Dân Mạnh là mạnh quyền lực , là mạnh về trí tuệ và mạnh khả năng đóng góp tài năng cho sự thịnh vượng chung cho đất nước . Có như thế nước mới giàu thực sự . Có như thế dân mới thể hiện quyền làm chủ trong mọi hoàn cảnh .Khi Quyền Lực thuộc về toàn dân, và người dân cùng nối kết mọi lực lượng tổ chức đấu tranh từ trong ra ngoài nước quyết chống chủ thuyết giáo điều độc tài , khủng bố áp bức người dân thô bạo , và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân, thì chỉ có lúc đó LUẬT PHÁP, NHIÊM VỤ , VÀ CÁC CHỨC NĂNG nhà nước mới làm tốt vai trò của mình ,khi đó mới có sự CÔNG BẰNG và dân không còn BỊ QUẤY RỐI , THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN

Wednesday, November 18, 2015

‘Đồng minh’ trung thành và đáng sợ của Putin


- Trong khi Mỹ ở quá xa, châu Âu chưa tự mình sưởi ấm trong các mùa đông lạnh giá, thì đây là thời cơ thuận lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện sự đáng sợ của sức mạnh khí đốt để lấy lại vị trí trung tâm trong nhiều mối quan hệ trên thế giới. Mùa đông như là một đồng minh trung thành và đáng sợ của Putin trong cuộc chiến kéo dài với Phương Tây.

Sau 6 tiếng đàm phán, trong phiên họp gần cuối tháng 9/2015, một thỏa thuận khí đốt ba bên, giữa Nga, Ukraine và các nước châu Âu đã được ký kết. Theo đó, Nga đồng ý nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine và các nước châu Âu cho mùa đông sắp tới. Nga sẽ bán cho Ukraine và các nước châu Âu 2 tỷ m3 khí đốt kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 10/2015.
Mức giá cũng thấp hơn khá nhiều so với trước đây, theo Bloomberg là 227 USD/1.000 m3 khí đốt trong thời gian thỏa thuận có hiệu lực, so với mức 385 USD (và phải thanh toán trước) mà Tập đoàn Gazprom của Nga đưa ra hồi tháng 10/2014 .
Liên minh châu Âu (EU) - hiện đang dựa 10% khí tiêu thụ vào nguồn cung từ Nga thông qua các đường ống chạy qua Ukraine - phải bảo lãnh việc thanh toán thông qua nhiều tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, đây là một hợp đồng được cho là khá thành công đối với người mua.
Cuộc họp đánh cũng dấu một sự trở lại khá ấn tượng của Nga với vai trò nhà cung cấp năng lượng quan trọng hàng đầu cho châu Âu. Mối bất hòa và các lệnh trừng phạt còn hiệu lực đã không thể ngăn cản được sự hợp tác phụ thuộc lẫn nhau giữa hai bên.
dầu khí, khí đốt, giá dầu, dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, Syria, Iran, OPEC, fracking, dự-báo, , xuất-khẩu, cuộc-chiến, khí-đốt, EU, Hy-Lạp, Ukraine, Myanmar, Trung-Đông, Obama, Washington, trừng-phạt, Thổ
Nga đã đồng ý nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine và các nước châu Âu cho mùa đông sắp tới.
Nga có thể hài lòng với thỏa thuận trong bối ngân sách phụ thuộc lớn vào khí đốt khi mà giá dầu thô thế giới tụt giảm 60-70% trong vòng một năm qua. Nhưng quan trọng hơn có lẽ là sự xuất hiện trở lại của Nga và Tổng thống Putin trên trường quốc tế.
Cùng với quyết định chiết khấu khá mạnh giá khí tự nhiên nhằm giải quyết một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong mối quan hệ đa phương, trong tuần qua, ông Putin cũng đã quyết định triển khai lực lượng thần tốc tại Syria để không kích IS.
Nga cũng đã viện trợ nhân đạo cho Syria, góp phần quan trọng vào thỏa thuận hạt nhân 6 bên về vấn đề Iran, đồng thời thả tự do cho sĩ quan an ninh người Estonia Eston Kohver vốn bị kết án tội danh làm gián điệp.
Ý đồ của Putin
Chỉ trong vài tuần, Tổng thống Nga Putin đã triển khai hàng loạt các nước cờ nhanh và dường như đã phần nào lấy lại ưu thế sau một thời gian khá dài bị cô lập và trừng phạt về kinh tế.
Hiện tại, chưa có nhiều đánh giá về ý đồ thực sự của ông Putin trong những bước đi gần đây nhưng rõ ràng đây là những điều mà chính các nước có mâu thuẫn, xung đột với Nga cũng phải đánh giá cao.
dầu khí, khí đốt, giá dầu, dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, Syria, Iran, OPEC, fracking, dự-báo, , xuất-khẩu, cuộc-chiến, khí-đốt, EU, Hy-Lạp, Ukraine, Myanmar, Trung-Đông, Obama, Washington, trừng-phạt, Thổ
Tổng thống Nga đã triển khai hàng loạt các nước cờ nhanh và dường như đã phần nào lấy lại ưu thế sau một thời gian khá dài bị cô lập và trừng phạt về kinh tế.
Tầm quan trọng của Nga trong thỏa thuận hạt nhân với Iran là không bàn cãi, còn với trường hợp Syria, chính Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi trung tuần tháng 9 cũng đã nhấn mạnh vai trò của nước Nga tại đây. Theo đó, Đức phải cùng Nga, Mỹ giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này.
Câu chuyện nối lại dòng khí đốt cho Ukraine và EU cũng giúp châu Âu bớt một mối lo trong hàng loạt các vấn đề khủng hoảng đang phải đối đầu. Trong lịch sử 10 năm qua, các nước phía đông châu Âu đã chứng kiến ít nhất 2 lần thiếu hụt khí đốt trầm trọng do những bất đồng giữa Nga và Ukraine.
Những bước đi này, ở một góc độ nào đó, được xem là nỗ lực của ông Putin nhằm vực dậy một nền kinh tế vốn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu năng lượng. Giá dầu thô rớt thảm hại xuống 40-60 USD/thùng trong gần một năm qua đã khiến nền kinh tế lao đao, suy thoái 4,6% trong quý II/2015.
Nếu như nguồn thu đột biến từ dầu khí giá cao giai đoạn 1999-2008 đã giúp Nga tăng trưởng bình quân 7% và củng cố quyền lực trong nước cũng như quốc tế của ông Putin, thì giờ đây, giá dầu giảm cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến sức mạnh của Nga trên trường quốc tế giảm đáng kể.
Để cứu được nền kinh tế, Nga phải đa dạng hóa nền kinh tế, cải thiện năng suất và khả nang cạnh tranh, mở rộng hơn cho kinh tế tư nhân vốn đang bị quốc doanh kìm hãm… Tuy nhiên, đó là các giải pháp dài hạn.
Trước mắt, có lẽ kéo giá dầu tăng trở lại hoặc ít nhất không để giảm thêm là một giải pháp hợp lý hơn trong ngắn hạn. Nga đã có những động thái bắt tay với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) nhưng không dễ bởi OPEC khó cam chịu để thị phần rơi vào tay người Mỹ vốn đang thành công với công nghệ dầu khí đá phiến.
Duy trì bán khí đốt cho Ukraine và EU giúp Nga giảm thâm hụt ngân sách và giảm căng thẳng trong cuộc đối đầu với phương Tây. Trong khi đó, cuộc chiến chống IS lan rộng giúp Nga duy trì sự ủng hộ đối với chính quyền Damascus của Tổng thống Assad vốn bị Washington phản đối.
Ít nhất cho tới thời điểm hiện tại, nhiều hành động của ông Putin trong vài tuần gần đây được nhiều nước châu Âu ủng hộ trong bối cảnh khu vực này đang khó khăn với nhiều vấn đề từ thiệt hại do làn sóng nhập cư từ Syria (và những người mạo danh Syria), khủng hoảng Hy Lạp, sự cố Volkswagen đối với công nghiệp ôtô, cho tới nguy cơ khủng bố…
V. Minh

0 comments:

Post a Comment

 
Powered by Blogger