Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Thursday, November 26, 2015

Lợi ích quốc gia Hoa Kỳ và thế giới nằm ở đâu thưa ngài Obama?

“…TPP vẫn đang còn là một dấu chấm hỏi lớn về tính hiệu quả cũng như "lợi ích" để kiềm kẹp Trung Quốc. Thỏa thuận chia sẻ lợi ích với một quốc gia Cộng Sản chắc chắn là một hiểm họa trong tương lai đối với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung…”



hoaky_tpp
Trong hai năm gần đây, tổng thống Putin được tạp chí Forbes (Mỹ) vinh danh là “người quyền lực nhất thế giới”. Quyền lực của ông được khẳng định nhờ tiếng nói đanh thép và hành động cụ thể trong chiến lược bảo vệ chế độ độc tài Al-Assad thoát khỏi một cuộc tấn công của người Mỹ (2013). Chắc chắn tổng thống Putin sẽ được làm người quyền lực nhất thế giới trong năm tiếp theo khi tung ra những cú đấm quân sự cũng như các đường lối chính trị rất hợp lý để tạo vị thế chính trị cho một nước Nga đã bị lãng quên.

Phải làm rõ một điều tại sao người Mỹ, tổng thống Obama đã trao quyền lực cho tổng thống Putin từ khi nào? Vào mốc thời gian năm 2013 khi không thực hiện được chiến dịch tấn công Syria hay một sai lầm chính trị ngay từ khi ông mới nhậm chức?

Để được sự ủng hộ của nhân dân Mỹ, ông Obama đã cam kết sẽ rút hết quân lực ở Iraq về nước. Lời hứa đó đã được ông thực hiện vào cuối năm 2013. Khoảng trống quân sự ở Iraq đã được nhà nước Hồi Giáo IS và các quốc gia hậu thuẫn khủng bố tận dụng một cách triệt để. Trong vòng hai năm qua, lực lượng IS phát triển nhanh chóng về kinh phí cũng như nhân sự. IS đã thiết lập mạng lưới khủng bố toàn cầu cũng như đường lối hoạt động khủng bố có tổ chức rất rõ ràng và manh động công khai.

Trong suốt thời gian nhiệm kỳ 2008-2015, tất cả các chính sách của chính quyền Mỹ ở Trung Đông rất mờ nhạt thậm chí là không quan tâm. Một điều giản dị là tổng thống Obama đã "bỏ xó" các vấn đề Trung Đông ngay từ khi mới nhậm chức. Chính quyền Obama đã khá mờ nhạt và bỏ ngõ các vấn đề về thay đổi chính quyền Al-Assad, chống khủng bố IS, hòa giải tình đồng minh giữa Israel-Hoa Kỳ, thậm chí là mối nguy hại trong tương lai khi Iran quyết tâm đeo đuổi chính sách hạt nhân hóa. Lợi ích quốc gia của người Mỹ đã bị Obama "bỏ xó" một cách rất lộ liễu và rất sớm.

Nga từ một nước mờ nhạt về kinh tế-chính trị, mờ nhạt về độ tin tưởng thực lực quân sự. Tổng thống Putin đã thấy được sự yếu kém của tổng thống Obama và nhanh chân nhảy vào tận dụng. Ông Putin đã cho thế giới thấy rằng làm "lép vế" một vị tổng thống Hoa Kỳ đơn giản đến mức chỉ điều động vài chiến hạm tới Địa Trung Hải là có thể làm chủ được quyền lực. Bảo vệ chế độ Al-Assad là một quyết định đúng đắn cho chiến lược "giấu kín" của tổng thống Putin và cho tới ngày nay nó đang lộ rõ mục đích qua các đường lối chính trị tại khu vực-thế giới.

Chính quyền Putin đã tận dụng chiến trường Syria để chứng tỏ thực lực quân sự, cũng như bàn đạp giúp ích cho chính quyền trên bàn đàm phán. Hải quân Nga đã phóng 26 quả tên lửa hành trình đối đất Klub (3M-14) từ biển Caspian vào mục tiêu IS. Một sự kiện đáng quan tâm là bộ tham mưu Nga đã tung ra thêm một cú đấm thép quân sự sau khi thực hiện một chiến dịch tấn công vào các căn cứ thiết yếu của IS. Một chiến dịch phức tạp và mới nhất hiện nay khi khai hỏa hàng loạt tên lửa phóng đi từ các oanh tạc cơ chiến lược của nước này như Tupolev Tu-22M3 Backfire, Tu-95MS Bear và Tu-160 Blackjack. Bên cạnh đó 25 oanh tạc cơ Moscow còn được hộ tống bởi 8 tiêm kích Su-34 Fullback cùng 4 chiến đấu cơ đa nhiệm Su-30SM.

Sau hai sự kiện "thử lửa" đã chứng minh được thực lực quân sự cũng như chiến lược tác chiến của người Nga là khá công phu và mạnh mẽ. Mục đích chính trong hai sự kiện đó chỉ có thể là răn đe Châu Âu, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó cũng lấy được cảm tình của các quốc gia Châu Âu và tạm gọi là dẫn cuộc chiến chống khủng bố IS khi có những hành động tấn công mạnh mẽ.

Mới đây, một chiếc máy bay chiến đấu Su-24 bị rơi ở Syria. Phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng chiếc máy bay quân sự đã vi phạm không phận của nước này và bị bắn rơi, trong khi bộ quốc phòng Nga tuyên bố chiếc Su-24 chỉ bay trong không phận của Syria, Một dấu hiệu xấu báo động cho một cuộc chiến thế giới thứ 3 khiến NATO triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (là cơ quan chính trị tối cao của Liên minh). Nhưng đó là một sự kiện tốt cho Nga tung ra những chiến lược quân sự cũng như áp đảo trên bàn đàm phán để thực hiện chính sách "giấu kín" là lôi kéo và gần gũi với phương Tây.

Nếu có một rủi ro châm ngòi cho thế chiến thứ 3 thì người lãnh trách nhiệm không ai khác ngoài tổng thống Obama. Mỹ đã hoàn toàn mất vai trò của một cường quốc trong các vấn đề ở Trung Đông, một bài toán mà chính quyền Obama đã không muốn giải từ khi mới nhậm chức. Chỉ có đưa bộ binh vào chiến trường Syria ngay trong lúc này mới có thể cứu vãn được tình thế.

Đảng Cộng Hòa đã nhiều lần nêu lên ý kiến đưa bộ binh vào chiến trường Syria tiêu diệt IS, một sự chọn lựa cũng như phương án duy nhất và hiệu quả nhất. Chính quyền Obama đã nhất thiết từ chối khi chưa thực hiện các giải pháp đối thoại ngoại giao với Đồng Minh-Ả Rập mà chính ông gây ra. Đồng minh Pháp đang thúc đẩy Obama cũng như trông chờ một siêu cường đưa ra những giải pháp hiệu quả (đưa bộ binh tham chiến) chống lực lượng IS, nhưng có vẻ ông đang mong thời gian trôi qua mau để được trở thành thường dân.

Lợi ích của người Mỹ ở Trung Đông đã bị đánh mất trước mắt cũng như trong tương lai, mọi sự rắc rối và mâu thuẫn chính trị sẽ gia tăng nếu như Mỹ vẫn muốn là một siêu cường và có sức ảnh hưởng trong khu vực Tây Á-Châu Âu. Việc chính sách xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương còn quá nhiều rủi ro, thậm chí là một thế chiến thứ 3 cũng có thể xảy ra khi Trung Quốc rơi vào bước đường cùng. Nhưng trước mắt người Mỹ đang chao đảo khi Trung Quốc tung ra những cú đấm "mòm" trong khu vực và các hành động quân sự hóa ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) rất hiệu quả.
Một chiến lược xoay trục vì lợi ích ở Châu Á đã không có những sự chuẩn bị trước từ tác chiến quân sự cho đến các đường lối đối thoại ngoại giao. TPP vẫn đang còn là một dấu chấm hỏi lớn về tính hiệu quả cũng như "lợi ích" để kiềm kẹp Trung Quốc. Thỏa thuận chia sẻ lợi ích với một quốc gia Cộng Sản chắc chắn là một hiểm họa trong tương lai đối với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Các chế độ độc tài vẫn đàn áp nhân quyền và đối lập, tình trạng bất ổn chính trị-bạo loạn sẽ gia tăng làm ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế toàn cầu, khi Việt Nam gia nhập TPP.

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi tổng thống Obama hết nhiệm kỳ? Người Mỹ đã sai lầm khi chọn lựa một con người "quá thực dụng, quá yếu kém" lên lãnh đạo đất nước. Nếu lịch sử nước Mỹ lập lại thêm một lần nữa, một vị tổng thống như Obama thì có lẽ mô hình "tổng thống chế" của nước Mỹ cũng không còn, thay vào đó là một thể chế dân chủ Đại Nghị phù hợp hơn.

Hy vọng người Mỹ sẽ sáng suốt hơn trong việc chọn lựa vị tổng thống tiếp theo để bảo vệ nước Mỹ trước các hiểm họa trước mắt và trong tương lai, cũng như một siêu cường có những chính sách độc lập về các giá trị tự do-dân chủ-nhân quyền.

Một nhận định thêm về đối lập Việt Nam, chúng ta không thể trông chờ vào người Mỹ. Hai nhiệm kỳ của Obama đã cho chúng ta nhiều bài học, chúng ta phải tự lực tự cường phải nhanh chân tham gia các tổ chức chính trị đứng đắn đã có sẵn, đã có một bề dầy kinh nghiệm đấu tranh. Dân tộc Myanmar đã đi trước, họ đang phát triển kinh tế và chú trọng phát triển nông nghiệp. Tương lai của một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên lại có thêm một người bạn để cạnh tranh gay gắt trong vấn đề phát triển kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh nông nghiệp.
Nguyễn Hòa Bình

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger