gần, không tạo ra cú sốc quá lớn
tác động đến nền kinh tế thế giới", Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh
nói.
Cũng
trong thời gian qua, kinh tế thế giới đã rơi vào trì trệ. Ngay cả nền
kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ dù có tốc độ phục hồi cực kỳ ấn tượng
nhưng nguy cơ rơi vào khủng hoảng vẫn hiện hữu, đây cũng là lý do khiến
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa tăng lãi suất.
Bên
cạnh đó, các nhân tố ngoại lai khác cũng tác động đến sự tăng trưởng
của Trung Quốc. Chính những vấn đề nội tại đã khiến các nhà đầu tư nước
ngoài chần chừ rót vốn vào Trung Quốc, mà nghi ngại lớn nhất chính là
kinh tế Trung Quốc chưa mang tính thị trường thực thụ, các tín hiệu thị
trường phản ánh không thực chất nền kinh tế nước này. Các biện pháp ứng
cứu thời gian qua vẫn mang cách thức của nền kinh tế tập trung bao cấp
mà ở đó vai trò điều khiển của Nhà nước vượt ra khỏi giới hạn cần thiết
của kinh tế thị trường.
Việt Nam ứng xử thế nào ?
Theo
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, sự giảm tốc của kinh tế Trung
Quốc về lâu dài sẽ tác động lớn đến Việt Nam bởi Việt Nam vẫn phụ thuộc
nhiều vào Trung Quốc, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào, vật liệu, máy móc
thiết bị và thị trường nông sản. Còn trong ngắn hạn, Việt Nam không chịu
tác động nhiều từ sự thay đổi của Trung Quốc.
"Khi
kinh tế Trung Quốc giảm tốc và đồng nhân dân tệ được điều chỉnh giảm
liên tục vào tháng 8/2015, nhiều nhà kinh tế trong nước đã đề nghị phải
giảm giá, thậm chí thả nổi đồng tiền Việt Nam. Nhưng thực tế Việt Nam
không cần giảm giá đồng nội tệ quá nhiều mà vẫn đạt được sự thay đổi
thỏa đáng về tỷ giá.
Ngày
2/11, Trung Quốc đã nâng giá đồng nhân dân tệ, đây là động thái cho
thấy đồng tiền Trung Quốc đang đi theo chiều hướng thị trường, từ đó có
thể tạo áp lực cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa nhân dân tệ vào giỏ dự
trữ ngoại tệ. Điều này nằm trong tính toán của chính phủ Trung Quốc
nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng động thái này cũng phản ánh rằng nền
kinh tế Trungg Quốc không phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa,
Nhà nước có thể tự điều chỉnh sự lên xuống của đồng nội tê. Nó cũng có
nghĩa đồng nhân dân tệ có tác động không lớn đến nền kinh tế thế giới,
trong đó có kinh tế Việt Nam", ông Thịnh đánh giá.
Xét
riêng trong quan hệ thương mại hai nước Việt-Trung, Phó Giáo sư Tiến sĩ
Đinh Trọng Thịnh cho rằng, dù nhập siêu lớn từ Trung Quốc nhưng Việt
Nam cũng xuất siêu vào nhiều thị trường khác nên cũng bù đắp được lại
phần nào. Điều này có tác động cả tích cực và tiêu cực đến kinh tế Việt
Nam.
Cụ
thể, Trung Quốc là nơi cung cấp nguyên liệu, máy móc, phụ tùng giá rẻ
cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về sản xuất. Đặc biệt hàng tiêu dùng Trung
Quốc giá rất mềm, mẫu mã thay đổi nhanh nên chiếm lĩnh được thị trường
Việt Nam, đặc biệt trong khoảng thời gian tương đối lâu dài trước đây.
Dù vậy, máy móc thiết bị Trung Quốc tương đối cũ, lạc hậu nên nó tạo ra
năng suất thấp, ô nhiễm môi trường lớn cho các ngành công nghiệp Việt
Nam. Đây cũng là động thái khiến kinh tế Việt Nam sẽ phải trả giá đắt
trong tương lai và phải bỏ ra chi phí lớn để khắc phục hậu quả.
Máy
móc thiết bị Trung Quốc không chỉ gây hại về môi trường mà về lâu dài,
nó không thể sản xuất được hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của các nước phát triển trên thế giới và các nền kinh tế mới nổi.
Điều này làm công nghiệp Việt Nam lạc hậu, trì trệ, không cung ứng được
sản phẩm theo yêu cầu của thị trường và không tham gia được vào chuỗi
giá trị chung toàn cầu. Đây là điều đáng lo nhất khi vốn, đất đai, tài
sản, thị trường lao động... của Việt Nam nằm chết trong các thiết bị lạc
hậu này.
Bởi
thế, ông Thịnh cho rằng, ngay từ bây giờ, khi còn thời gian trước hội
nhập kinh tế, Việt Nam phải nắm bắt, đuổi kịp, từ đó đáp ứng được nhu
cầu công nghệ về sản xuất kinh doanh của các nước tiên tiên. Có thể cái
giá sẽ đắt hơn nhưng "đắt xắt ra miếng", Việt Nam sẽ tạo ra hàng hóa
chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, xuất khẩu được vào các nước phát
triển, từ đó có thể tham gia vào chuỗi giá trị chung toàn cầu.
Cũng
bàn việc trước mắt, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nhận xét, Việt
Nam có thể học được những bài học đắt giá từ việc tăng trưởng nóng,
theo chiều rộng của kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua, trên cơ sở
đó ngay lập tức sửa mình bằng cách đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu,
thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
"Nếu
cứ chậm trễ, không những Việt Nam tự đi chậm lại, tự làm mình kém phát
triển mà còn thua các nước trong khu vự", ông Thịnh cảnh báo.
Ngoài
ra, Việt Nam có thể tận dụng lợi ích của đồng nhân dân tệ trong tương
lai gần trong xuất nhập khẩu khi đồng tiền này đang trở thành đồng tiền
mạnh trên thế giới.
"Kinh
tế Trung Quốc đang thay đổi khi tái cấu trúc nền kinh tế nhưng quy luật
cho thấy ngay trong khủng hoảng cũng có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền,
các nhà đầu tư phải nắm chắc cơ hội để tạo sự bền vững cho kinh tế Việt
Nam trong tương lai", ông bày tỏ.
Thành Luân
Nguồn : Đất Việt, 10/11/2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment