…có
lẽ những tình trạng đáng báo động như 70% sinh viên Việt đạo văn hay
"truyền thống" luận án được xào đi xào lại của các giảng viên đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ vẫn ngày ngày tiếp diễn bình thường như cơm bữa
Friday, November 6, 2015
Trí tuệ Việt và sự cùng quẫn trong sáng tạo nghệ thuật
2:56 PM
tuonglaidantoc
Đền Angkor Wat, Campuchia, được xếp hạng khu tưởng niệm tôn giáo lớn nhất thế giới.
Trong
tháng 10/2015, Hội nhà văn Hà Nội được dịp "muối mặt" vì vụ lùm xùm về
việc trao giải thưởng cho một nhà thơ gạo gội trong làng thơ Việt Nam
Phan Huyền Thư với tập thơ Sẹo độc lập. Một sáng tác trong đó,
có tên "Bạch lộ" được cho là đạo bài thơ "Buổi sáng" của tác giả Phan
Ngọc Thường Đoan. Dùng dằng mãi, Phan Huyền Thư mới gửi lời xin lỗi,
thừa nhận bài thơ "Bạch lộ" được viết sau bài "Buổi sáng" và chấp nhận
rút lại giải thưởng. Tôi không có nhiều lời bàn luận về vấn đề này, tuy
nhiên tôi có một suy nghĩ rằng việc đạo thơ đạo văn ở Việt Nam đâu phải
chuyện xưa nay hiếm mà bỗng dưng một ngày lại trở thành một chủ đề khủng
hoảng đến vậy ? Dư luận "bay" vào chỉ trích Phan Huyền Thư như một kẻ
tội đồ duy nhất trong làng văn học Việt. Năm 2014 cũng xôn xao một "nghi
án" đạo thơ của ca sĩ, nhạc sĩ trẻ Phạm Hồng Phước khi bưng nguyên lời
bài thơ "Khi chúng ta già" để viết lời cho một tác phẩm âm nhạc của
mình. Trong lĩnh vực thời trang, nhà thiết kế (NTK) Đỗ Mạnh Cường cũng
bị chỉ trích khi bộ sưu tập xuân hè 2015 của anh được cho là bắt chước
các mẫu thiết kế của thương hiệu thời trang Lavin của Pháp. NTK trẻ này
cũng có tiếng trong việc "ăn cắp" ý tưởng của nhiều NTK nổi tiếng thế
giới khác.
Tôi
chưa dám nhận mình là một nhà văn hay nhà báo có kinh nghiệm, nhưng tôi
hiểu được lối vận hành suy nghĩ trong tư duy của những người làm nghệ
thuật (ở Việt Nam) nói chung. Việc suy nghĩ, tìm tòi ra ý tưởng để phát
triển, để trở thành một tác phẩm luôn cực kỳ khó khăn, đòi hỏi các "nghệ
sĩ" phải đi tham khảo nhiều tác phẩm đã có sẵn. Lối tư duy này vô tình
được hình thành và đào tạo từ rất bé, khi mà các em học sinh học văn,
thế nào cũng được gợi ý cần phải đọc văn mẫu. Một quyển sách giáo khoa
văn ra đời thì có hàng trăm quyển sách văn mẫu đi kèm, phân tích mổ xẻ
một câu văn, một tứ thơ với muôn hình vạn trạng sắc thái, đến nỗi lắm
lúc phải băn khoăn không biết tác giả liệu có thật là muốn ngụ ý cao xa
đến vậy không. Chưa hết, để được điểm cao, mấu chốt luôn là lắng nghe và
chép toàn bộ lời thầy cô nói trên lớp. Tại một trung tâm ôn thi tôi
từng học, có những cuốn vở ghi đầy đủ không thiếu một chữ của giảng viên
được in ra và bán rất chạy. Đi thi mà thuộc cả cuốn tập dày cả trăm
trang kia thế nào điểm cũng cao. Chính vì vậy, việc chắp câu phân tích ở
quyển này, vá vội với vài ý ở quyển kia, cộng thêm ý tứ ghi chép cật
lực lời cô giảng chắc chắn cho ra một bài hoàn chỉnh với văn phong của
riêng mình.
Thực
chất, nếu nhìn tổng thể về sức sáng tạo, trí tưởng tượng của người
Việt, tôi nhận thấy đây là một mặt yếu của dân tộc từ xưa. Trong kiến
trúc truyền thống, Việt Nam không "bói" đâu ra được một công trình hùng
vĩ mang tính bền vững. Chả nhìn đâu xa, ngay nước bạn Campuchia cũng
thấy sừng sững đền Angkor Wat - được xếp hạng khu tưởng niệm tôn giáo
lớn nhất thế giới. Trong văn học, tác phẩm có sức vượt ra khỏi lãnh thổ
có thể kể đến truyện Kiều, nhưng nói trắng ra thì lại dựa theo cốt
truyện của Trung Quốc. Rất nhiều các tác phẩm văn học khác cũng mang đậm
văn phong, luật lối của Hán học. Phương pháp "xưa bày nay làm" ăn sâu
vào thói quen hành động lẫn suy nghĩ của đa số người Việt. Tư duy sáng
tạo chưa bao giờ được chú trọng trong giáo dục từ trước đến nay nhưng
lúc nào cũng được đưa ra làm tiêu chuẩn để đánh giá khả năng và đạo đức
cá nhân. Một hành vi ăn cắp chất xám như đạo thơ, đạo nhạc ngay lập tức
được cho là mất tự trọng, là không thể tha thứ. Thậm chí, việc đánh giá
một tác phẩm có đạo hay không lại vô cùng cảm tính. Dựa vào cột mốc thời
gian để luận ra tác phẩm nào viết trước là căn cứ vô cùng mơ hồ, chính
vì vậy ngày nay mới có luật bản quyền. Tác phẩm nghệ thuật nào được đăng
ký bản quyền trước, tác phẩm đó ra đời trước, không bàn cãi. Tuy nhiên,
luật bản quyền hay quyền sở hữu trí truệ ở Việt Nam lại là một vấn đề
vô cùng nhức nhối khác mà tôi sẽ bàn đến ở những phần sau.
Mỗi
"phi vụ" đạo thơ ngay lập tức dừng lại khi những nhân vật bị chỉ trích
như Phan Huyền Thư hay Phạm Hồng Phước chính thức lên tiếng nhận lỗi về
mình. Cũng như biết bao nhiêu câu chuyện chìm nổi khác, chỉ cần một
người nhận trách nhiệm, sẽ được cho qua không còn ai đoái hoài đến nó
nữa. Và có lẽ những tình trạng đáng báo động như 70% sinh viên Việt đạo
văn hay "truyền thống" luận án được xào đi xào lại của các giảng viên
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ vẫn ngày ngày tiếp diễn bình thường như cơm
bữa.
Hoàng Giang
Nguồn : VOA, 04/11/2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment