Silver
Shores không phải là hiểm họa của riêng địa phương Đà Nẵng, mà là vấn
đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia… thật lạ lùng là cho đến nay
chính phủ Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng...
Thursday, November 26, 2015
Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm họa Trung Quốc mang tên Silver Shores ?
7:29 PM
tuonglaidantoc
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng.
Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài "Ai đã ‘rước’ một công ty Trung Quốc trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng ?"
của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của công ty
Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một
khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước
mặt sân bay Nước Mặn.
Thủ
đoạn của nhà đầu tư "made in Trung Nam Hải" này là (i) thành lập công
ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông ; (ii) thành lập chi nhánh của
Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd. ; và (iii)
sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy
cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá
hình.
Sau
khi qua mặt chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương một cách
ngoạn mục, cả công ty con Silver Shores Ltd. ở Mỹ lẫn công ty mẹ Silver
Shores Ltd. ở Hồng Kông đều cùng nhau "hô biến".
Silver Shores Ltd. ở California đã giải thể - Ảnh chụp từ trang thông tin doanh nghiệp bang California.
Ảnh
chụp thông tin về Silver Shores International Limited trên website của
Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông ; Silver Shores Ltd. đã biến mất.
Lời cảnh báo về hiểm họa Trung Quốc mang tên Silver Shores nói trên đã được nhiều trang mạng uy tín trong nước như Bauxite Việt Nam hay Việt Nam Thời Báo đăng lại, và được dư luận hết sức quan tâm.
"Trong
90 triệu người Việt chắc không ai muốn bị ám ảnh bởi ý nghĩ Đảng Cộng
sản Việt Nam là bán nước, hoàn toàn không. Nhưng những sự thật như thế
này thì dân chúng chẳng biết đường nào giải thích. Nếu tính từ việc bán
rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, những trụ sở cực kỳ hệ trọng ủy thác cho
Trung Quốc xây như trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội,
cho đến những khu ‘nhượng địa’ 50-70 năm như Vũng Áng, hay Đà Nẵng (bài
dưới đây) thì rõ ràng, "hầm chông" của bạn vàng cắm lên mình Tổ quốc mỗi
ngày đang một lan rộng dần.
Để
giữ được niềm tin cho dân, câu trả lời thiết thực nhất chỉ có thể là
một chủ trương xuyên suốt, thể hiện bằng những đối sách nhất quán từ
trên xuống dưới, để chặn đứng ngay lập tức âm mưu ‘tằm ăn dâu’ hung hiểm
kia, cũng như vô hiệu hóa rốt ráo những ‘cái bẫy’ có thể đã giăng lên
mà chưa biết khi nào sẽ sập".
Lời đề dẫn của Bauxite Việt Nam cho bài viết :
"…
Vấn đề là tại thời điểm cấp giấp phép 21/6/2006, Silver Shores Ltd. với
tư cách pháp nhân theo pháp lý của bang California có đang hoạt động
(active) hay đã giải thể (dissolved) ?
Nếu đã giải thể trước ngày cấp giấp phép 21/6/2006, Việt Nam có thể xóa hợp đồng đầu tư ngay ;
Nếu
đã giải thể sau ngày cấp giấp phép 21/6/2006, Bộ Kế hoạch & Đầu tư -
đặc biệt cá nhân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - cần xem xét kỹ các khoản
ràng buộc 2 bên trong giấp phép này, để hoặc xóa hợp đồng đầu tư ngay,
hoặc có những biện pháp khẩn cấp khác".
Trích một bình luận dưới bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo.
Những
tưởng sau khi cả truyền thông quốc tế lẫn truyền thông độc lập trong
nước cùng lên tiếng, nhà cầm quyền Việt Nam, chính phủ trung ương cũng
như chính quyền địa phương, sẽ có biện pháp ngăn chặn và tiến tới giải
quyết rốt ráo hiểm họa Silver Shores ở Đà Nẵng.
Nhưng
không, phản ứng của nhà chức trách Việt Nam xem ra chỉ là việc lãnh đạo
Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra hiện tượng người Trung Quốc mua đất ven biển
Đà Nẵng, đặc biệt là trước mặt hoặc gần khu khách sạn và sòng bài Silver
Shores (nay đã đổi tên thành Crown Plaza), một vấn đề mà bài báo đã
nêu.
Và
theo VietNamNet, mặc dù "các cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng cảnh
báo, chính quyền thành phố đang tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển
dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, chỉ
khác là các giao dịch đều trở nên kín kẽ hơn".
Đáng
báo động hơn, mới đây chính quyền Thành phố Đà Nẵng thậm chí còn chấp
thuận cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores đưa 300 lao
động kỹ thuật từ Trung Quốc sang để thực hiện giai đoạn 2 của dự án :
Lấy lý do để kịp phục vụ Hội nghị APEC 2017 (dù đến nay Uỷ ban Quốc gia
APEC 2017 vẫn chưa có văn bản chính thức chọn ai thực hiện các công
trình phục vụ APEC), Silver Shores đề nghị tăng thêm 650 lao động, trong
đó có 350 lao động phổ thông người Việt Nam và 300 lao động kỹ thuật
người Trung Quốc, nghĩa là cứ 1 lao động phổ thông người Việt sẽ được
"kèm" bởi một cán bộ kỹ thuật người Hoa.
Silver
Shores không phải là hiểm họa của riêng địa phương Đà Nẵng, mà là vấn
đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đây cũng là dự án do Bộ Kế
hoạch - Đầu tư cấp phép. Thế nên thật lạ lùng là cho đến nay chính phủ
Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng về vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm và
lo lắng này.
Lê Anh Hùng
Nguồn : VOA, 21/11/2015
******************************
Ai đã ‘rước’ một công ty Trung Quốc trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng ? (Lê Anh Hùng)
Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Tháng
6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án
khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver
Shores, một công ty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với
hai giai đoạn đầu tư, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores,
pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà –
Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình
từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ
đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha
đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, tọa lạc ở trung tâm một thành phố quan
trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây
là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay
từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến
dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công,
giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được
phép bén mảng vào trong khu vực thi công ; ô tô của người Việt Nam chở
vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng.
Các tòa nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng
gạch thường.
'Tiểu quốc' Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng (ảnh : Lê Anh Hùng)
Hiện
nay, "nhà đầu tư" Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi
công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công
là công ty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một công ty con của công ty Hoa Tây
Trung Quốc
Người
Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên
khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng ?
Không
chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, công ty Silver
Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu : tham
gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay
đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận) ; xin thực hiện dự án
tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị
trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà –
Phước Tường), dự án "Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores" (nằm
giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án "Khu phức hợp
bến cảng du thuyền trên sông Hàn" tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ)
thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án "Tàu lặn đáy kính ngắm
san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý",
dự án "Chuyên canh rau sạch" tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện
Hòa Vang ; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một "đặc khu Trung Quốc"
Những
người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối
diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên
Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ
hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một "đặc khu Trung Quốc"
giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến
đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi :
Vậy Silver Shores là công ty của Mỹ hay của Trung Quốc ?
Theo
trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia thì Silver Shores Ltd.
được thành lập ngày 22/11/2004 tại California ; địa chỉ : 1440 142Nd
Ave,, San Leandro Ca 94578 ; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của công ty :
Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong
Kong, China 94578.
Trang California
Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày
22/11/2004 ; địa chỉ : 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578 ; công ty
mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza,
9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo
trang AMFIBI thì công ty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu
hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như
vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một
công ty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website,
và đã biến mất sau khi hoàn thành "sứ mạng" của mình.
Việc
các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ
ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở
Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa
hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự
án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song công ty Silver Shores Ltd. ở
Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên
mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên
Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và
trang Hong Kong Company Directory ; nhưng đây lại là Silver Shores
International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm
đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng
trên lấy từ chuyên trangIntegrated Companies Registry Information
System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong
website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc
khu Hành Chính Hồng Kông :
Như
vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), công ty mẹ của Silver
Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là công ty ma nốt. Đằng sau
chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều
tra nguồn gốc một công ty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất
là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng "an ninh nhân
dân" hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại "hàng đầu thế giới" như ở
Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một
công ty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi
nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao
cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu
hỏi đặt ra ở đây là : Ai là đã "rước" một công ty Trung Quốc trá hình
và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng ? [i] Quan trọng hơn, hiểm họa mang tên "Silver Shores" kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào ?
Lê Anh Hùng (VOA, 14/09/2015)
Ghi chú :
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày
14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Thành phố Đà
Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét
để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver
Shores.
Tháng
9/2012, trong một buổi làm việc với công ty Silver Shores, ông Nguyễn
Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã "đề nghị UBND Thành phố Đà Nẵng tổ
chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm
ra hướng giải quyết tốt nhất" cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ Việt NamĐ
của Silver Shores. Người đứng đầu Thành phố Đà Nẵng thậm chí còn phát
biểu : "Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển
khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết
hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi,
nghỉ dưỡng… thì sợ gì thiếu tiền để trả".
Khách
sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh
doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong
các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm
lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt.
Xem
ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa
từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện
tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, "vũ
khí cạnh tranh" quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính
là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment