Tuyên
bố chung ngày 06/11/2015 chỉ là sự lặp lại nội dung của những Tuyên bố
chung hay Thông cáo chung đã được công bố trước đó, nghĩa là đặt Việt
Nam trong tư thế chư hầu phương Bắc.
Friday, November 6, 2015
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc : bình mới rượu cũ
2:55 PM
tuonglaidantoc
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình chứng kiến Lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai
bên (Ảnh : Quang Trung)
Ngày
06/11/2015, sau hai ngày viếng thăm Việt Nam, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch
Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ra một Tuyên bố chung, mà nội dung không khác
gì so với những Tuyên bố chung trước đó. Những tuyên bố này luôn nhắc
lại phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, nghĩa là "láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", nhưng trong thực tế
phía Việt Nam phải làm tốt những gì Bắc Kinh muốn chứ không được quyền
làm ngược lại.
Một
cách cụ thể, hai nước sẽ tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin
cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất
đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển
lành mạnh, ổn định. Trong thực tế, phía Trung Quốc có toàn quyền thực
hiện những mục tiêu chiến lược này trên khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam,
ngược lại phía Việt Nam hoàn toàn vắng mặt trên lãnh thổ Trung Quốc.
Phần lớn sự có mặt của phía Việt Nam trên lãnh thổ Trung Quốc là những
cán bộ chính trị, đảng viên, sĩ quan cao và trung cấp được cử sang Quảng
Châu học tập đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc để
sau đó mang về áp dụng tại Việt Nam.
Một
thí dụ điển hình khác : chủ quyền hải đảo và quyền đánh cá trên Biển
Đông. Tuyên bố chung nhấn mạnh nghiêm túc tuân thủ những nhận thức chung
quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm túc thực
hiện Thỏa thuận về Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển Việt Nam - Trung Quốc, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính
phủ về biên giới lãnh thổ, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán
hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể
chấp nhận được Trong thực tế, tàu thuyền Việt Nam nào đi lạc vào vùng
Trung Quốc chiếm cứ của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền liền bị đâm chìm
hay bị tịch thu, thủy thủ đoàn thường xuyên bị bắn chết.
Khi
tuyên bố hai nước nhất trí cùng nhau kiểm soát bất đồng trên biển, thực
hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), thúc đẩy sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ
sở hiệp thương thống nhất. Điều này chỉ áp dụng với phía Việt Nam mà
thôi, vì cho tớin nay Bắc Kinh vẫn chưa chịu ký những văn bản ứng xử đó.
Như
để răn đe Việt Nam, Tuyên bố chung cho biết Việt Nam và Trung Quốc cam
kết không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời,
thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và
quan hệ song phương. Những lời hoa nhã này có phải là để cảnh cáo Việt
Nam không được quyền hợp tác song phương hay đa phương với Mỹ, Nga,
Nhật, Ấn Độ và các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên dưới
đáy biển trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm
đóng bất hợp pháp, như quần đảo Hoàng Sa. Đó là chưa kể đến những hơp
tác quốc phòng và du lịch trên Biển Đông.
Nói
chung, Tuyên bố chung ngày 06/11/2015 chỉ là sự lặp lại nội dung. của
những Tuyên bố chung hay Thông cáo chung đã được công bố trước đó, nghĩa
là đặt Việt Nam trong tư thế chư hầu phương Bắc.
Nguyễn Văn Huy
************************
Sau đây là Toàn văn Tuyên bố chung ngày 06/11/2015
Bình mới rượu cũ
Toàn văn tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
1.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tiến
hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 6/11/2015.
Trong
thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã
có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn,
lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt
được nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp
tác giữa hai Đảng, hai nước, về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan
tâm.
Hai
bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan
trọng vào việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, thúc đẩy hòa bình, ổn
định và phát triển của khu vực và thế giới.
2.
Hai bên vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của
mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình
mỗi nước; nhất trí tăng cường giao lưu và tham khảo kinh nghiệm của
nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở
cửa của Trung Quốc không ngừng phát triển, tạo sức sống mới cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước.
Phía
Việt Nam chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa
xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý
đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện,
thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.
Phía
Trung Quốc chân thành chúc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016; tin tưởng rằng dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện
thắng lợi các mục tiêu đề ra, xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội
chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3.
Hai bên nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước
trong 65 năm qua kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân
xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai
nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy; thực hiện tốt phương châm
“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt”; nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung,
tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp
tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi,
kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn
định.
4.
Hai bên cho rằng, việc duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai
Đảng, hai nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tin cậy chính
trị, thúc đẩy phát triển quan hệ song phương; nhất trí duy trì trao đổi
cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm lẫn nhau,
cử Đặc phái viên, điện thoại qua đường dây nóng, gặp gỡ thường niên và
gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương để kịp thời trao đổi ý kiến về các
vấn đề quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai nước.
5.
Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong thời kỳ phát
triển kinh tế - xã hội quan trọng, hai bên coi sự phát triển của nước
này là cơ hội phát triển cho nước kia, nhất trí phát huy tốt vai trò
điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung,
tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực dưới đây:
(i)
Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng và làm sâu sắc các hoạt
động giao lưu hợp tác giữa các tổ chức Đảng ở Trung ương và địa phương,
nhất là các địa phương có chung đường biên giới; tiếp tục tổ chức tốt
Hội thảo lý luận, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ hai Đảng
giai đoạn 2016 - 2020 được ký trong chuyến thăm này. Tích cực thúc đẩy
giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu
Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội
nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc Trung Quốc; thúc đẩy giao
lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(ii)
Thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, duy
trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ, tiếp tục tổ chức Tham
vấn Ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu giữa các Vụ/Cục tương
ứng, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ giữa hai Bộ. Phía Việt Nam
sẵn sàng tạo thuận lợi để Trung Quốc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà
Nẵng, Việt Nam.
(iii)
Duy trì trao đổi cấp cao giữa hai quân đội, sử dụng tốt cơ chế Đối
thoại chiến lược Quốc phòng, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt
- Trung và đường dây thông tin điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc
phòng; tăng cường giao lưu hợp tác giữa quân đội hai nước trên các lĩnh
vực như giao lưu hữu nghị biên phòng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu học
thuật quân sự, tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân thăm lẫn
nhau; đi sâu trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp
quốc và công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; tăng cường
hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, cùng
nhau duy trì hòa bình, ổn định trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy ký
kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với Cục
Cảnh sát biển Trung Quốc. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực
thi pháp luật, tiếp tục tổ chức tốt Hội nghị hợp tác phòng, chống tội
phạm giữa hai Bộ Công an và Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng
giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc; tăng cường
hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố, chống tội phạm ma túy, tội
phạm lừa đảo qua mạng viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên
giới, an ninh mạng, trao đổi kinh nghiệm về bảo đảm an ninh tại mỗi
nước, phối hợp điều tra và truy bắt tội phạm bỏ trốn, ngăn chặn lao động
bất hợp pháp v.v.
(iv)
Tăng cường kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước; thúc đẩy kết
nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “một vành
đai, một con đường”; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các
lĩnh vực như vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị,
điện lực, năng lượng tái tạo v.v. Khẩn trương thành lập Nhóm công tác,
tích cực bàn bạc, ký kết Phương án tổng thể chung xây dựng Khu hợp tác
kinh tế qua biên giới, thúc đẩy việc xây dựng và tích cực thu hút đầu tư
đối với hai Khu Công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và An Dương (Hải
Phòng) ở Việt Nam, đôn đốc và chỉ đạo doanh nghiệp hai nước thực hiện
tốt các dự án hợp tác như gang thép và phân đạm do doanh nghiệp Trung
Quốc nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.
Sử
dụng hiệu quả cơ chế Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung,
tích cực nghiên cứu ký tiếp “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế -
thương mại Việt - Trung”, khẩn trương sửa đổi “Hiệp định thương mại
biên giới Việt - Trung”, thực hiện thương mại song phương phát triển cân
bằng, vững chắc và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch
thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017. Tăng cường hợp tác
trong khuôn khổ “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông
sản”; khuyến khích các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác thương mại
đối với các mặt hàng nông sản, hoan nghênh các cơ quan chức năng và địa
phương liên quan của hai nước trao đổi thành lập Cơ quan xúc tiến thương
mại.
Tăng
cường vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác
về hợp tác tiền tệ, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực liên quan không
ngừng có tiến triển tích cực. Thực hiện tốt dự án Đường sắt đô thị Cát
Linh - Hà Đông; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng, thúc đẩy hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng như
tuyến đường bộ cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.
Đi
sâu hợp tác hải quan, cùng chống các hành vi buôn lậu qua biên giới,
tiếp tục tìm kiếm các biện pháp hợp tác thúc đẩy tiện lợi hóa thông
quan, tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng, nâng cao mức độ hợp
tác mở cửa khu vực cửa khẩu biên giới giữa hai nước.
(v)
Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn
hóa, du lịch và báo chí v.v. Sử dụng tốt cơ chế Ủy ban liên hợp về hợp
tác khoa học công nghệ giữa hai nước, tích cực thúc đẩy hợp tác về
chuyển giao công nghệ, giao lưu giữa các nhà khoa học, trao đổi về việc
xây dựng Phòng thí nghiệm chung. Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng và
đưa vào sử dụng Cung Hữu nghị Việt - Trung vào năm 2017, sớm thành lập
Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia, vận hành có hiệu quả Học viện
Khổng Tử tại Đại học Hà Nội. Tăng cường giao lưu báo chí hai nước, gia
tăng mức độ tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung. Tiếp tục tổ chức
tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn
Nhân dân, tổ chức Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 tại Việt
Nam vào năm 2016.
6.
Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất
liền Việt - Trung, thực hiện tốt “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại
khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định hợp
tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” được ký kết
trong chuyến thăm này; tiến hành tổng kết tình hình 05 năm thực hiện 03
văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền giữa hai nước. Tăng cường
hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới, thúc đẩy sự phát triển của khu vực
biên giới hai nước.
7.
Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn
mạnh nghiêm túc tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa
lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam -
Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh
thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị,
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận
được, tích cực bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng
đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và
bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai
bên tuyên bố khởi động hoạt động khảo sát chung trên thực địa tại khu
vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào trung tuần tháng 12 năm 2015, cho rằng đây
là bước khởi đầu quan trọng cho việc hai bên triển khai hợp tác trên
biển; thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; nhất
trí gia tăng cường độ đàm phán Nhóm công tác cấp chuyên viên về vùng
biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công
tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, tuyên bố khởi động dự án hợp tác nghiên
cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và
châu thổ sông Trường Giang.
Hai
bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy
đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC),
thúc đẩy sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) trên cơ sở
hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn
định ở Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.
8.
Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một Trung Quốc, ủng hộ
quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung
Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi
hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với
Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt
Nam.
9.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương
như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc; cùng duy
trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới.
Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC
2017.
10.
Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác: “Kế
hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng
sản Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại
tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du
lịch thác Bản Giốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại
nước kia”, “Công hàm trao đổi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc khả
thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, “Bản ghi nhớ về việc
thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Bản ghi nhớ về việc ưu hóa thiết kế dự án
Cung Hữu nghị Việt - Trung giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa”, “Bản thỏa thuận giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam
với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc
về thiết lập giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương”,
“Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Tỉnh
ủy Lào Cai, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng Cộng sản
Trung Quốc”...
11.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chân thành cảm ơn sự
đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam./.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2015
***********************
Toàn văn Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc cấp Tổng bí thư (08/04/2015)
Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Thông cáo chung.
Nhận
lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ
tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc từ
ngày 7-10/04/2015. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung.
Sau đây là toàn văn Thông cáo :
1.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
tiến hành thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7
đến ngày 10/4/2015.
Trong
thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; hội kiến với Ủy viên thường vụ Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý
Khắc Cường (Li Keqiang) ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại
biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) ; Ủy viên
Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy
ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc Du
Chính Thanh (Yu Zhengsheng).
Trong
không khí hữu nghị, chân thành, hai bên đã thông báo cho nhau về tình
hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung
rộng rãi về việc tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước trong tình hình
mới và về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Vân Nam (Yunnan).
Hai
bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan
trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi
ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
2.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh
kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội
chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với
lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.
Hai
bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới
của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về
phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Phía
Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành được trong việc
thúc đẩy toàn diện sự nghiệp đổi mới từ Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt
Nam đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ thực
hiện được những nhiệm vụ mục tiêu mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam
đề ra, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực
hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ
nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phía
Việt Nam đánh giá cao những tiến triển to lớn trong các lĩnh vực mà
Trung Quốc đạt được từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII
đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo kiên định
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy
hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện,
quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn
diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện
đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.
3.
Nhân dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai
bên nhìn lại truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau,
giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải
phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng
của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có
con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát
triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.
Hai
bên đã tổng kết những kinh nghiệm và gợi mở quan trọng về sự phát triển
của quan hệ Việt - Trung : tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông (Mao Zedong) cùng các
nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của
hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và
phát huy ; hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm
cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước, hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng
lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng ;
tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát
triển lành mạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi
cấp cao, từ tầm cao chiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về
phía trước ; hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại
lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hòa bình,
phát triển và phồn vinh của khu vực, cần tăng cường và làm sâu sắc toàn
diện.
4.
Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực
thực hiện tốt phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn
định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", luôn nắm vững phương hướng phát triển
của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước.
Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây :
-
Tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết cấp cao giữa
hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý
kiến về tình hình quốc tế, khu vực và những vấn đề quan trọng trong quan
hệ song phương, không ngừng đi sâu trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy
chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với sự phát triển của
quan hệ Việt - Trung.
-
Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai
Đảng, hai nước như Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung ;
thúc đẩy tổng thể hợp tác, điều phối giải quyết các vấn đề, phục vụ cho
lợi ích của nhân dân hai nước. Thực hiện tốt "Chương trình hành động
triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung
Quốc", thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt
tiến triển mới.
-
Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, tiếp tục tổ chức tốt các
hội thảo lý luận, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các cơ quan tương ứng
của hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, phát
triển kinh tế - xã hội, quản lý đất nước..., đi sâu hợp tác về bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền. Tích cực thúc đẩy giao lưu
hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân
toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị Chính
trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.
-
Thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại
Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016", thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự
án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà
hai bên đã ký kết.
Thúc
đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững ;
phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu
các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam ; hai bên tích cực nghiên
cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt
- Trung.
Sớm
bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác
kinh tế qua biên giới ; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ
tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch
vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch,
v.v...
Phía
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát
triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam
đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư
kinh doanh tại Việt Nam.
Hai
bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ
tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành,
phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát
triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát
triển toàn diện.
-
Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng,
thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao
thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa bộ Ngoại giao hai nước.
Duy
trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an
ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý
thỏa đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và
công tác chính trị trong quân đội ; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào
tạo cán bộ ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu
hải quân hai bên thăm nhau.
Đi
sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường
đối thoại an ninh, triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác và thỏa
thuận hợp tác đã ký kết ; tăng cường hợp tác về chống khủng bố, phòng
chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo viễn thông, quản lý xuất nhập
cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng... ; bảo đảm an toàn cho các cơ
quan, doanh nghiệp và công dân nước này tại nước kia.
-
Mở rộng giao lưu và hợp tác hữu nghị giữa hai bên trong các lĩnh vực
báo chí, văn hóa, giáo dục, du lịch và giữa các địa phương hai nước ;
tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ hữu nghị
thanh niên Việt - Trung, diễn đàn nhân dân Việt - Trung ; tích cực thúc
đẩy công tác thành lập trung tâm văn hóa nước này tại nước kia, tăng
cường giao lưu báo chí và thăm viếng lẫn nhau giữa phóng viên hai nước ;
đi sâu giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan nghiên cứu và học giả ; thiết
thực đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung, không ngừng
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai
nước.
-
Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất
liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền
giữa hai nước ; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài
nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu
thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân" ; cùng duy trì bảo vệ
sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò
của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung ;
tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên,
nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước.
Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng
phát triển khu vực biên giới hai nước.
5.
Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển,
nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp
cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung
Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ
Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm
kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được,
tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập
trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc
về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Cùng
kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố
về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành
động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề
nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở
Biển Đông.
Hai
bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát
triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững
bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích
cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động
khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.
6.
Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc, ủng
hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn
thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan
độc lập dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ
chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập
trường trên của Việt Nam.
7.
Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương
như Liên hợp quốc, Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc ; cùng duy trì,
bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC
2017, Việt Nam chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao
APEC 2014. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác xây dựng kết nối khu vực,
thúc đẩy cùng phát triển trong khu vực.
8.
Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết "Kế hoạch hợp tác giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020" ;
"Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ;"Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với
Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
Trung Quốc" giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; "Bản ghi nhớ giữa Bộ
Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình
Liên hợp quốc" ; "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về
cơ sở hạ tầng trên bộ" (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy
ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ; "Điều khoản Tham chiếu
Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc" ; và "Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim
truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình
Trung ương Trung Quốc".
9.
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, chân
tình và hữu nghị, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận
Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam ; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập
Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.
Bắc Kinh, ngày 8/4/2015
******************************
Việt Nam, Trung Quốc ra tuyên bố chung cấp Chủ tịch nước (21/06/2013)
Thiên triều phương Bắc
Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung :
1.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận
Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang
đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến
ngày 21 tháng 6 năm 2013.
Trong
thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ
tịch nước Tập Cận Bình ; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý
Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh
đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi
về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong
tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.
2.
Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí
cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân
hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh
đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu
nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", không ngừng tăng
cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các
lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối
và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ
Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.
3.
Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc
phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ
hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến
lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây :
(i)
Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như
thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn
đàn đa phương... để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương
hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh
lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh
Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.
(ii)
Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp
tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ
chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh
vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí
cùng nhau thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc" được ký kết trong
chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến
triển mới.
(iii)
Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những
năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ
chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên
truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ,
cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường
hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc
đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.
(iv)
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực
hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi
thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại
giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại
giao.
(v)
Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao
giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến
lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng
để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác
Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu
sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc
phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc" (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm
này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu
sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay
triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc
Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương
khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển
khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai
nước.
(vi)
Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp
luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác
phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến
thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên,
thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm
xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng
lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật
chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới
hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ
quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về
"Hiệp định dẫn độ Việt-Trung" trong nửa cuối năm nay.
(vii)
Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế,
thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại
Việt-Trung giai đoạn 2012-2016" và Danh mục các dự án hợp tác trọng
điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư
nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo
và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực "Hai hành lang, một vành
đai."
Hai
bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song
phương, thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực
thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại
Trung Quốc" ; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu,
quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm
bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước
thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ
USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại
quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao
thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và
đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ
cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội...
Hai
bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo
điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ
tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi
hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết
toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới.
Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện
an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.
(viii)
Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường
giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh
vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản
lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy
ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc
đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên
giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và
mức độ chia sẻ thông tin.
(ix)
Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt
"Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015", "Kế hoạch hành động
thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015", sớm hoàn
thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng
cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai
bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa
cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt
động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân
Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia
tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(x)
Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học
công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều
hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí
nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm
như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi
trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…
(xi)
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị
biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu
tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam ;
phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước ;
tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ
sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… ; thúc đẩy các
tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.
(xii)
Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy
ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước ; đánh giá tích cực việc
hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong
chuyến thăm lần này ; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu
biên giới giữa hai nước ; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng
của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả
thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ
việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi
động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức
vòng đàm phán mới "Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu
vực cửa sông Bắc Luân" và "Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển
du lịch khu vực thác Bản Giốc" vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt
được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ
thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên
tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên
giới.
(xiii)
Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt "Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh
Bắc Bộ" ; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu
vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận giữa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung
Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất
của hoạt động nghề cá trên biển" được ký kết trong chuyến thăm lần này,
xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá
trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.
4.
Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển,
nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại
thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc
đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược
và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận
về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt
Nam-Trung Quốc", sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ
cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị,
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận
được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến
lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và
bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai
bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến,
gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh
Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh
Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này,
trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm
phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan
nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong
khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh
nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận,
kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung
đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm
đạt được tiến triển tích cực.
Hai
bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về
hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm
nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận,
bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và
Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo
vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne
khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang ; tiếp tục
thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu
khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết
nối giao thông trên biển.
Trước
khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ
bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng
hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề
nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại
cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai
bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông" (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở
Biển Đông.
5.
Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung
Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự
nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ
"Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ
quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập
trường trên của Việt Nam.
6.
Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát
triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và
khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp
tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế
giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp
tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc,
Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á...,
cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai
bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết
lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận
thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt
được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và
làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực
kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn...,
đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu
vực.
7.
Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Chương trình hành động giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ
Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc", "Thỏa thuận
hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc"
(sửa đổi), "Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt
Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về
các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển", "Thỏa
thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục
giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong
lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu", "Điều lệ
công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt
Nam-Trung Quốc", "Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung
Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước", "Bản ghi nhớ về
kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc", "Thỏa
thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty
dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò
chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ" và nhiều
văn kiện hợp tác kinh tế khác.
8.
Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung
Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có
ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của
phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ
tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.
Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013
************************
Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc cấp Thủ tướng (15/10/2013)
Ngày
15/10/2013, tại Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về
chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường.
Báo điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung :
1.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa Lý Khắc Cường đã thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Trong
thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hội đàm với Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ; hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trong
không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã đi sâu
trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc
thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng
như tình hình quốc tế, khu vực hiện nay và các vấn đề cùng quan tâm.
2.
Hai bên đã nhìn lại và đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ tuân theo những nhận thức chung quan trọng
mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, phát triển quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm "Láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"
và tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Hai
bên nhất trí cho rằng, trong tình hình kinh tế, chính trị quốc tế diễn
biến phức tạp hiện nay, việc hai bên tăng cường trao đổi chiến lược, làm
sâu sắc thêm hợp tác thực chất, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại,
tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực,
thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài phù hợp
lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho
hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.
3.
Hai bên đánh giá cao vai trò quan trọng không thể thay thế của tiếp xúc
cấp cao giữa hai nước, nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc và thăm viếng
cấp cao, xuất phát từ tầm cao chiến lược nắm vững phương hướng phát
triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới.
Đồng
thời, thúc đẩy trao đổi cấp cao qua nhiều hình thức như gặp gỡ bên lề
các diễn đàn đa phương, sử dụng tốt đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao
để đi sâu trao đổi các vấn đề trọng đại trong quan hệ song phương cũng
như các vấn đề cùng quan tâm.
4.
Hai bên nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác
song phương Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi
trên các lĩnh vực ; thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai
Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc" ; sử
dụng tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ngành Ngoại giao, Quốc
phòng, Kinh tế, Thương mại, Công an, An ninh, Báo chí hai nước và giữa
Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo của hai Đảng ; tổ chức tốt
Phiên họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Hội
nghị hợp tác phòng chống tội phạm, Phiên họp Ủy ban hợp tác kinh tế
thương mại, Hội thảo lý luận giữa hai Đảng ; làm tốt các công tác như
Tham vấn Ngoại giao thường niên, Tham vấn An ninh-Quốc phòng, đào tạo mở
rộng cho cán bộ Đảng và Nhà nước ; sử dụng hiệu quả đường dây điện
thoại trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng, tăng cường định hướng đúng đắn báo
chí và dư luận... góp phần quan trọng cho việc tăng cường sự tin cậy
giữa hai bên, duy trì phát triển ổn định quan hệ hai nước.
5.
Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác quan
trọng của nhau, đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát
triển kinh tế-xã hội, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chung của hai
nước, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hai bên nhất trí làm sâu sắc
thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây
:
a. Về hợp tác trên bộ :
(i)
Hai bên nhất trí nhanh chóng thực hiện "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp
tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016" và Danh mục các
dự án hợp tác trọng điểm ; thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ
tầng giữa hai nước để quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các dự án cụ thể ;
sớm đạt nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốn đối với dự án
đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội nhằm sớm khởi công xây dựng.
Hai
bên sẽ tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái-Hạ Long, phía
Trung Quốc ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia
dự án này theo nguyên tắc thị trường, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ về huy
động vốn trong khả năng. Các bộ, ngành hữu quan hai nước đẩy nhanh công
tác, sớm khởi động nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải
Phòng.
Hai
bên nhất trí thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp
tác kinh tế qua biên giới", tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết "Hiệp
định thương mại biên giới Việt-Trung" (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò
tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.
(ii)
Hai bên đồng ý tăng cường điều phối chính sách kinh tế thương mại, thực
hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại
hàng nông sản" và "Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước
này tại nước kia", để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ
sở bảo đảm thương mại tăng trưởng ổn định, phấn đấu hoàn thành trước
thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ
USD.
Phía
Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng
hóa có tính cạnh tranh của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc vào
Việt Nam đầu tư kinh doanh, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc mở rộng thị trường.
Phía
Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long
Giang và Khu công nghiệp An Dương. Hai bên sẽ đẩy nhanh thi công, thúc
đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.
(iii)
Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế…
(iv)
Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp biên
giới trên đất liền giữa hai nước, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công
tác hằng năm ; tiến hành Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban hợp tác quản lý
cửa khẩu giữa hai nước, thúc đẩy công tác mở cửa, nâng cấp một số cặp
cửa khẩu biên giới trên bộ, sớm chính thức mở cặp cửa khẩu quốc gia
Hoành Mô-Động Trung ; thúc đẩy đàm phán về "Hiệp định hợp tác bảo vệ và
khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc" sớm đạt được
tiến triển thực chất, sớm khởi động vòng đàm phán mới và đạt nhất trí về
"Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân", sớm
hoàn thành xây dựng các cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2,
cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát
triển của khu vực biên giới hai nước.
Hai
bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các địa phương, nhất
là giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước ; phát huy vai trò của
cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước.
b. Về hợp tác tiền tệ :
Hai
bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực
tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch
vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư.
Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong
thương mại biên giới ký giữa ngân hàng Trung ương hai nước năm 2003,
tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ,
thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên.
Hai
bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai
nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai
bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng
cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài
chính tiền tệ khu vực Đông Á.
c. Về hợp tác trên biển :
Hai
bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng,
hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc", sử dụng tốt cơ
chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc,
kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp
cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên
cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ
trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp
tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm
công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ
Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc.
Hai
bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn
hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài
cửa vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các
lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần
tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa
vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại
vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài
cửa vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng
biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác
trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như hợp tác nghiên cứu quản lý
môi trường biển và hải đảo vùng vịnh Bắc Bộ ; nghiên cứu so sánh trầm
tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông
Trường Giang…, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi
trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng
chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Hai
bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động
làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý,
kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây
nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển
giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy
sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có
hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và
hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
6.
Hai bên nhất trí tổ chức tốt các hoạt động như Liên hoan Thanh niên
Việt-Trung lần thứ hai ; Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung ; Liên
hoan nhân dân Việt-Trung… nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều thế hệ tiếp nối
sự nghiệp hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên nhất trí thành lập Viện
Khổng Tử tại Việt Nam và đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm văn hóa của
nước này ở nước kia, thiết thực tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu
nghị Việt-Trung, làm sâu sắc sự hiểu biết và hữu nghị giữa người dân hai
nước.
7.
Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung
Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự
nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ
"Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ
quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập
trường trên của Việt Nam.
8.
Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa
phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực
ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với
Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị Cấp cao Đông Á… cùng nhau nỗ lực duy trì hòa
bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai
bên đánh giá cao những thành tựu to lớn đạt được trong phát triển quan
hệ ASEAN-Trung Quốc, nhất trí lấy dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc làm cơ hội tăng cường hơn nữa tin
cậy chiến lược. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về việc
ký kết "Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị giữa các nước ASEAN và
Trung Quốc", nâng cấp Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, thành lập
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Việc ASEAN và Trung Quốc triển
khai hợp tác rộng rãi có vai trò hết sức quan trọng đối với thúc đẩy hòa
bình, ổn định, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau tại khu vực Đông Nam Á.
Hai
bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng
nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc
của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở
đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông"
(COC).
9.
Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Hiệp định về việc mở Cơ
quan Xúc tiến thương mại nước này tại nước kia", "Bản ghi nhớ về xây
dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới", "Bản ghi nhớ về việc thành lập
Nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực
hiện tại Việt Nam", "Hiệp định về việc xây dựng cầu đường bộ 2 Tà
Lùng-Thủy Khẩu" và Nghị định thư kèm theo, "Dự án hợp tác nghiên cứu
quản lý môi trường biển và hải đảo vùng vịnh Bắc Bộ", "Dự án nghiên cứu
so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu
thổ sông Trường Giang", "Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại
Trường Đại học Hà Nội" và một số văn kiện hợp tác kinh tế.
10.
Hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhất trí cho rằng chuyến thăm lần này
có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển
và hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment