“…với
4 Thông điệp gây hoang mang của ông Tập Cận Bình đưa ra ở Việt Nam và
những thỏa hiệp kinh tế mới sẽ đưa Việt Nam đi đâu, nếu không là tiếp
tục sa lầy vào đường lối cũ tuy có lợi về kinh tế, nhưng lệ thuộc mãi
mãi…”
Tổng
Bí thư đảng, Chủ tịch Nhà nước Tập Cận Bình đã làm cho Lãnh đạo Cộng
sản Việt Nam điên đầu với 4 Thông điệp khó hiểu ngay trong ngày đầu tiên
đặt chân đến Thủ đô Hà Nội, 5/11/2015.
Ông
Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên đi cùng phái đoàn cao cấp Trung Quốc
thăm Việt Nam đến hết ngày 6/11 để đánh dấu 65 năm quan hệ ngọai giao
giữa hai nước láng giềng nhưng chưa bao giờ được cơm lành canh ngọt
vĩnh viễn.
Lần
này ông Tập đến Hà Nội trong bối cảnh đảng CSVN chuẩn bị bầu lãnh đạo
mới vào đầu năm 2016 và những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông
giữa hai nước tiếp tục căng thẳng, sau hai năm Trung Quốc cải biến và
tân tạo 7 đá và đảo chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 để xây căn
cứ quân sự và bến cảng.
Trước
ngày họ Tập đến Hà Nội, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều cố gắng giảm
nhiệt bằng cách hạ thấp mức nghiêm trọng của xung đột Biển Đông để tập
trung vào hợp tác kinh tế và thương mại.
Tuy nhiên, ông Tập đã gây bất ngờ cho nhiều giới Việt Nam với 4 thông điệp chứa đựng ít nhiều trái ngược nhau.
Thông điệp ở Nội Bài
Tại sân bay Nội Bài,ông Tập Cận Bình nói: “Tôi
rất vui mừng sang thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhân
dịp này, tôi xin gửi tới toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhân dân Việt Nam anh em lời thăm hỏi chân thành và lời chúc tốt đẹp….”
“…Trung
Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, chế độ
chính trị giống nhau, con đường phát triển tương đồng, tiền đồ vận mệnh
tương quan. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm, nội hàm quan hệ
Trung-Việt ngày càng phong phú. Bước vào thế kỷ mới, quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện hai nước không ngừng đi sâu, mang lại lợi
ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp quan trọng vào sự hòa
bình, ổn định và phồn vinh của khu vực….”
“…Hiện
nay, những nhận thức chung mà lãnh đạo hai đảng hai nước đã đạt được
đang từng bước được thực hiện, quan hệ song phương đang không ngừng phát
triển theo hướng xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc và Việt
Nam.
Phía
Trung Quốc hết sức coi trọng mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung
Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược
và góc độ lâu dài, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng
về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc
đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lươc toàn diện phát triển ổn định,
lành mạnh và lâu dài.”
“…Tôi hy vọng thông qua chuyến thăm lần này, củng cố mối tình hữu nghị
truyền thống, quy hoạch sự phát triển tương lai, thúc đẩy quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới.
Chúc
đất nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc mạnh
khỏe. Chúc mối tình hữu nghị Trung-Việt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền
vững.” (Thông tấn xã Việt Nam, TTXVN)
Quả
là một thái độ hòa nhã, không mảy may hé lộ những bất đồng vẫn tiềm ẩn
giữa hai đảng và hai nhà nước. Nói từ tốn như ông thì ai dám nghi ngờ
lòng dạ trong sáng của người láng giềng thường coi nhau “vừa là đồng chí
vừa là anh em” ?
Thông điệp trên báo Nhân Dân
Trong Thông điệp thứ hai của Ông Tập có nhan đề "Tay trong tay mở ra tương lai tươi đẹp cho quan hệ Trung-Việt" được phổ biến trên báo Nhân dân, cơ quan ngộn luận chính thức của đảng CSVN.
Ông Tập viết : “Tôi
lần này đến thăm Việt Nam đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung-Việt. Là hai
nước có niềm tin và lý tưởng tương đồng, có tương lai và vận
mệnh tương quan, hai nước Trung-Việt giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nội hàm quan hệ
song phương ngày càng phong phú, lợi ích chung ngày càng rộng
rãi, hợp tác thiết thực giành được thành quả rực rỡ.
Điều đáng quý hơn là hai nước Trung-Việt đã giải quyết vấn
đề hoạch định đường biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ
thông qua hiệp thương hữu nghị, đặt cơ sở vững chắc cho ổn
định, an ninh và phát triển chung ở vùng biên giới hai nước.”
Tuy nhiên sau đó Nhà lãnh đạo Trung Quốc lại đóng vai thầy đồ khi nói với độc giả của Nhân Dân về 4 kiên trì:
1) Chúng
ta phải kiên trì xuất phát từ toàn cục, nhìn về lâu dài, nắm
bắt định hướng đúng đắn phát triển quan hệ Trung-Việt.
2) Chúng ta phải kiên trì học tập lẫn nhau, tăng cường hợp tác, thực hiện phát triển và phồn thịnh chung.
3) Chúng ta phải kiên trì mở rộng giao lưu, tăng cường hiểu biết, củng cố cơ sở dân ý trong quan hệ hai nước.
4) Chúng ta phải kiên trì thông cảm lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thỏa vấn đề tồn tại.
Chủ tịch Tập Cận Bình còn “bày
tỏ tin tưởng miễn là hai nước Trung-Việt tay trong tay cùng
tiến lên, tăng cường hợp tác, tất sẽ mở ra tương lai tươi đẹp
hơn cho quan hệ Trung-Việt, thực hiện sự phát triển và phồn
thịnh chung của hai nước Trung-Việt.” (theo bào Quân đội Nhân dân)
Ngôn ngữ gọi là “kiên trì” của người Trung Hoa không dễ hiểu vì lịch sử
quan hệ Việt-Trung từ sau năm 1975 đã chứng minh họ chỉ muốn người khác
chịu khó nhẫn nhục làm theo đòi hỏi của họ, nếu không thì hõ sẽ dùng võ
lực để dành phần thắng cho mình.
Bằng
chứng này đã xảy ra cho đảng CSVN từ 2 cuộc chiến tranh Biên giới phía
bắc từ 1979 đến 1987 và cuộc chiến Trường Sa năm 1988.
Trung
Hoa luôn luôn cổ võ lấy “đại cục”, hay vì quyền lợi chung của hai nước,
hai dân tộc láng giềng có lịch sử chính trị, văn hoá và kinh tế tương
đồng để nhân nhượng nhau khi giải quyết bất đồng, nhưng lại không muốn
nhượng bộ để “cùng có lợi” như họ nói.
Tỷ
dụ như cuộc xung đột ở Biển Đông đã cho thấy Trung Hoa luôn luôn coi
các đá, đảo ở Biển Đông mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa là của tổ tiên
họ để lại, nhưng không có tài liệu lịch sử chứng minh.
Họ
chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hoà tháng 1/1974
và đánh chiếm 7 bãi đá, đảo khác ở Trường Sa năm 1988 mà cứ cãi là họ có
quyền “lấy lại” vì phiá Việt Nam đã đóng quân trái phép ở đó.
Thế
rồi họ lại đòi “gác tranh chấp để cùng phát triển” trên Biển Đông,
nhưng không quên nói rằng đó là “biển của ta”, tạm xếp lại chuyện tranh
chấp để cùng khai thác rồi tính sau trong khi thực tế Trung Quốc chỉ
muốn nhẩy vào khai thác tài nguyên, dầu khí và khoáng sản của nhà người
khác.
Thông điệp với đảng CSVN
Tại
cuộc họp dài hơn 1 giờ với đoàn đảng CSVN do Tồng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cầm đầu diễn ra tại Phủ Chủ tịch, hàng tin Tân Hoa Xã (Xinhua) của
Trung Quốc viết: “Hai bên nhất trí đồng ý thúc đẩy quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển
lành mạnh, ổn định, bền vững thể theo phương châm hợp tác láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng
tới tương lai và tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng
chí tốt, đối tác tốt.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước Trung-Việt
núi sông liền một dải, như môi với răng, Trung-Việt là cộng
đồng vận mệnh mang ý nghĩa chiến lược. Tổng Bí thư, Chủ tịch
Tập Cận Bình đã nêu ra kiến nghị 7 điểm về phát triển quan hệ
hai Đảng, hai nước Trung-Việt.
--Một là, tăng cường định hướng chính trị, duy trì tiếp xúc cấp cao truyền thống.
--Hai là, sâu sắc giao lưu và hợp tác chính đảng.
--Ba là, kết nối chiến lược phát triển.
--Bốn là, tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực.
--Năm là, tăng cường tình cảm hữu nghị, tăng cường giao lưu nhân văn.
--Sáu là, thúc đẩy hợp tác trên biển.
--Bảy là, tăng cường điều phối quốc tế.
Xinhua viết tiếp: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, Đảng
và Chính phủ Việt Nam chân thành chúc mừng những thành tựu
giành được trong sự nghiệp phát triển đất nước của Đảng và
Chính phủ Trung Quốc. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn
quý trọng quan hệ Việt-Trung, sẽ kiên trì thúc đẩy quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển sâu
sắc thể theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, mở
rộng hợp tác cùng có lợi, kiểm soát hữu hiệu sự bất đồng.”
Như vậy có phải ông Trọng đã đồng ý hoàn toàn với yêu cầu của họ Tập không?
Cũng
ngạc nhiên là phiá báo chí Trung Hoa đã không nói gì đến 3 Đề xuất của
ông Trọng đưa ra với phái đoàn Tập Cận Bình, trong đó Đề xuất thứ 3 quan
trọng nhất vì liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Nguyên văn: “Kiểm
soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn
đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ
để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng
của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của
lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành
động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
Đề
nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng
hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC);không
theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin
để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất
trí. Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán
về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu
dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn
đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp
theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm
1982.” (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV-Voice of Vietnam)
Tin VOV cũng cho biết: “Tổng
Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ tán thành những phương
hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước do
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất; cho rằng, hai bên cần tích cực
nghiên cứu và thực hiện kết nối chiến lược phát triển và năng lực sản
xuất, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước, thúc đẩy
hợp tác và kết nối kinh tế ở khu vực; khẳng định Trung Quốc không theo
đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song
phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung
Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam;
nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục
quan hệ Trung - Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị, hai bên tăng cường phối hợp
tại các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, Trung Quốc -
ASEAN; Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây
dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì
hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới…”
Trả lời như thế thì rõ ràng phiá Tập Cận Bình đã không có ý kiến
gì về đề nghị “không quân sự hoá Biển Đông” của phiá Việt Nam, và cũng
không bình luận gì với yêu cầu“duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình” của
ông Trọng, mặc dù đề nghị này đã được Việt Nam đưa ra nhiều lần với
Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn bồi đắp, tân tạo các vùng biển đảo ở
Trường Sa.
Thông điệp với Nguyễn Tấn Dũng
Sau cùng là Thông điệp hợp tác, theo kiểu Trung Hoa của họ Tập nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là:
“-Về chính trị hai bên cần tăng cường gặp gỡ cấp cao, trao đổi chiến lược.
-Về hợp tác kinh tế, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thiết thực, kết nối chiến lược phát triển;
- Hợp tác về năng lực sản xuất giữa hai nước trong các lĩnh vực; thúc
đẩy các lĩnh vực hợp tác trọng điểm và các dự án có tích chất tiêu biểu,
cùng nhau tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả của một số dự án hợp
tác như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình...;
-Tăng cường hợp tác biên giới; tích cực giải quyết mất cân đối thương
mại giữa hai bên; đi sâu hợp tác tiền tệ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại,
đầu tư song phương.
-Tăng cường phối hơp tại các diễn đàn đa phương.
Về vấn đề trên biển Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng
hai bên cần kiểm soát tốt các bất đồng; thông qua hiệp thương để duy
trì, giữ gìn ổn định trên biển”. (Tin Bộ Ngọai Giao Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng giống như trong phiên họp với ông Trọng, họ Tập không
trả lời yêu cầu chi tiết của ông Dũng về Biển Đông. Quan trọng nhất là
chuyện toán tính “quân sự hoá” Biển Đông của Trung Quốc, và các vụ tàu
đánh cá của Việt Nam liên tục bị lính Trung Quốc tấn công, cướp của và
đánh người ở vùng biển Hoàng Sa.
Bản tin Bộ Ngọai giao Việt Nam viết: “Về vấn đề trên biển, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần nghiêm túc thực hiện các
thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận
về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam
- Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán; sử dụng tốt cơ chế
đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì
thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và
lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Duy trì hòa bình, ổn định
và kiểm soát bất đồng trên biển; chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông;
bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an
toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân; tích cực
đàm phán phân định đi đôi với hợp tác cùng phát triển ở khu vực ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm đạt kết quả thực chất; nghiêm túc thực hiện đầy đủ,
hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc
đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển
Đông (COC).”
Nên biết từ 4 năm qua, Trung Quốc luôn luôn tìm cách mua chuộc vài
thành viên của ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, đặc biệt như Cao
Miên và Lào để phá vỡ đoàn kết của ASEAN nên không bao giờ ASEAN đạt
được sự đồng thuận khi nói chuyện với Trung Quốc.
Mặc
dù Bắc Kinh luôn luôn nói sẵn sàng nói chuyện COC với ASEAN nhưng lại
đòi phải có sự đồng thuận chung 10 nước trong ASEAN thì mới chịu thảo
luận nghiêm chỉnh.
Vì vậy mánh lới “chia để trị” ASEAN của Trung Quốc đã làm cho việc thương thuyết lâm vào ngõ bí.
Lợi ích kinh tế hay lệ thuộc?
Về hợp tác Kinh tế, tin VOV cho biết trong chuyến thăm của Tập Cận Bình hai bên đã: “ Ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có “Kế
hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng
sản Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại
tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản
Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Ngoài ra, hai bên cũng ký thêm: “ Hiệp định giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa về việc thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia; Bản ghi
nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương Việt
Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc; Bản ghi nhớ về
việc ưu hóa thiết kế dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung giữa Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Hoa;
Hai bên ký Công hàm trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung
Quốc về việc phía Trung Quốc cử Tổ chuyên gia sang Việt Nam khảo sát
việc lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải
Phòng; Bản Thỏa thuận giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam
với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc
về thiết lập giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương;
Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Tỉnh ủy
Lào Cai, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng Cộng sản Trung
Quốc;
Hai bên ký Bản ghi nhớ về việc hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng;
Hợp đồng khoản vay 200 triệu USD giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam là bên vay và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
là bên cho vay; Biên bản ghi nhớ về tài trợ vốn cho các dự án nhà máy
nhiệt điện giữa Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt Nam và Ngân
hàng Phát triển Trung Quốc; Bản ghi nhớ về thỏa thuận đầu tư và thu xếp
tài chính cho dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 3 giữa Công ty Cổ
phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (Việt Nam) và Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc.” ( theo TTXVN)
Như
vậy, với 4 Thông điệp gây hoang mang của ông Tập Cận Bình đưa ra ở Việt
Nam và những thỏa hiệp kinh tế mới sẽ đưa Việt Nam đi đâu, nếu không là
tiếp tục sa lầy vào đường lối cũ tuy có lợi về kinh tế, nhưng lệ thuộc
mãi mãi.
Phạm Trần
(11/015)
0 comments:
Post a Comment