Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Sunday, November 15, 2015

Tinh giản cả Thạc sĩ, Tiến sĩ : Đồng tình, nên làm ngay

trong cơ chế thị trường mọi công việc làm ra đều được tính toán đo bằng sức lao động của mình chứ không đo bằng bằng cấp, giá trị của công việc phải được đo bằng sự cống hiến.

 
Trước đề xuất của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ, Tiến sĩ nếu không làm việc hiệu quả thì cũng thuộc diện tinh giản biên chế, hầu hết các lãnh đạo Viện nghiên cứu đều đồng tình.
Tuy nhiên, cần phải có những tiêu chuẩn, tiêu chí để có thể đánh giá thế nào là làm việc hiệu quả và không hiệu quả. Nếu như làm việc không có hiệu quả thì cũng nên tinh giản biên chế tránh tình trạng Tiến sĩ giấy, bởi chúng ta chỉ quan tâm đến năng suất làm việc chứ không phải bằng cấp.
Thạc sĩ, Tiến sĩ không không đóng góp cũng chỉ là cái danh
Trao đổi với Đất Việt, ngày 12/11, Phó Giáo sư.Tiến sĩ Phạm Văn Đức - Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết : "Theo tôi đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý. Nếu không làm được việc thì phải tinh giản, dù cho đó có là ai, bằng cấp cao hay thấp, bởi vì chúng ta chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc.
Anh có bằng Tiến sĩ thì phải làm tương xứng với bằng cấp mà mình đang có, còn nếu không được thì phải cho vào diện tinh giản biên chế".
Trong khi đó, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Cảnh Khanh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên cho biết : "Tôi rất đồng tình với cách làm của Thành phố Hồ Chí Minh, bởi vì, trong cơ chế thị trường mọi công việc làm ra đều được tính toán đo bằng sức lao động của mình chứ không đo bằng bằng cấp, giá trị của công việc phải được đo bằng sự cống hiến.
Có thể là anh giỏi ở mặt này nhưng không phát huy được hết ở cơ sở này, thì nên chuyển sang cơ sở khác, còn chây ì vẫn bám trụ ở đó thì chính bản thân sẽ trở thành cục đá ngáng đường không bao giờ phát triển được, lúc đó tự bản thân anh sẽ bị đào thải.
Bởi vì, cơ chế thị trường trả đồng lương bằng sức lao động cống hiến chứ không trả cho hư danh, Thạc sĩ, Tiến sĩ mà không có đóng góp ghì thì cũng là cái danh".
Theo ông Khanh, hiện nay, các cơ sở tập trung đào tạo nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ, trong khi đó chúng ta lại đang thiếu những người lao động thực sự, những chuyên gia cực giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp. Vì vậy, tránh việc đào tạo nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ thì cần phải đào tạo nhiều, rất nhiều những người có chuyên môn cao.
tinhgian2
Thạc sĩ, Tiến sĩ không làm được việc thì nên tinh giản
Còn cái mác Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn chỉ là chữ sĩ, là cái chữ mang tính chất học hành, nghiên cứu. Trong khi, hiện tại, chúng ta cần rất nhiều người làm việc thực sự, nên rất cần đào tạo những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao, còn học vấn cao nhưng không có thực tế thì cũng không làm được việc.
Nói ngay đến Viện nghiên cứu thanh thiếu niên, ông Khanh phân tích : "Bây giờ Viện cũng rất cần những người nghiên cứu về thanh niên, có chuyên môn thực sự. Trước đây có một số người học ở những ngành khác nhau, nhưng xin chuyển về Viện để làm nghiên cứu vì họ cần thời gian nghiên cứu thanh niên lâu hơn. Thậm chí, trên thế giới đang hình thành môn gọi là thanh niên học, nghiên cứu về thanh niên.
Thế nhưng, không phải ai vào đây đều có thể nghiên cứu được về thanh niên, những người có chuyên môn về công tác thanh niên, trước hết họ đã có thực tế, đã từng tham gia công tác đoàn, có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về thanh niên, đánh giá thực tế.
Hơn nữa, phải có chuyên môn nghiên cứu về thanh niên, phải học tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội".
Về việc loại bỏ những Thạc sĩ, Tiến sĩ làm không hiệu quả, theo ông Khanh, sẽ có những bước khó khăn ban đầu, bởi xã hội từ trước tới nay có truyền thống trọng trí thức, người tài, điều này rất đáng phát triển. Nhưng, cần phải có một quy chuẩn cụ thể để xem xét Thạc sĩ, Tiến sĩ có làm việc hiệu quả hay không.
Khi xử lý việc tinh giản phải kết hợp đánh giá 2 mặt : một mặt xem cá nhân đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa ; một mặt thì xem xét người quản lý có sắp xếp đúng chỗ, đúng sở trường hay chưa. Khi đã xử lý được 2 mặt này thì mới nên để nghỉ việc.
Phải có quy chuẩn đánh giá
Bày tỏ quan điểm ở góc độ khác, Tiến sĩ Lê Ngọc Thanh - Viện trưởng Viện địa lý Thành phố Hồ Chí Minh cho biết : "Hiện nay, năng suất nghiên cứu của đội ngũ cán bộ có bằng cấp Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Viện địa lý cũng ở mức trung bình khá, bởi vì có một số người tốt nghiệp ở nước ngoài, một số có điều kiện đăng bài trên tạp chí nước ngoài".
Để tinh giản biên chế theo ông Thanh, phải có quy chuẩn đánh giá thế nào là làm việc không hiệu quả ; hơn thế, nhiều người cũng muốn làm việc hiệu quả nhưng so với lòng tự trọng của họ thì họ không muốn thực hiện ; trong đó có một số người bảo vệ Thạc sĩ, Tiến sĩ theo một chuyên ngành khác, nhưng không làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà mình đã nghiên cứu.
Để loại bỏ đội ngũ làm việc không hiệu quả, đặc biệt đối tượng làm trong công tác chuyên môn thì cần xem xét lại. Còn những người cán bộ khoa học công nghệ làm ở khu quản lý, chức danh Tiến sĩ, Phó Giáo sư thì cần xem xét vì họ không dùng chuyên môn để phục vụ chuyên môn mà để làm quản lý thì cần phải xem xét lại.
Riêng đối với Viện địa lý Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thanh nói : "Cán bộ Viện hiện nay không tinh giản nhiều, thậm chí còn cần xin thêm biên chế, xem hướng phát triển của từng mảng khoa học công nghệ, sau đó định hướng, phát triển phù hợp với ngành nghề đã chọn".
Theo ông Thanh, cần những chính sách mở về biên chế để thu hút những người khoa học công nghệ giỏi về, nhưng bây giờ mảng nhà nước không hấp dẫn những người giỏi so với những người làm khoa học công nghệ được nước ngoài đánh giá cao, cái đó là chất xám đưa vào mảng nhà nước càng ngày càng bị cạnh tranh vì bên ngoài lương cao hơn nhà nước rất nhiều.
"Ở tầm vĩ mô phải có chính sách lớn rồi sau đó chuyển xuống cấp dưới thuận tiện hơn. Ví dụ, như phía Nam, Viện địa lý thì gồm có địa chất, vậy lý địa cầu, địa lý ở phía Nam, có 3 ngành riêng biệt là Viện địa chất, Viện vật lý địa cầu và viện địa lý.
Chia sẻ thêm, Tiến sĩ Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện nghiên cứu lao động dạy nghề cho rằng, việc giảm Thạc sĩ, Tiến sĩ khá khó khăn, vì đây là câu chuyện của đào tạo, phải có tiêu chuẩn đánh giá, để xem xét bằng cấp Thạc sĩ, Tiến sĩ, nhưng chỉ là Tiến sĩ giấy, Thạc sĩ giấy, không đáp ứng nhu cầu thì phải giảm.
Đó là câu chuyện đầu ra của ngành đào tạo, đâu ra cần phải đúng với ngành đào tạo, trình độ đào tạo phù hợp với công việc với việc mình đào tạo, ví dụ ông kỹ sư cầu dường mà đi làm công nhân giấy thì không được.
Ông Tiến nhấn mạnh : Phải có tiêu chí làm việc, có tiêu chí đánh giá công việc, đánh giá giá trị của công việc, còn nếu nói thì không làm được việc thì phải chỉ rõ, không thể bảo không hoàn thành nhiệm vụ được, tóm lại phải có một thang đo. Nhưng khi đưa vào thực tiễn tôi biết chắc còn nhiều khó khăn, nhưng ta cứ theo Luật để làm.
Ví dụ, Thạc sĩ về CNTT cho đi làm công tác xã hội thì rõ ràng họ sẽ không làm được, thậm chí không hiệu quả, đó là lỗi của nhà tuyển dụng sau đó lại tinh giản. Khi xác định rõ ràng, thì kể cả Thạc sĩ, Tiến sĩ mà không làm được việc cứ bảo về.
Châu An
Nguồn : Đất Việt, 14/11/2015

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger