Những
người lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử, nếu có sự lựa chọn dại
dột, sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho đất nước.
Sunday, November 15, 2015
Tổng thống Obama chưa đi hay sẽ không đi thăm Việt Nam
7:57 AM
tuonglaidantoc
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Cựu chiến binh
hàng năm ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington, ngày 11/11/2015.
Trong
chuyến đi trước đến Trung Quốc (tháng 4/2015) và sau đến hoa Kỳ (tháng
7-2015), Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chính
thức mời hai nhà lãnh đạo hàng đầu hai cường quốc này đến thăm Việt Nam
và đã được nhận lời trên nguyên tắc. Sau đó tin truyền thông cho hay là
Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ
đến thăm Việt Nam vào tháng 10, sau đổi lại vào tháng 11/2015. Còn Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11/2015.
Nay
thì chuyến đi thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình đã diễn ra từ ngày 5
đến ngày 6/11/2015 vừa qua. Nhưng lịch công du nước ngoài của ông Obama
trong tháng 11 chưa thấy có điểm đến là Việt Nam, mà chỉ thấy đi dự các
hội nghị quốc tế trong vùng.
Trước
sự kiện trên, người ta tự hỏi là Tổng thống Obama chưa đi hay sẽ không
đi thăm Việt Nam theo lời mời của ông Nguyễn Phú Trọng ?
Có
người cho rằng Tổng thống Mỹ không đi thăm Việt Nam vào tháng 11 vì
không sắp xếp được lịch trình đã quá đầy. Theo đó trong tháng 11, ông sẽ
đến Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự Hội nghị G.20, sau đó đến Philippines dự Hội
nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) và đến Malaysia dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Khối ASEAN kỳ
thứ 27 được tổ chức từ 18 đến 22 tháng 11/2015.
Thế
nhưng, đó có thể là lý do bề ngoài, nếu muốn và thấy cần thiết đến thăm
Việt Nam vào thời khoảng tháng 11, thì Tòa Bạch Ốc vẫn có thể thêm vào
lịch trình một hai ngày để ông Obama ghé thăm Việt Nam.
Vì
vậy, theo nhận định của chúng tôi, sở dĩ chưa có lịch trình đến thăm
Việt Nam là vì Hoa Kỳ muốn chủ động ấn định thời gian thích hợp dựa trên
sự tính toán hiệu quả của chuyến đi, chứ không để bị động theo sự sắp
xếp có ý đồ riêng của phía Việt Nam. Thời gian thích hợp đó là, sau
chuyến đi thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, Hoa Kỳ tính toán xem rằng
Việt Cộng sẽ có cách hành xử ra sao trong quan hệ với Hoa Kỳ và đối sách
với Trung Quốc, có dám thực hiện những hứa hẹn, cam kết ngầm đạt được
trước và trong chuyến đi Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng và các quan
chức cấp cao khác của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hay không.
Trong
thực tế, dường như Hà Nội đã chủ động đưa ra lịch trình cố ý sắp xếp
sao cho Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam trước, rồi Tổng thống Obama
đến sau, vào hai thời điểm càng gần nhau càng tốt cho ý đồ của mình. Ý
đồ đó là chơi trò "dương Đông kích Tây"để thoát hiểm và thủ lợi, khi
nghĩ rằng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ đều cần và đang muốn
lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của mình, phục vụ cho chủ đích và lợi ích
riêng. Hiện nay Hà Nội đang đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn,
"tiến thối lưỡng nan" :
Một
là, nếu tiếp tục gắn bó với Trung Quốc như bấy lâu nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam có chỗ dựa chính trị để tiếp tục nắm giữ độc quyền thống trị
trong một chế độ độc tài, độc đảng, duy trì được các đặc quyền, đặc lợi.
Nhưng Hà Nội phải chấp nhận tiếp tục để cho Trung Quốc lấn chiếm từng
bước biển đảo và giết hại ngư dân Việt Nam, đi dần đến chỗ mất nước khi
phải thực thi các điều khoản của mật ước Thành Đô. Đồng thời, Hà Nội
cũng sẽ phải đương đầu với khối 90 triệu nhân dân không đồng tình với
đảng, chống Trung Quốc xâm lược.
Hai
là tìm cơ hội thoát khỏi sự lệ thuộc và kềm kẹp của Trung Quốc. Sự chọn
lựa này buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ độc quyền
thống trị, có cơ may tồn tại trong chế độ dân chủ, đa đảng, nắm chính
quyền theo nguyên tắc dân chủ, với các chính đảng khác. Đồng thời, Việt
Nam phải chấp nhận đương đầu với nguy cơ bị Trung Quốc giáng đón trừng
phạt chính trị, quân sự, kinh tế và nhiều mặt khác. Thế nhưng nguy cơ
này có thể vượt qua, vì sự lựa chọn dứt khoát này hợp với ý dân sẽ được
sự hậu thuẫn mạnh mẽ của 90 triệu nhân dân Việt Nam. Đồng thời, một khi
đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam khắc phục
và vượt qua mọi nguy cơ do Trung Quốc gây ra. Quan trọng hơn là, nếu
chọn Hoa Kỳ là đồng Minh, Việt Nam sẽ không mất nước khi đến hạn phải
thực thi các điều khoản sáp nhập vào Trung Quốc của mật ước Thành Đô
1990.
Phải
chăng chuyến đi thăm Việt Nam trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 vừa
qua của Tập Cận Bình là một cơ hội cho Việt Nam có thêm nhân tố mới,
giúp Đảng Cộng sản Việt Nam tìm được quyết định tối ưu cho sự lựa chọn
cam go nói trên ?
Thế
nhưng, qua các cuộc gặp gỡ riêng với các nhà lãnh đạo hàng đầu của
đảng, nhà nước và Quốc hội Việt Nam, Tập Cận Bình đã không đưa ra một
nhân tố mới nào khác hơn là nhắc lại mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa
hai nước Trung-Việt, có núi liền núi, sông liền sông, hai nước cùng là
xã hội chủ nghĩa anh em. Trung Quốc lại từng giúp Việt Nam trong chiến
tranh và trong hòa bình. Trong cuộc gặp riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có
nêu các vấn đề Biển Đông, duy trì hòa bình ổn định và kiểm soát bất đồng
trên biển giữa hai nước, việc phi quân sự hóa biển Đông, bảo đảm an
toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Thế nhưng
Tập Cận Bình đã làm lơ không nói gì, cũng như cả bài diễn văn đọc trước
Quốc hội Việt Nam, cũng không đề cập tới vấn đề cốt lõi này, mà ở cuối
bài diễn văn còn như tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của
Trung Quốc trên các vùng biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và
các nước khác. Trong khi vấn đề cốt lõi này đã là nguyên nhân gây căng
thẳng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như đa
phương với các quốc gia trong vùng, do hành động lấn chiếm ngang ngược,
ỷ thế của Trung Quốc, gây căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự. Nhìn
chung, họ Tập vẫn hành xử như tất cả các lãnh đạo Trung Quốc khác trước
đây, lập lại phương châm "16 chữ vàng" và "4 tốt" vốn được khai sinh từ
sau Hội nghị Thành Đô 1990, một thập niên sau trận chiến tranh biên giới
1979 mà kẻ xâm lăng chính là Trung Quốc.
Mặt
khác, kết thúc chuyến đi Việt Nam hai ngày của ông Tập Cận Bình, không
thấy công bố một "Thông cáo chung" hay "Tầm nhìn chung" như chuyến đi Mỹ
của ông Trọng. Nhưng có khác, kết quả chuyến đi Mỹ của ông Trọng qua
"tầm nhìn chung" là những ghi nhớ, hứa hẹn, cam kết sẽ thực hiện trong
tương lai có điều kiện, đơn phương hay song phương. Còn chuyến đến Việt
Nam của ông Tập, đã có những kết quả tổng quát hướng đến tương lai là
vẫn duy trì nguyên trạng quan hệ mọi mặt vốn có và được coi là tốt đẹp
giữa hai nước Trung-Việt. Kết quả cụ thể là Tổng Bí thư hai nước đã
chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản và thỏa thuận hợp tác song phương.
Đáng chú ý có hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai đảng cộng sản giai đoạn
2016-2020, hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác
Bản Giốc, hiệp định thành lập trung tâm văn hóa của hai nước.
Ngoài
ra hai bên cũng ký hợp đồng về một khoản vay 200 triệu đô la của Ngân
hàng phát triển Trung Quốc cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam. Đặc biệt, ông Tập Cận Bình trong lần tới Việt Nam
này, cũng mang theo một món quà cho Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là
khoản viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới, trợ giúp Việt Nam xây
dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. Ngoài
ra còn có hai khoản vay ưu đãi tổng cộng 550 triệu USD, trong đó, 250
triệu USD cho Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Được biết dự án
này bị chậm trễ, gây nhiều tai nạn lao động và đội vốn là do trách nhiệm
của nhà thầu Trung Quốc mà Việt Nam không được quyền thay thế
Như
vậy có thể nói, qua chuyến đi Việt Nam lần này, phải chăng Ông Tập Cận
Bình đang muốn thực hiện chính sách "Cây gậy và củ cà rốt" theo kiểu Mỹ
đối với Việt Nam ? Nghĩa là nếu Việt Nam tiếp tục mối quan hệ Trung-Việt
lâu nay như họ Tập tái xác nhận trong chuyến đi này, thể hiện qua câu
nói ngắn gọn "Việt Nam - Trung Quốc, tiền đồ vận mệnh tương quan" thì sẽ
được Bắc Kinh bảo hộ, chi viện. Ngược lại, muốn thoát Trung, ngả theo
Mỹ, thì sẽ bị trừng phạt mọi mặt như chính trị, kinh tế, quân sự…
Giờ
đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,
thực tế chỉ còn là sự chọn lựa khôn ngoan theo lòng dân, được thể hiện
qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của quần chúng từ Hà
Nội đến Sài Gòn, được hậu thuẫn của toàn dân ; hay là sự lựa chọn dại
dột theo ý đảng, được thể hiện qua những tràng pháo tay của các đại biểu
Quốc hội tán thưởng, khi nghe Tập Cận Bình phủ dụ và sự đồng tình, nhất
trí của Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng khi phát biểu đáp
lại bài diễn văn của họ Tập. Các đại biểu quốc hội không còn là người
đại diện cho dân và Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực tối cao của
nhân dân nữa (theo Hiến pháp hiện hành) mà Quốc hội đã trở thành công cụ
của Đảng, do Đảng và vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không
vì quyền lợi tối thượng của dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam nữa.
Những
người lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử, nếu có sự lựa chọn dại
dột, sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho đất nước. Nhất là
làm mất nước, tái diễn lịch sử ngàn năm nô lệ giặc Tầu. Chuyến đi thăm
Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thực hiện hay không, vào
thời điểm nào thích hợp, chúng tôi nghĩ có thể tùy thuộc một phần rất
quan trọng vào sự chọn lựa của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 12/11/2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment