Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Wednesday, November 25, 2015

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512
Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28.05.2013
Biên dịch: Vũ Hồng Trang
Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào?
Cuộc tranh luận này bắt nguồn từ khi người sáng lập nên đạo Hồi , nhà tiên tri Muhammad, qua đời năm 632. Người dân các bộ lạc Ả-rập đi theo Muhammad đã bất đồng về việc ai là người kế thừa di sản quyền lực chính trị lẫn tôn giáo của ông. Phần lớn các tín đồ mà sau này trở thành người Sunni, và ngày nay chiếm 80% số người Hồi giáo, ủng hộ Abu Bakr, người bạn và cũng là cha của Aisha, vợ của nhà tiên tri. Số khác cho rằng thân nhân của Muhammad mới là những người kế vị chính đáng. Họ khẳng định nhà tiên tri đã xức dầu cho Ali, người anh họ và cũng là con rể của ngài. Họ được gọi là Shia, một cách viết ngắn gọn của “shiaat Ali”, nghĩa là những người đi theo Ali.
Những người ủng hộ Abu Bakr đã giành chiến thắng, mặc dù Ali cũng đã cai trị một thời gian ngắn với tư cách là khalip* đệ tứ, danh hiệu được trao cho người kế thừa Muhammad. Sự chia rẽ trong lòng Hồi giáo càng sâu sắc thêm khi con trai của Ali là Hussein bị giết hại tại Karbala (Iraq ngày nay) vào năm 680 bởi đạo quân dưới thời một  khalip người Sunni. Giới cai trị Sunni vẫn tiếp tục giữ độc quyền chính trị, trong khi người Shia chỉ chiếm thiểu số ở nhà nước này. Họ hướng về các lãnh tụ Imam, tức mười hai người hậu duệ trực tiếp đầu tiên của Ali, để được chỉ bảo. Thời gian trôi đi, tín ngưỡng tôn giáo của hai nhóm bắt đầu phân tách.
1,6 tỷ người Hồi giáo trên thế giới hôm nay đều công nhận rằng Allah là vị Chúa duy nhất và Muhammad là sứ giả của ngài. Họ tuân theo năm trụ cột nghi thức của Hồi giáo, trong đó có Ramadan (tháng ăn chay) và có chung thánh kinh là kinh Koran. Nhưng trong khi người Sunni phụ thuộc rất nhiều vào nhà tiên tri và việc thực hành và giáo lý của ngài (“Sunna”), thì người Shia cho rằng các thủ lĩnh ayatollah của họ là hiện thân của Chúa trên trái đất. Điều này đã khiến người Sunni buộc tội người Shia thờ dị giáo, trong khi người Shia chỉ ra rằng chính chủ nghĩa giáo điều Sunni đã làm hình thành các giáo phái cực đoan như dòng Wahhabi khắc nghiệt. Hầu hết các dòng Shia nhấn mạnh vào niềm tin rằng vị lãnh tụ Imam thứ mười hai và cũng là cuối cùng đang ẩn náu đâu đó (được gọi là “Imam ẩn khuất”) và sẽ tái xuất hiện một ngày nào đó để thực hiện thánh ý. Trong khi đó, cảm nhận về sự yếu thế và bị áp bức đã dẫn đến những nghi lễ tang thương như Ashura, mà ở đó các tín đồ tự trừng phạt mình bằng roi để tưởng niệm cái chết của Hussein tại Karbala.
Chưa bao giờ có một cuộc đụng độ giữa người Shia và người Sunni tương tự như quy mô của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm vốn chứng kiến các giáo phái Kitô giao tranh lẫn nhau trong thế kỷ 17 ở châu Âu và dẫn tới sự mất mát to lớn về con người. Điều này một phần là do những người Shia ý thức được tình trạng thiểu số của họ và tự rút ​​lui. Các đường phân chia người Hồi giáo ở Trung Đông hiện nay đang được vạch ra bởi cả yếu tố chính trị cũng như  tôn giáo. “Vùng lưỡi liềm Shia”, vốn chạy từ Iran, tới chính quyền tổng thống Assad ở Damascus, Syria, rồi đến tổ chức chính trị Hezbollah ở Li-băng, đã từng được nhiều nhân vật Sunni tầm cỡ ngợi ca. Nhưng những cuộc cách mạng trong khu vực đã khiến các chính phủ Shia đối đầu với các quốc gia Sunni vùng vịnh như Ả-rập Xê-út và Qatar, những nước đã hỗ trợ tài chính cho các tín đồ dòng Sunni (ở các nước vùng Lưỡi liềm Shia) . Điều này đã củng cố sự hung hăng của người Sunni và khiến người Shia cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn so với bình thường. Mặc dù vậy, trong hầu hết các trường hợp, các thành viên của hai giáo phái vẫn sống hòa hợp với nhau.

Clip: Hồi giáo Sunni, Shiite và ngọn nguồn xung đột ở Trung Đông. Nguồn: Youtube.
———-
*Khaliph: lãnh tụ chính trị và tôn giáo, người kế thừa nhà tiên tri Muhammad.

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger